Người mắc bệnh bướu cổ có ăn được rau muống không?
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh.
Với những bệnh nhân bị bướu cổ nên áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp theo chỉ định của bác sĩ. Ăn uống khoa học sẽ giúp bệnh nhân bướu cổ nhanh phục hồi sức khoẻ. Nhiều bệnh nhân thắc mắc liệu bệnh bướu cổ có ăn được rau muống không? Trong chuyên mục sau đây chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp nghi vấn trên.
Người bệnh bướu cổ cần xây dựng chế độ ăn phù hợp để cải thiện tình trạng bệnh
>> Xem thêm: Sữa dành cho bệnh tuyến giáp
Giá trị dinh dưỡng có trong rau muống
Rau muống là thực phẩm dân dã được bày bán phổ biến tại Việt Nam. Chúng là giống cây thân thảo dài và rỗng mọc nhiều trên mặt nước hoặc nơi có nhiều bùn đất. Loại rau này mang đến giá trị dinh dưỡng cao cho cơ thể con người với nguồn vitamin A, B, C, canxi, phospho dồi dào. Ngoài ra, hàm lượng lớn chất sắt có trong rau muống phù hợp với những người thiếu sắt.
Bên cạnh đó, chất xơ trong rau muống còn giúp hỗ trợ chứng khó tiêu và táo bón hiệu quả. Các triệu chứng về rối loạn tiêu hoá sẽ được cải thiện nhanh chóng khi bạn thêm chúng vào thực đơn của mình. Rau muống còn giàu chất chống oxy hóa có tác dụng ngăn chặn tổn thương tế bào do các gốc tự do gây ra. Từ đó, ngăn ngừa và đẩy lùi dấu hiệu lão hoá cho da khoẻ mạnh.
Rau muống là giống cây thân thảo dài và rỗng
>> Xem thêm:
- Các giai đoạn ung thư tuyến giáp và phương pháp điều trị
- Cách phòng tránh ung thư tuyến giáp mang lại hiệu quả nhất
Người bệnh bướu cổ có ăn được rau muống không?
Vậy, những người mắc bệnh bướu cổ có ăn được rau muống không? Câu trả lời là Có. Đối với những bệnh nhân mắc bướu cổ cần đặc biệt bổ sung các loại rau xanh trong thực đơn hàng ngày. Được biết, rau xanh là thực phẩm tốt cho cơ thể con người chúng giúp cung cấp các loại vitamin A, vitamin K, tăng cường các chức năng của tuyến giáp. Trong đó, rau muống là một trong các loại rau xanh rất tốt cho bệnh bướu cổ.
Hầu hết ai cũng biết đến loại rau quen thuộc này. Đối với những bệnh nhân mắc bướu cổ thì không nên bỏ qua chúng trong thực đơn của mình. Bởi hai loại vitamin A, vitamin K có trong rau muống rất cần thiết cho quá trình điều trị bệnh bướu cổ.
Bên cạnh đó, người bệnh có thể thay đổi đa dạng các loại rau có màu đậm khác trong bữa ăn của mình như cải xoong, rau chân vịt, rau ngót… Lưu ý đối với bệnh nhân vừa phẫu thuật bướu cổ cần tránh ăn rau muống. Bởi đây là ca phẫu thuật lớn ở vùng cổ có thể để lại di chứng nên cần tránh những thực phẩm dễ để lại sẹo như rau muống.
Người bệnh bướu cổ có ăn được rau muống không?
Các món ăn ngon chế biến từ rau muống cho người bướu cổ
Bên cạnh nội dung trả lời cho câu hỏi: Người bệnh bướu cổ có ăn được rau muống không? thì nội dung sau chúng tôi gửi tới bạn đọc gợi ý những món ngon chế biến từ rau muống cho người bướu cổ. Với nguyên liệu phổ biến này các bạn có thể chế biến được rất nhiều món ăn đơn giản nhưng rất ngon miệng. Cùng tham khảo các món ngon từ rau muống sau đây:
Rau muống xào tỏi
Với món ăn này các bạn chỉ cần chuẩn bị các nguyên liệu đơn giản như rau muống và tỏi bóc sẵn. Có nhiều cách để xào rau muống giòn ngon. Ở đa số các nhà hàng lớn họ thường luộc rau chín tới rồi đem ngâm với nước đá lạnh giữ cho rau xanh giòn cho ½ lượng tỏi vào phì vàng sau đó cho rau vào xào. Khi xào chín rau mới cho hết số tỏi còn lại vào để dậy mùi thơm.
Canh cua khoai sọ rau muống
Món ăn này rất được người Hà Nội yêu thích. Một bát canh thơm lừng với miếng thịt cua đóng tảng, khoai sọ bùi dẻo và rau muống xanh mềm. Các bạn có thể ăn kèm món này với cà pháo hay thịt rang cháy cạnh để món ăn thêm đặc sắc hơn.
Canh cua khoai sọ rau muống món ăn đặc trưng của người dân Hà Nội
Nộm rau muống
Để làm món này ngon nhất các bạn nên chọn loại rau muống nước, nhặt bớt lá và luộc chín tới. Sau khi vớt ra thì nhanh chóng hãm nhiệt lại bằng nước đá để rau xanh và giòn hơn. Cuối cùng là vớt ra rổ, ép ráo nước rồi trộn cùng nước mắm, tỏi ớt, bột ngon, nước cốt canh. Khi ăn các bạn có thể rắc thêm lạc rang giã dập kèm rau kinh giới.
Rau muống luộc
Đây là một trong những món ăn đặc trưng trong bữa cơm của người Việt Nam. Rau muống luộc chấm với nước mắm tỏi ớt tuy dân giả nhưng ăn rất ngon. Khi luộc rau muống các bạn đừng nên luộc quá nhừ ăn sẽ mất ngon.
Canh rau muống
Nước canh rau muống thanh mát là món ăn lý tưởng trong những ngày hè nắng nóng của người dân Việt Nam. Bạn chỉ cần cho thêm chút muối lạc vào canh ăn cùng cơm trắng thôi cũng đã rất vào cơm rồi đấy. Lưu ý khi canh còn nóng đừng nên vắt chanh vội nếu không nước canh sẽ bị đắng.
Nước canh rau muống thanh mát cho ngày hè oi bức
Cháo rau muống
Nếu bạn muốn làm mới thực đơn của mình thì có thể thử qua món cháo rau muống. Bạn có thể cho thêm chút thịt bằm để món cháo ngon và đầy đủ dinh dưỡng hơn. Thịt dồi dào protein còn rau muống thì giàu sắt nên không chỉ tốt cho người bệnh bướu cổ mà còn tốt cho trẻ nhỏ trong giai đoạn ăn dặm.
Rau muống nhúng lẩu
Loại rau được bán phổ biến tại Việt Nam này thường là lựa chọn hàng đầu trong các bữa ăn lẩu. Bởi chúng không chỉ có giá thành rẻ mà còn có thể ăn cùng với nhiều loại lẩu khác nhau. Rau muống sẽ làm món ăn này hấp dẫn, trọn vị hơn bao giờ hết.
Rau muống nhúng cùng các loại lẩu
Lưu ý khi ăn rau muống cho người bệnh bướu cổ
Bệnh bướu cổ có ăn được rau muống không? Câu trả lời tất nhiên là có tuy nhiên, ăn không đúng cách cũng sẽ mang đến những tác dụng phụ không tốt. Vậy nên các bạn cần lưu ý một số điều sau đây:
Không ăn rau muống cùng sữa
Được biết, trong sữa bò sẽ chứa hàm lượng lớn canxi, mà rau muống lại có một số thành phần hoá học có thể làm ảnh hưởng đến quá trình hấp thụ canxi. Vậy nên các bạn không nên ăn chúng cùng lúc nhé.
Không nên ăn rau muống khi dùng thuốc và có vết thương hở
Nếu bạn đang trong quá trình điều trị bệnh bằng thuốc đông ý thì không nên ăn rau muống. Bởi những dưỡng chất có trong loại thực phẩm này có thể làm giảm hiệu quả của thuốc khiến bệnh lâu khỏi hơn. Đổi với những người có vết thương hở trên da cũng vậy, nên tránh ăn rau muống bởi chúng có thể kích thích tăng trưởng tế bào gây nên sẹo lồi trên da.
Người mắc bệnh sỏi thận không nên ăn rau muống
Những người mắc các bệnh như viêm nhiễm đường tiết niệu, chứng gút, sỏi thận... nên hạn chế ăn rau muống. Nếu có những biểu hiện khác thường sau khi ăn rau muống bạn cần ngừng lại ngay.
Không được ăn rau muống chưa nấu chín
Trong rau muống hoặc rau ăn chưa chín kỹ có thể chứa các loại ký sinh trùng sán lá ruột lớn. Chúng gây ra tình trạng đầy bụng, dị ứng hoặc đau bụng. Khi trứng sán vào cơ thể sẽ nở và phát triển mang đến các bệnh nguy hiểm như vỡ gan, suy gan, xơ gan, vỡ túi mật…
Không ăn rau muống chưa chín kỹ
Không ăn rau muống khi có hệ tiêu hoá yếu
Loại sán lá có tên khoa học là Fasciolopsis buski có trong rau muống có thể xâm nhập vào cơ thể nếu bạn chưa nấu chín rau. Đối với những người có hệ tiêu hoá yếu cơ thể có thể gặp nguy hiểm khi bị loại sán này ký sinh.
Người bệnh bướu cổ ngoài rau muống cần bổ sung thêm thực phẩm gì khác?
Bướu cổ là loại u lành tính, không nguy hiểm đến tính mạng người bệnh. Chế độ ăn uống không đúng cách cơ thể khiến bệnh nhân kém hấp thụ thuốc, khiến bệnh tiến triển xấu đi. Do vậy bệnh nhân bướu cổ nên bổ sung vào thực đơn các loại thực phẩm dưới đây để giúp quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt nhất:
Các thực phẩm giàu i ốt, vì chúng tốt cho tuyến giáp để cân bằng hormone tuyến giáp, cải thiện triệu chứng bệnh bướu cổ hiệu quả. Các thực phẩm giàu i ốt như: Muối biển, tảo biển, rong biển, hải sản,... Các bệnh nhân đang điều trị với i ốt phóng xạ cần bổ sung i ốt theo chỉ định bác sĩ điều trị.
Các loại rau xanh đậm để tăng cường magie, khoáng chất, vitamin,... giúp hoạt động tuyến giáp và sự trao đổi chất của cơ thể diễn ra tích cực. Các loại rau bệnh nhân bướu cổ nên ăn như: Rau muống, rau ngót, mồng tơi, súp lơ,...
Các loại quả mọng chứa nhiều chất chống oxy hóa và ít đường để nâng cao chức năng tuyến giáp. Những loại quả bệnh nhân nên ăn như: Dâu tây, cà chua, nho, chuối, mâm xôi,...
Thịt hữu cơ để bổ sung protein tăng cường sức khỏe, xây dựng hệ cơ. Bệnh nhân có thể ăn thịt heo, thịt bò, thịt vịt gà,... nhưng nên hạn chế ăn nội tạng động vật.
Bệnh nhân bướu cổ nên ăn nhiều rau xanh lá đậm và thịt hữu cơ
>> Xem thêm:
- Tư vấn: Bệnh bướu cổ có ăn được rong biển không?
- Bệnh bướu cổ có ăn được trứng không? Và một số lưu ý
Kết luận
Trên đây là những thông tin giúp giải đáp thắc mắc cho câu hỏi bệnh bướu cổ có ăn được rau muống không? Hy vọng những chia sẻ trên sẽ giúp các bạn sử dụng rau muống đúng cách cho những bữa ăn thêm phong phú và tốt cho sức khoẻ nhé.
Ngoài ra, trong quá trình điều trị bệnh tuyến giáp bạn có thể tham khảo sản phẩm y học của Nutricare Pharma: Leanpro Thyro. Đây là dòng sữa dinh dưỡng chuyên biệt giàu I-ốt, Selen giúp cải thiện hormone tuyến giáp, đặc biệt với hệ SLIM CARE độc quyền giúp kiểm soát cân nặng, giảm căng thẳng mệt mỏi, nâng cao thể trạng toàn diện.
Leanpro Thyro – Dinh dưỡng tăng cường sức khoẻ tuyến giáp. Mua ngay
Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh bướu cổ vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Bác sĩ Chuyên khoa Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.
Quá trình đào tạo
- 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
- 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
- Chứng chỉ dược lâm sàng
- Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
- Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản
Quá trình công tác
- 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
- 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
- 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
- 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái