Bệnh bướu cổ có ăn được yến mạch không và cách chế biến

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh.

Yến mạch được xem là một siêu thực phẩm có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Vì vậy, nhiều người vẫn luôn thắc mắc rằng bệnh bướu cổ có ăn được yến mạch không. Để có được câu trả lời chi tiết cho vấn đề này, mời độc giả cùng khám phá nội dung bài viết sau cùng với Nutricare Pharma.

>> Xem thêm: Sữa dành cho bệnh tuyến giáp

Yến mạch có thành phần dinh dưỡng như nào?

Yến mạch là nguồn lương thực đã xuất hiện từ hàng nghìn năm trước. Chúng được trồng chủ yếu ở nước ngoài, sản lượng chỉ đứng sau ngô, lúa gạo, lúa mì và lúa mạch. Dinh dưỡng thuộc dạng nguyên chất, không chứa gluten, bao gồm lượng lớn chất khoáng, vitamin, chất xơ, chất chống oxy hóa. Thành phần cụ thể có trong 100 gam yến mạch ăn được như sau:

  • Nước: 8%
  • Năng lượng: 389 calo
  • Carbohydrate: 66.3 gam
  • Protein: 16.9 gam
  • Chất xơ: 10.6 gam, trong đó có cả chất xơ hòa tan
  • Chất béo bão hòa: 1.217 gam
  • Chất béo không bão hòa đơn: 2.718 gam
  • Chất béo không bão hòa đa: 2.535 gam
  • Kali: 4.29 gam
  • Sắt: 26 %
  • Canxi: 5%
  • Đường: 0 gam
  • Các loại vitamin và khoáng chất khác: Vitamin B1, Selen, Kẽm, Phốt pho, Đồng, Avenanthramides, Acid Ferulic, Acid phytic…

Bệnh bướu cổ có ăn được yến mạch không

Một món ăn đem lại nhiều giá trị dinh dưỡng

>> Xem thêm:

Công dụng của yến mạch đối với cho sức khỏe

Các bộ phận của thực phẩm đều có những công dụng riêng. Trong đó, hạt yến mạch là món ăn mà chúng ta thường sử dụng. Ngoài ra, phần thân (rơm), cám (vỏ ngoài hạt) được tận dụng để làm thuốc. Một số lợi ích chi tiết của yến mạch có thể kể đến là:

Tốt cho tim mạch

Các nghiên cứu lâm sàng đã chứng minh rằng ăn yến mạch mỗi ngày sẽ giúp cải thiện cholesterol trong máu. Cụ thể, lượng cholesterol toàn phần giảm từ 4 – 14mn/dL khi ăn từ 3 – 10 gam chất xơ hòa tan, tương đương 100gr yến mạch.

Ngoài ra, thực phẩm còn chứa beta-glucan - một hoạt chất giúp hạn chế nguy cơ mắc chứng động mạch vành. Như vậy, người bệnh bướu cổ có thể tránh được các bệnh về tim mạch hay đột quỵ.

Hỗ trợ tiêu hóa

Chất xơ trong yến mạch loại bỏ hiệu quả và nhanh chóng chất thải ra khỏi cơ thể. Do đó trong quá trình điều trị bệnh lý tuyến giáp, bệnh nhân gặp các tác dụng phụ như khó tiêu, táo bón có thể sử dụng loại thực phẩm hữu ích này.

Bệnh bướu cổ có ăn được yến mạch không

Bổ sung yến mạch giúp nhuận tràng, tiêu hóa tốt

Ngăn ngừa biến chứng ung thư

Chất chống oxy hóa có nhiều trong yến mạch giúp bảo vệ cơ thể tránh khỏi các gốc tự do và phân tử gây hại cho sức khỏe. Ngoài ra, hàm lượng selen, protein cũng bổ sung nhiều năng lượng, cải thiện hoạt động hormone tuyến giáp và bảo vệ cơ quan khỏi các tế bào ung thư, di căn.

=> Xem thêm:

Phòng bệnh tiểu đường

Trong loại ngũ cốc này không hề có đường. Sử dụng yến mạch trong thời gian dài (ít nhất 6 tuần) làm giảm đi chỉ số đường huyết, duy trì glucose ở mức độ cho phép. Theo nghiên cứu, chất xơ có công dụng ngăn ngừa bệnh đái tháo đường lên đến 30%.

Tăng cường cơ bắp

Đây là lợi ích tuyệt vời mà nhiều người không để ý khi sử dụng yến mạch. Thành phần carbohydrate dồi dào hỗ trợ thúc đẩy quá trình giảm mỡ, tăng cơ. Kết hợp một chế độ ăn uống lành mạnh và thể thao đều đặn, người bị bướu cổ sẽ có một thân hình chắc khỏe.

Bệnh bướu cổ có ăn được yến mạch không

Sản phẩm có thể ăn liền hoặc chế biến theo nhiều món

Bệnh bướu cổ có ăn được yến mạch không?

Với tất cả những lợi ích kể trên, yến mạch được đánh là thực phẩm có nhiều lợi ích cho sức khỏe con người, trong đó có người bị bệnh bướu giáp. Tuy vậy, người mắc bệnh bướu cổ có ăn được yến mạch không? Câu trả lời là tùy vào từng thể trạng mà nó có thể được sử dụng hoặc không, cụ thể:

Bướu cổ bị suy giáp

Bệnh lý xảy ra khi tuyến giáp không có khả năng hoạt động và sản xuất đủ lượng hormone theo nhu cầu. Cơ thể phát sinh các triệu chứng đau cơ, mệt mỏi, khàn giọng, trầm cảm, tăng cân...

Lúc này, yến mạch được khuyến cáo là một trong những thực phẩm cần thiết giúp cải thiện sức khỏe, nâng cao thể trạng người bệnh. Đồng thời các thành phần như vitamin B1, sắt, axit folic... có ở loại ngũ cốc này còn giúp xoa dịu hệ thần kinh, giảm lo lắng, stress khá hiệu quả.

3 món ăn từ yến mạch cho người giảm cân - VnExpress Sức khỏe

Bệnh bướu cổ ăn yến mạch đem lại nhiều lợi ích với sức khỏe

Bướu cổ bị cường giáp

Hội chứng gặp phải khi tuyến giáp hoạt động quá mức, tăng tiết hormon thyroxin và triiodothyronin. Lúc này, người bệnh được khuyến nghị hạn chế ăn các thực phẩm có nguồn gốc từ sữa, hạt thông, lúa mì bao gồm cả yến mạch. Thay vào đó nên bổ sung các món ăn giàu Omega 3, vitamin D và kẽm như; Cá biển, hàu, trứng gà, thịt bò, hạt lanh hạt chia...

Ngoài ra, để đảm bảo cung cấp một chế độ dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý, bạn có thể tham khảo sử dụng những loại sữa chuyên biệt cho bệnh lý tuyến giáp. Điều này sẽ hạn chế những rủi ro khi ăn phải thực phẩm không phù hợp, gián tiếp ảnh hưởng tới quá trình điều trị, hồi phục sức khỏe.

Bệnh bướu cổ có ăn được yến mạch không

Chỉ nên bổ sung thực phẩm cho người bị suy giáp

Bị bướu cổ không nên ăn yến mạch trong trường hợp nào?

Yến mạch là một loại ngũ cốc nguyên hạt cung cấp dưỡng chất dồi dào cùng lượng chất xơ lớn. Thực phẩm này sẽ giúp cải thiện tình trạng táo bón nhiều bệnh nhân bướu cổ do suy giáp, các bệnh lý tuyến giáp thường gặp. Tuy nhiên không phải bệnh nhân bị bướu cổ nào cũng có thể hấp thụ nhiều thực phẩm này. 

Dưới đây là các trường hợp bệnh nhân bướu cổ không nên ăn nhiều yến mạch:

Người bệnh bướu cổ mắc thêm bệnh Celiac

Bệnh Celiac là một bệnh thuộc nhóm dị ứng, căn nguyên là dị ứng các thực phẩm gluten, khiến cơ thể khó hấp thu gluten. Người bệnh này nếu ăn thực phẩm gluten sẽ gặp các vấn đề như: tiêu chảy, đau bụng, phát ban cơ thể, mệt mỏi,... Bệnh nhân bướu cổ nếu có thêm bệnh lý này thì không nên ăn yến mạch, vì thực phẩm này có hàm lượng nhỏ gluten. 

Người bệnh bướu cổ bị rối loạn tiêu hóa

Người bệnh bướu cổ cần điều trị và sử dụng nhiều loại thuốc, dễ bị táo bón hoặc rối loạn tiêu hóa. Trường hợp bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa thì không nên ăn yến mạch. Thực phẩm này sẽ khiến vấn đề tiêu hóa của người bệnh thêm xấu đi, gia tăng sự khó chịu cho bệnh nhân.

Người bệnh bướu cổ có trở ngại khi nuốt đồ ăn

Người bệnh bướu cổ nếu có khối u tại cổ lớn, vì nhiều nguyên nhân khác mà gặp khó khăn khi nhai và nuốt thức ăn thì cũng nên tránh ăn yến mạch. Yến mạch có đặc điểm là khô, dễ gây tắc nghẽn tại cổ và trong quá trình ăn nếu nhai không kỹ tăng nguy cơ tắc ruột cho người bệnh.

Chi tiết nhiều hơn 32 cách làm cháo yến mạch mới nhất - POPPY

Bệnh bướu cổ không nên ăn yến mạch nếu bị rối loạn tiêu hóa

>> Xem thêm:

Gợi ý một số món từ yến mạch cho bệnh nhân bướu cổ

Tuy có nhiều lợi ích nhưng loại ngũ cốc này lại có mùi vị ít hấp dẫn, khó ăn. Để món ăn thêm phần ngon miệng, độc giả có thể tham khảo 3 cách chế biến đơn giản do Nutricare Pharma tổng hợp sau đây:

Cháo yến mạch nấu tôm

Thực đơn giúp bổ sung lượng lớn i-ốt, canxi và selen, cho bệnh nhân bướu cổ nhanh chóng hồi phục và khỏe mạnh.

  • Nguyên liệu chuẩn bị: Yến mạch cán vỡ, sữa tươi không đường, tôm bóc vỏ, bơ, dầu ô liu, gia vị vừa ăn
  • Cách nấu: Nấu sôi sữa rồi cho yến mạch vào đun với lửa nhỏ khoảng 10 phút. Sau đó, cho hỗn hợp tôm, bơ, dầu ô liu đã xào thơm vào nấu cùng, đảo đều cùng chiều cho bột tan mịn. Nêm nếm gia vị vừa miệng và nấu thêm khoảng 10 – 15 phút là hoàn thành.
  • Lưu ý: Có thể thay sữa bằng nước hoặc kết hợp thêm các nguyên liệu khác như trứng, rau, cà rốt, hạt sen.. cho món ăn hấp dẫn hơn.

Bệnh bướu cổ có ăn được yến mạch không

Các bước để nấu món cháo yến mạch tôm ngon miệng

Ăn cùng sữa chua

Chế phẩm có hàm lượng canxi, i-ốt, protein, vitamin cao, lại tốt cho hệ tiêu hóa nên thực sự phù hợp cho bệnh nhân bướu cổ.

  • Nguyên liệu chuẩn bị: Yến mạch, sữa chua không đường, hoa quả tươi theo mùa.
  • Chế biến: Nấu chín yến mạch thành hỗn hợp mịn rồi làm lạnh. Lần lượt cho sữa chua vào phần đáy, đổ bột ở giữa và trang trí bằng trái cây cắt miếng vừa ăn trên cùng cho đẹp mắt.

Đậu hũ non yến mạch

Người bị bướu cổ không ăn được đậu nành, nếu lỡ thèm món tào phớ bạn có thể tham khảo cách làm này nhé:

  • Nguyên liệu chuẩn bị: Yến mạch loại cán dẹt, đường thốt nốt, lá dứa, 1 củ gừng
  • Cách nấu: Ngâm yến mạch trong nước 20 phút để bớt nhớt. Sau đó, cho hỗn hợp gồm nước vào máy sinh tố xay nhuyễn. Bắc bếp, sên đến khi sánh lại là được. Bạn để nguội và cho vào ngăn mát khoảng 1 tiếng để làm lạnh. Nấu nước đường bằng 150ml nước lọc, 4 viên đường thốt nốt, gừng thái lát và lá dứa nào đun trong 5 - 10 phút.
  • Hướng dẫn: Khi ăn, dùng thìa lấy từng lớp yến mạch cho vào bát, thêm nước đường ngọt thanh, béo ngậy.

Bệnh bướu cổ có ăn được yến mạch không

Nguyên liệu đơn giản cho món tào phớ yến mạch

Kết luận

Hy vọng nội dung bài viết trên đây của Nutricare Pharma đã giúp độc giả có được câu trả lời chi tiết cho thắc mắc bệnh bướu cổ có ăn được yến mạch không. Hãy nắm rõ thể trạng để biết khi nào nên sử dụng loại ngũ cốc này nhé.

Đối với bệnh bướu cổ, để thay thế yến mạch, bạn nên nghiên cứu dòng sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh lý tuyến giáp như Leanpro Thyro. Loại sữa cung cấp đầy đủ I-ốt, Selen giúp điều hòa hormone, bổ sung canxi, omega-3, các chất xơ để cơ thể mau chóng hồi phục sau điều trị và phẫu thuật.

Bệnh bướu cổ có ăn được yến mạch không và cách chế biến

Leanpro Thyro – Dinh dưỡng tăng cường sức khoẻ tuyến giáp. Mua ngay

Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh bướu cổ vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

BS BÙI HỒNG THANH 

Bác sĩ Chuyên khoa Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái