Ung thư tuyến giáp có nên ăn yến không? Tác dụng của yến với bệnh tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp có nên ăn yến không? Câu trả lời là có, bởi yến là thực phẩm giàu dinh dưỡng, bổ sung dưỡng chất cần thiết hỗ trợ sức khỏe, giúp tăng sức đề kháng cho người bệnh ung thư tuyến giáp. Vậy cụ thể công dụng của yến đem lại cho người bệnh ung thư tuyến giáp là gì? Bài viết sau đây sẽ giải đáp chi tiết thắc mắc cho bạn nhé!

Ung thư tuyến giáp có ăn được yến sào không?

Dùng yến sào cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp có nên ăn yến sào?

Bệnh nhân ung thư tuyến giáp được khuyến khích nên ăn yến do thường gặp khó khăn trong vấn đề ăn uống, đặc biệt là những bệnh nhân vừa phẫu thuật, điều trị phóng xạ, cần phải có chế độ ăn được kiểm soát và kiêng khem khắt khe. Vì vậy, dễ khiến cơ thể thiếu hụt các chất dinh dưỡng, sức đề kháng suy giảm, khó hấp thụ dinh dưỡng… gây chán ăn, khó chịu và buồn nôn…

=> Xem thêm: Ung thư tuyến giáp nên ăn gì?

Tổ yến là 1 loại thực phẩm chứa nhiều dinh dưỡng, củng cố chức năng của tuyến giáp, kích thích khả năng tái tạo của các tế bào và tăng sức đề kháng. Tổ yến còn hỗ trợ cho bệnh nhân đang xạ trị, hóa trị thêm khỏe mạnh và tạo cảm cảm giác thèm ăn. Do đó, nên bổ sung tổ yến trong chế độ ăn uống của bệnh nhân ung thư tuyến giáp.

Ung thư tuyến giáp có ăn được yến sào không?

Yến sào bổ sung nhiều dưỡng chất

Tác dụng của yến sào với bệnh ung thư tuyến giáp

Yến sào được biết đến là thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất tốt cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp, bởi trong yến sào có các thành phần dinh dưỡng như:

Protein

Protein là thành phần quan trọng cấu tạo nên cơ và các khối thịt (phần nạc) của cơ thể. Đồng thời cũng góp phần quan trọng trong việc hỗ trợ làm lành vết thương nhanh chóng, chống nhiễm trùng trong và sau phẫu thuật tuyến giáp, hỗ trợ sức khỏe người bệnh khi điều trị bằng hóa chất hay xạ trị.

Do đó, protein rất quan trọng đối với cơ thể, đặc biệt là đối với bệnh nhân ung thư tuyến giáp cơ thể suy yếu, quá trình dị hóa tăng lên khiến khối nạc/cơ bị mất đi.

Trong tổ yến chứa lượng lớn protein, lên đến 55% trọng lượng của yến. Vậy nên, yến là nguồn bổ sung protein tuyệt vời cho bệnh nhân.

Ung thư tuyến giáp có ăn được yến sào không?

Yến là thực phẩm giàu protein

Aspartic Acid

Hàm lượng acid aspartic trong tổ yến khá cao chiếm tới 4,69%. Vậy người bị ung thư tuyến giáp có nên ăn yến không? Aspartic acid là hoạt chất giúp tăng tái tạo các tế bào mô, cơ và da bị tổn thương trong khi điều trị ung thư tuyến giáp. Ngoài ra, nó còn sản sinh ra các globulin miễn dịch và các kháng thể giúp xây dựng hệ thống miễn dịch của cơ thể luôn khỏe mạnh. Từ đó, hạn chế sự phát triển và lây lan của các tế bào ung thư tuyến giáp.

Ung thư tuyến giáp có ăn được yến sào không?

Aspartic acid trong yến giúp tăng sức đề kháng

Cysteine, Phenylalanine

Cysteine và phenylalanine là 2 acid amin thiết yếu, không thể thay thế được đối với sức khỏe con người. Các acid amin này có tác dụng tăng cường trí nhớ hiệu quả, nhờ khả năng tăng dẫn truyền xung động thần kinh. Ngoài ra, chúng cũng giúp tăng hấp thụ vitamin D vào cơ thể thông qua ánh nắng mặt trời. Từ đó, giúp tăng cường gắn canxi vào xương, giúp xương khớp khỏe mạnh hơn và giảm tác dụng phụ trên xương do trị xạ, hóa chất khi điều trị ung thư.

Proline

Yến chứa lượng lớn thành phần hoạt chất proline, chiếm tới 5.27 % khối lượng của yến. Proline có tác dụng tăng cường tái tạo các tế bào da, mô và cơ bị tổn thương trong quá trình điều trị ung thư tuyến giáp.

Glucosamine

Glucosamine rất phù hợp cho người bị bệnh nằm lâu ngày do nằm phẫu thuật. Giúp tăng sức khỏe xương khớp, đặc biệt là các bệnh nhân có dùng phương pháp xạ trị- có ảnh hưởng đến xương khớp. Glucosamine có khả năng tăng cường hồi phục sụn khớp, tăng đàn hồi, dẻo dai và bền chắc cho sụn và bảo vệ các đầu xương, khớp tránh thoái hóa thông qua ức chế men sinh học gây phá hủy sụn khớp như collagenase và stromelysin.

Ung thư tuyến giáp có ăn được yến sào không?

Yến có chứa thành phần glucosamine- tốt cho sụn khớp

Tyrosine và Acid Sialic

Đây là 2 hoạt chất có tác dụng giúp phục hồi cơ thể nhanh trong trường hợp bị nhiễm xạ hay tổn thương tế bào hồng cầu do điều trị ung thư. Tyrosine và acid sialic chiếm tới 8,6% trọng lượng tổ yến. Vậy nên, ung thư tuyến giáp có nên ăn yến không thì câu trả lời là chúng rất thích hợp cho bệnh nhân ung thư điều trị bệnh bằng xạ trị, hóa trị hay bệnh nhân sau khi mổ.

>> Đa nhân tuyến giáp có nguy hiểm không?

Ung thư tuyến giáp nên sử dụng yến sào thế nào cho đúng?

Mặc dù, bệnh nhân ung thư tuyến giáp được khuyến khích ăn yến sào, tuy nhiên, ăn như thế nào là đúng thì không phải ai cũng biết. Sau đây là cụ thể cách sử dụng yến cho người bệnh.

Cần sự tham vấn của bác sĩ

Mặc dù yến là thực phẩm giàu dinh dưỡng cho người bệnh ung thư tuyến giáp, tuy nhiên, vẫn cần hỏi ý kiến của bác sĩ về bất kỳ loại thực phẩm nào sử dụng trong quá trình điều trị. Bên cạnh đó, một số bệnh nhân có thể bị dị ứng với thành phần của yến, cần sự tham vấn của bác sĩ để tránh xảy ra tác dụng phụ không mong muốn.

Đồng thời, cần tham khảo ý kiến của bác sĩ để đảm bảo sử dụng yến phù hợp với chế độ ăn uống của bệnh nhân, phù hợp với thể trạng, giai đoạn bệnh, phương pháp điều trị hay loại thuốc đang sử dụng… nhằm đem lại hiệu quả tốt nhất khi sử dụng yến.

Ung thư tuyến giáp có ăn được yến sào không?

Tham khảo ý kiến bác sĩ khi dùng yến cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp

Cách dùng yến sào cho người ung thư tuyến giáp

Bệnh nhân ung thư tuyến giáp và người nhà cần nhớ cách dùng yến đúng chuẩn, để đạt được hiệu quả của yến và không gây ra các tác dụng không mong muốn.

Cách ăn: 

Bạn nên ăn yến là trước khi ăn sáng khoảng 1 tiếng do lúc này bụng đang đói, rỗng hoàn toàn nên có thể hấp thu dưỡng chất nhanh chóng và nhiều nhất. Hoặc bạn có thể ăn trước khi ngủ 1 tiếng do đây là thời gian nồng độ các hoocmon nội tiết tăng cao, quá trình đào thải đang diễn ra mạnh mẽ. Vậy nên, việc hấp  thu dưỡng chất dễ dàng và nhanh chóng hơn.

Đối với yến, khi chế biến nên nấu ở nhiệt độ vừa phải, không quá 100oC. Bên cạnh đó, không được dùng lò vi sóng do năng lượng sóng từ và nấu ở nhiệt độ cao sẽ làm cho các dưỡng chất quý của yến mất đi tác dụng.

Yến có rất nhiều cách chế biến để thay đổi khẩu vị. Bạn có thể chế biến yến thành các món như yến sào chưng với đường phèn hoặc sữa tươi, tổ yến hầm chim bồ câu, hạt sen và táo đỏ…

Ung thư tuyến giáp có ăn được yến sào không?

Yến sào bồ câu- món ngon bổ dưỡng cho người bệnh

Ăn bao nhiêu là đủ: 

Tuy yến rất bổ dưỡng, thích hợp bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp nhưng chỉ nên dùng từ 10-15 gam mỗi tuần và dùng cách bữa. Ngoài ra, có thể xin tư vấn từ bác sĩ để điều chỉnh liều lượng yến sử dụng trong ngày.

Lựa chọn yến sào đảm bảo chất lượng

Yến là thực phẩm quý hiếm, giá cả đắt đỏ, do đó, cần lựa chọn yến sào đảm bảo chất lượng.

Yến nuôi không đúng cách sẽ dễ bị nhiễm độc sắt của các vách đá, khiến người sử dụng bị nhiễm độc theo. Ngoài ra, lựa chọn nơi bán uy tín cũng giúp bạn giảm thiểu được nguy cơ mua hàng giả hàng nhái, tránh việc mất tiền oan mà mua nhầm sản phẩm kém chất lượng. Để yên tâm, bạn có thể mua tại các siêu thị lớn, cửa hàng chuyên cung cấp yến, các nhà nuôi yến uy tín…

>> Xạ hình tuyến giáp có cần cách ly không?

Cách phân biệt yến thật, yến giá khi chọn mua

Bệnh nhân ung thư tuyến giáp muốn bổ sung yến vào chế độ ăn uống, tốt nhất nên nắm rõ cách phân biệt tổ yến thật, tổ yến giả để nhận được những tác dụng tốt cho sức khỏe. Cụ thể: 

Kiểm tra sơ bộ

Yến thật nếu có để lâu ở ngoài không khí thì độ giòn vẫn còn, cầm lên rất dễ vỡ, không có độ dẻo. Còn yến giả lại có độ dẻo, trông khá cứng nhưng rất khó bể bởi vì chúng đã trộn lẫn với các chất phụ gia dù để ngoài không khí. 

Yến thật có độ giòn cao, không có độ dẻo, cầm lên rất dễ vỡ

Nếm thử

Bệnh nhân ung thư tuyến giáp muốn phân biệt tổ yến thật, tổ yến giả thì hãy nếm thử. Yến thật sẽ có vị không quá ngọt, khá giống với vị lòng trắng trứng. Hương vị yến giả khá ngọt bởi vì khi sản xuất họ sẽ trộn đường vào cùng để làm chất kết dính khiến tổ trông đẹp hơn. 

Nếm thử yến thật sẽ có vị không quá ngọt, hơi tanh giống với lòng trắng trứng

Ngâm vào nước

Yến thật ngâm với nước sạch khoảng 30 phút vẫn giữ được màu sắc như ban đầu, không bị đổi màu, ngửi thấy mùi tanh đặc trưng, hơi mốc nhẹ của yến thiên nhiên. Còn yến giả sau khi ngâm 30 phút sẽ hòa tan cùng với nước, đổi màu khác thường và tỏa ra mùi hôi của chất phụ gia. 

Yến thật ngâm vào nước vẫn giữ được màu sắc như ban đầu, ngửi thấy mùi tanh đặc trưng

>> Bệnh bướu cổ có ăn được giá đỗ không và cách chế biến

Hy vọng bài viết trên đây có thể giúp bạn giải đáp được tất cả thắc mắc về việc “bệnh nhân ung thư tuyến giáp có nên ăn yến không”? Có thể nói, yến là thực phẩm quý hiếm và vô cùng bổ dưỡng, an toàn cho sức khỏe của bệnh nhân ung thư tuyến giáp. Yến có tác dụng giúp bổ sung dinh dưỡng, tăng sức khỏe miễn dịch cho cơ thể, từ đó, giúp người bệnh mau chóng hồi phục sức khỏe hơn.

Bên cạnh đó, ngoài việc bổ sung yến sào trong việc bồi bổ sức khoẻ, bạn có thể tham khảo thêm sản phẩm dinh dưỡng y học cho người bệnh tuyến giáp, được nghiên cứu và sản xuất phù hợp với thể trạng người bệnh. Cụ thể:

LEANPRO THYRO – Dinh dưỡng tăng cường sức khoẻ tuyến giáp. Phù hợp với người bệnh sau phẫu thuật tuyến giáp, sau điều trị i-ốt phóng xạ và suy giáp.

LEANPRO THYRO LID – Dinh dưỡng chuyên biệt cho chế độ kiêng I-ốt, thích hợp với bệnh nhân ăn kiêng i-ốt hoặc người bệnh ung thư tuyến giáp trước khi tiếp nhận i-ốt phóng xạ I-131.

Ung thư tuyến giáp có nên ăn yến không? Tác dụng của yến với bệnh tuyến giáp

Dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh ung thư tuyến giáp. Mua ngay

Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.