Xạ hình tuyến giáp có cần cách ly không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh.

Xạ hình tuyến giáp là phương pháp tiêm một lượng nhỏ iod phóng xạ vào cơ thể để giúp cho việc ghi hình tuyến giáp rõ ràng nhất để phát hiện bệnh lý. Vậy xạ hình tuyến giáp có cần cách ly không? Để có câu trả lời chi tiết cho câu hỏi này và có những biện pháp phòng lây nhiễm phóng xạ hữu hiệu nhất, bạn đọc hãy tìm hiểu xem ngay bài viết tổng hợp bên dưới từ Nutricare Pharma nhé.

>> Xem thêm: Sữa dành cho bệnh tuyến giáp

Xạ hình tuyến giáp là gì?

Xạ hình tuyến giáp là một kỹ thuật đặc biệt sử dụng thiết bị SPECT/CT để cung cấp những thông tin về tình trạng tuyến giáp đang gặp phải. Các vấn đề kỹ thuật cung cấp cho biết gồm: hình dạng tuyến giáp, kích thước, vị trí và chức năng hoạt động của tuyến giáp.

Xạ hình tuyến giáp là kỹ thuật sử dụng chất phóng xạ và thiết bị SPECT/CT để cung cấp những thông tin về tình trạng tuyến giáp

Những thông tin cung cấp từ xạ hình tuyến giáp rất hữu ích và được dùng để đánh giá chức năng của tuyến giáp mà những kỹ thuật chẩn đoán khác không thực hiện được. Trước khi thực hiện kỹ thuật này, bác sĩ sẽ đưa một lượng nhỏ iod phóng xạ vào cơ thể. Chất này sẽ giúp cho hình ảnh máy quét rõ ràng hơn.

Tham khảo thêm:

Xạ hình tuyến giáp cần thực hiện khi nào?

Cũng trong thông tin xạ hình tuyến giáp có cần cách ly không thì bạn cũng cần phải tìm hiểu rõ về khi nào cần tiến hành xạ hình tuyến giáp. Kỹ thuật này thường được bác sĩ chỉ định thực hiện đối với những trường hợp như sau:

  • Tuyến giáp phát triển nhân kích thước lớn hoặc bệnh nhân gặp bệnh lý bướu cổ.
  • Tuyến giáp có một nhân hoặc đa nhân và cần tiến hành xạ hình để đánh giá tình trạng chức năng của các nhân tuyến giáp.
  • Có nghi ngờ về tình trạng viêm tuyến giáp cấp hoặc mạn tính.
  • Có nghi ngờ về hội chứng cường giáp.
  • Đánh giá tình trạng nhược giáp hoặc có nghi ngờ có tuyến giáp lạc chỗ.
  • Thực hiện khi muốn đánh giá tình trạng sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp.
  • Khi phát hiện những bất thường về hormone tuyến giáp.

Xạ hình tuyến giáp chỉ định dùng cho những bệnh nhân gặp các vấn đề về tuyến giáp

Thực hiện kỹ thuật xạ hình tuyến giáp cần chuẩn bị những gì?

Trước khi thực hiện kỹ thuật xạ hình tuyến giáp, bệnh nhân cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ khám bệnh cũ. Hồ sơ bao gồm các kết quả khám bệnh, xét nghiệm máu, siêu âm, thuốc đang sử dụng,... Ngoài ra cần thông báo với bác sĩ về tình trạng mang thai, cho con bú (nếu có) trước khi thực hiện kỹ thuật này.

Chất phóng xạ sử dụng trong kỹ thuật xạ hình tuyến giáp có tác dụng gì?

Trước khi thực hiện kỹ thuật xạ hình tuyến giáp, bác sĩ sẽ sử dụng một dược chất phóng xạ là l-131 hoặc Technetium - 99m (Tc99m) đưa vào trong cơ thể người bệnh. Chất này dùng để:

  • Ghi hình xác định hình dạng, kích thước, vị trí tuyến giáp của bệnh nhân.
  • Chất phóng xạ giúp đánh giá chức năng, hình ảnh của tuyến giáp của bệnh nhân đang gặp vấn đề về bướu cổ đơn thuần, suy giáp, Basedow hoặc cường giáp trạng,...
  • Giúp xác định nhân tuyến giáp, đánh giá tình trạng chức năng của các nhân tuyến giáp.
  • Giúp theo dõi, đánh giá tình trạng bệnh nhân trước hoặc sau phẫu thuật.
  • Giúp chẩn đoán viêm tuyến giáp cấp hoặc mãn tính, chẩn đoán các u tuyến giáp với các u ở vùng cổ và trung thất.
  • Giúp xác định được vị trí của tuyến giáp lạc chỗ.

Xạ hình tuyến giáp chỉ được thực hiện khi có sự chỉ định của bác sĩ

Kết quả của hình ảnh chụp xạ hình tuyến giáp như thế nào?

Sau khi chụp xạ hình tuyến giáp xong sẽ có hai trường hợp xảy ra, bạn có thể theo dõi để nhìn cơ bản kết quả:

Kết quả bình thường

Nếu hình ảnh kết quả trả về cho thấy tuyến giáp có kích thước nhỏ, dài 5cm, rộng 5cm và tuyến giáp có hình dạng giống cánh bướm. Ngoài ra thấy được chất phóng xạ lan đều trong tuyến giáp thì đây là kết quả bình thường.

Hình ảnh kết quả chụp xạ hình tuyến giáp

Kết quả bất thường

Tuyến giáp được cho là bất thường, đang gặp một vấn đề bệnh lý nào đó khi kết quả hình ảnh trả về tuyến giáp có kích thước lớn hoặc nhỏ. Tình trạng xuất hiện những vùng tăng hoặc giảm tập trung chất phóng xạ hơn so với bình thường. Đây đều là những biểu hiện bất thường của tuyến giáp đang gặp các vấn đề bệnh lý như: rối loạn tuyến giáp, viêm nhiễm hoặc ung thư tuyến giáp,...

Vậy xạ hình tuyến giáp có cần cách ly không?

Xạ hình tuyến giáp có cần cách ly không thì còn tùy vào liều lượng phóng xạ sử dụng đưa vào cơ thể. Trên thực tế thì chụp xạ hình tuyến giáp thường không để lại biến chứng và không gây ra bất cứ tác dụng phụ nào đối với cơ thể người bệnh. Bởi chất này có tính phân rã tự nhiên và khi tiêm vào cơ thể người bệnh qua thời gian nhất định chúng sẽ tự động đào thải ra ngoài.

Xạ hình tuyến giáp có cần cách ly, thời gian cách ly tuỳ thuộc lượng dung dịch đưa vào người

Đối với phụ nữ mang thai, cho con bú, người dị ứng với chất phóng xạ cần phải tránh kỹ thuật này. Đối với những người bệnh điều trị bằng iod phóng xạ thì cần phải được cách ly ngay sau khi điều trị. Thời gian cách ly tùy thuộc vào liều lượng chất phóng xạ sử dụng khi điều trị tuyến giáp.

Người bệnh chỉ được xuất hiện khi có sự chỉ định của bác sĩ đánh giá toàn bộ đảm bảo an toàn nhất. Sau khi điều trị bằng iod phóng xạ, người bệnh nên thực hiện cách ly, hạn chế xuất hiện nơi công cộng, nên nghỉ làm và duy trì khoảng cách an toàn với người khác hơn 1 mét.

Người bệnh nên uống nhiều nước hơn để giúp đào thải chất phóng xạ ra ngoài nhanh hơn. Khi đi vệ sinh cần xả bồn cầu 2-3 lần để làm sạch chất phóng xạ, nên ngủ cách ly và tránh tiếp xúc với người khác.

Một số lưu ý quan trọng cần biết trước và sau điều trị bằng I-ốt phóng xạ

Để an toàn nhất khi thực hiện xạ hình tuyến giáp, ngoài cách ly bệnh nhân sẽ cần chú ý một vài những điều sau:

  • Bệnh nhân được bác sĩ yêu cầu ngưng sử dụng hormone tuyến giáp ít nhất 1 tháng. Đồng thời hạn chế sử dụng các thực phẩm có hàm lượng i-ốt để không gây ảnh hưởng đến kết quả điều trị bệnh.
  • Trong quá trình điều trị bằng I-ốt phóng xạ, người bệnh có thể gặp một số tác dụng phụ như: đau, sưng vùng cổ, viêm tuyến nước bọt.
  • Nam giới điều trị I-ốt phóng xạ có thể gây ra tình trạng vô sinh tạm thời khoảng 2 năm.
  • Đối với nữ giới thì không thể mang thai được khi điều trị bằng phương pháp này. Nếu muốn có con thì phụ nữ phải đợi ít nhất 6 - 12 tháng sau điều trị thì mới mang thai.

Mách bạn: Để giúp hỗ trợ cho việc điều trị tuyến giáp hiệu quả hơn thì bạn nên bổ sung sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt dành cho người bệnh tuyến giáp Leanpro Thyro - Dùng cho người bệnh sau điều trị. Leanpro Thyro Lid loại bỏ 88% i-ốt dùng cho giai đoạn trong khi điều trị phóng xạ. Sản phẩm giúp hỗ trợ sức khỏe tuyến giáp, tăng cường hệ miễn dịch, bồi bổ cơ thể tốt hơn.

Xạ hình tuyến giáp có cần cách ly không?

Leanpro Thyro sản phẩm hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho người bị tuyến giáp. MUA NGAY

Lời kết

Như vậy xạ hình tuyến giáp có cần cách ly không thì rõ ràng là có và còn tùy thuộc xem dung dịch xạ hình là bao nhiêu để cách ly đủ thời gian. Thông tin trên sẽ rất hữu ích để giúp cho việc chăm sóc sức khỏe được tốt hơn. 

Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh tuyến giáp vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

BS BÙI HỒNG THANH 

Bác sĩ Chuyên khoa Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái