Người tiểu đường có ăn được bánh cuốn không? Những lưu ý khi bổ sung

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh.

Người bệnh tiểu đường cần kiêng khem khá nhiều món ăn. Điều này khiến bạn băn khoăn, không biết tiểu đường có ăn được bánh cuốn không? Món ăn này thành phần chủ là tinh bột, do đó điều bạn thắc mắc cũng khá dễ hiểu. Bài viết hôm nay Nutricare Pharma đã tổng hợp thông tin chi tiết để bạn tham khảo được cụ thể. Từ đó bản thân sẽ có được đáp án chính xác cho vấn đề mà mình quan tâm.

>> Xem thêm: Sữa dành cho bệnh tiểu đường

Bệnh nhân tiểu đường có ăn được bánh cuốn?

Bánh cuốn là thực phẩm dân dã, quen thuộc với đại đa số người dân Việt. Nhiều người ăn bánh cuốn tại các bữa trong ngày bởi hương vị thơm ngon, tầm giá phải chăng và giàu dinh dưỡng. Tuy nhiên món ăn này không phải người nào cũng nên bổ sung vào cơ thể bởi thành phần chính làm từ bột gạo. Đặc biệt là bệnh nhân mắc bệnh lý đái tháo đường.

Bệnh nhân tiểu đường có thể ăn bánh cuốn dù bị bệnh

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, người tiểu đường vẫn ăn được bánh cuốn tuy nhiên nên ăn đúng cách. Bệnh nhân nên ăn với tần suất và liều lượng vừa phải. Bệnh nhân cần ăn bánh cuốn với chế độ dinh dưỡng của người tiểu đường để hạn chế chỉ số đường huyết tăng quá cao.

Người tiểu đường không được ăn bánh cuốn thường xuyên, không ăn quá nhiều ở cùng một thời điểm. Thành phần chính của bánh làm từ bột gạo, do đó thành phần dưỡng chất chứa rất nhiều:

  • Tinh bột.
  • Chất đạm.
  • Vitamin.
  • Đường.
  • Khoáng chất.
  • Cholesterol.

Trong bảng dinh dưỡng chỉ số đường huyết, bánh cuốn là thực phẩm xếp vào nhóm cao bởi chỉ số GI lên đến 85. Bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân đái tháo đường không được ăn quá nhiều bánh cuốn trong một lần. Điều này sẽ khiến lượng đường huyết vượt ngưỡng an toàn.

Thực tế ăn kèm với bánh cuốn còn có một số loại thực phẩm khác. Ví dụ hành khô, chả giò, dầu mỡ, nước chấm, thịt xay và mộc nhĩ. Nhìn chung người bệnh chỉ nên thi thoảng ăn bánh cuốn, ăn với số lượng ít. Cách ăn này sẽ hạn chế ảnh hưởng bệnh lý, hỗ trợ bệnh nhân làm mới chế độ dinh dưỡng.

Bệnh nhân tiểu đường cần ăn bánh cuốn đúng cách để tránh biến chứng

Ai không nên ăn bánh cuốn?

Đây là câu hỏi phổ biến không kém vấn đề bệnh nhân tiểu đường có ăn được bánh cuốn không. Để bạn hiểu rõ món ăn này hơn, dưới đây chúng tôi đã tổng hợp lại một số đối tượng không nên ăn bánh cuốn như sau:

Người tiểu đường giai đoạn nặng

Bệnh nhân đái tháo đường ở giai đoạn nặng sẽ có chỉ số đường huyết ở ngưỡng báo động, vượt quá mức an toàn. Lúc này cơ thể người bệnh thường xuất hiện một số biến chứng.

Việc ăn bánh cuốn (thực phẩm chứa nhiều chất béo, đường, tinh bột) sẽ khiến bệnh diễn biến phức tạp hơn, khó kiểm soát. Chính vì thế, các chuyên gia dinh dưỡng nhắn nhủ người tiểu đường giai đoạn nặng nên hạn chế ăn món này.

Người tiểu đường giai đoạn nặng không nên ăn bánh cuốn

Người tiểu đường bị loét dạ dày tá tràng

Đây là đối tượng tiếp theo nên hạn chế ăn bánh cuốn. Người bị tiểu đường cùng với loét dạ dày tá tràng sẽ gặp phải một số tình trạng khó chịu như khó tiêu, đầy hơi, ợ hơi,… Nếu ăn thường xuyên, người bệnh còn đối mặt với các diễn biến như xuất huyết dạ dày, gây áp lực lớn với dạ dày và ruột.

Tham khảo thêm:

Một số lưu ý người tiểu đường cần nhớ khi ăn bánh cuốn

Nếu bệnh nhân tiểu đường không thuộc 2 nhóm đối tượng trên thì bản thân vẫn có thể ăn bánh cuốn, tuy nhiên người bệnh nên ăn đúng cách, hợp lý. Vậy ăn như thế nào mới đúng? Dưới đây chúng tôi đã bật mí một số lưu ý cụ thể để bệnh nhân dễ tham khảo, thực hiện theo:

Ăn với tần suất hợp lý

Người bệnh nên ăn bánh cuốn với tần suất ít, 1 tuần chỉ ăn tối đa 1 lần. Khi ăn bữa sáng, người bệnh nên ăn 1 ngày là bánh cuốn. Những ngày còn lại nên ăn cân bằng bằng các món như:

  • Khoai lang.
  • Bún.
  • Phở.
  • Yến mạch.
  • Sữa chua và hoa quả.

Cách ăn như này sẽ giúp bệnh nhân tiểu đường kiểm soát được lượng đường huyết trong máu. Hơn nữa bản thân cũng không thấy ngán khi kiêng khem quá mức, hỗ trợ khẩu vị cảm thấy ngon miệng hơn.

Bổ sung thực phẩm lành mạnh khác

Người bệnh nên ăn bánh cuốn cùng với thực phẩm lành mạnh như rau xanh, nước ép hoa quả. Nên bổ sung sữa dinh dưỡng dành riêng cho bệnh nhân tiểu đường Nutricare Cerna vào các bữa phụ. Các bữa còn lại trong ngày nên hạn chế các thực phẩm chứa nhiều tinh bột như mỳ, cơm, bún, phở… để ức chế chỉ số đường huyết.

Người tiểu đường có ăn được bánh cuốn không?

Người bệnh nên bổ sung thêm sữa Nutricare Cerna vào các bữa phụ. MUA NGAY

Nếu bản thân vẫn ăn thêm thực phẩm chứa tinh bột sau khi bổ sung bánh cuốn, cơ thể có khả năng gặp phải một số biến chứng nguy hiểm. Ví dụ như đột quỵ, tai biến mạch máu não,… Chính vì thế bệnh nhân đái tháo đường đừng chủ quan nhé.

Hạn chế ăn các thực phẩm đi kèm

Bệnh nhân tiểu đường nên hạn chế ăn kèm bánh cuốn cùng chả giò, thịt xay, hành phi, nước chấm… Những thực phẩm này đều chứa khá nhiều chất béo có hại, muối và đường.

Khi ăn kèm với các thực phẩm vừa được nêu, nếu ăn với số lượng nhiều thì chỉ số đường huyết sẽ tăng cao. Cụ thể các cơ quan khác trong cơ thể cũng ít nhiều bị ảnh hưởng. Đó là tim mạch, huyết áp và gan thận.

Đo chỉ số đường huyết

Trước và sau khi ăn, người bệnh đều nên kiểm tra kỹ chỉ số đường huyết của mình để quyết định đúng đắn có nên ăn hay không ăn bánh cuốn. Hành động này giúp bệnh nhân nắm rõ bệnh tình, thể trạng của mình và xác định được khẩu phần nên ăn.

Đo chỉ số đường huyết trước và sau khi ăn bánh là thao tác cần thiết của người bệnh

Rèn luyện thể dục thể thao

Bệnh nhân tiểu đường sau khi ăn bánh cuốn có thể cải thiện chỉ số đường huyết bằng cách tập luyện thể thao. Có một số hình thức vận động thường được bác sĩ chỉ định bệnh nhân nên tích cực ứng dụng trong thời gian điều trị đó là:

  • Bơi lội.
  • Đạp xe.
  • Chạy bộ.
  • Tập yoga.

Người bệnh cũng nên thăm khám định kỳ tại cơ sở y tế chuyên nghiệp để kiểm tra chính xác tình trạng bệnh lý của bản thân. Bác sĩ sẽ có hướng điều trị thích hợp, can thiệp kịp thời để cơ thể không gặp phải các biến chứng nguy hiểm.

FAQS về việc người tiểu đường ăn bánh cuốn

Thực phẩm nào người tiểu đường không nên ăn cùng bánh cuốn?

Để tránh chỉ số đường huyết tăng cao, người bệnh nên hạn chế ăn bánh cuốn cùng với một số thực phẩm như:

  • Hành khô.
  • Thịt băm.
  • Chả quế và giò lụa.
  • Nước mắm quá mặn.

Đây đều là những thực phẩm chứa lượng lớn đường, muối, chất béo có hại với cơ thể. Chính vì thế người bệnh nên hạn chế ăn các thực phẩm này cùng bánh cuốn. Nếu có ăn thì ăn số lượng ít thì cơ thể sẽ kiểm soát được lượng đường huyết trong máu.

Tại sao bệnh nhân tiểu đường chỉ nên ăn ít bánh cuốn?

Thành phần chính của bánh là gạo, chứa lượng lớn tinh bột (thành phần cấm kỵ với người tiểu đường). Theo công bố từ các chuyên gia dinh dưỡng từ món bánh này thuộc nhóm chỉ số đường huyết cao, GI = 85. Chính vì thế bệnh nhân đái tháo đường nên hạn chế ăn càng ít càng tốt để tránh đường huyết sau ăn.

Bánh cuốn là món ăn có chỉ số đường huyết cao, người bệnh nên ăn với số lượng ít

Cách ăn bánh cuốn đúng mà bệnh nhân nên lưu ý là gì?

Tốt nhất người bệnh nếu yêu thích món bánh này thì hãy bổ sung dựa theo các tiêu chí dưới đây:

  • Ăn tầm 100-150g bánh/lần, chia thành nhiều bữa nhỏ trong 1 ngày.
  • Ăn kèm bánh với các loại rau xanh.
  • Bữa nào ăn bánh cuốn cần hạn chế ăn cơm, bún, phở,…
  • Chú ý đo chỉ số đường huyết trước và sau khi ăn.

Lời kết

Mong rằng bài viết của Nutricare Pharma đã giúp bạn tìm ra đáp án cho vấn đề người tiểu đường có ăn được bánh cuốn không. Bạn hãy ăn món bánh này đúng như hướng dẫn của chúng tôi và bổ sung thêm sản phẩm dinh dưỡng y học Nutricare Cerna giúp hỗ trợ ổn định tốt đường huyết nhé.

Người tiểu đường có ăn được bánh cuốn không?

Nutricare Cerna: Giải pháp dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường, đã được chứng minh lâm sàng với chỉ số đường huyết thấp GI=32.5. MUA NGAY

Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh tiểu đường vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

BS BÙI HỒNG THANH 

Bác sĩ Chuyên khoa Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái