Ung thư gan tái phát sau phẫu thuật: Nguyên nhân và cách chữa

Ung thư gan tái phát sau phẫu thuật là trường hợp một số bệnh nhân phải “sẵn sàng” đối mặt vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Lý do cơ bản nhất là bên trong cơ thể vẫn còn tế bào ung thư. Nếu bạn băn khoăn việc tái phát có nguy hiểm không thì theo dõi bài viết dưới đây của Nutricare Pharma để tìm hiểu thêm về tình trạng này.

>> Dinh dưỡng cho người ung thư

Ung thư gan tái phát sau phẫu thuật là gì?

Đây là trường hợp thường xảy ra với bệnh nhân trong vòng 2 năm đầu sau khi thực hiện phẫu thuật. Hầu hết việc tái phát xuất hiện là vì tế bào ung thư vẫn còn bên trong cơ thể điều trị chưa triệt để hoặc tế bào ung thư phát triển ở khu vực di căn.

Ung thư gan tái phát sau phẫu thuật là trường hợp khá phổ biến

Ung thư gan tái phát là trường hợp biến chứng nguy hiểm, thực tế nhiều bệnh nhân đã chủ quan sau khi điều trị xong bệnh. Tuy nhiên việc tái phát này tại “đe dọa mạng sống” của bệnh nhân bởi tỷ lệ tử vong cao nếu không phát hiện kịp thời.

>> Hướng dẫn cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân ung thư gan

Các loại ung thư gan tái phát sau phẫu thuật phổ biến nhất

Dựa trên vị trí khối u, tế bào ác tính trong cơ thể mà bác sĩ sẽ xác định ung thư gan tái phát sau phẫu thuật thuộc 1 trong 3 loại dưới đây:

  • Tái phát tại chỗ: Tái phát đúng vị trí hoặc rất gần với vị trí ung thư ban đầu.
  • Tái phát vùng: Vị trí ung thư phát triển trong hạch bạch huyết (ở gần gan).  
  • Tái phát xa: Vị trí khối u tái phát ở khu vực đã di căn (não, phổi, vú, xương).

Triệu chứng thường gặp của ung thư gan tái phát sau phẫu thuật

Bệnh nhân nếu tái phát ung thư gan sẽ mắc phải một số triệu chứng cụ thể. Tuy nhiên những dấu hiệu này khá khó nhận biết, thực tế đã có không ít bệnh nhân chủ quan, không nhận ra. Ví dụ như:  

  • Giảm cân nhanh chóng, mệt mỏi kéo dài không rõ nguyên nhân.
  • Ăn uống kém, ăn không ngon miệng, chán ăn, ăn rất ít nhưng lại thấy no.
  • Thường xuyên thấy buồn nôn không rõ nguyên nhân.
  • Đau liên tục hoặc đau ngắt quãng vùng gan.
  • Mắt và da cơ thể chuyển thành màu vàng vì chức năng gan suy giảm, tích tụ nhiều Bilirubin khiến tế bào hồng cầu bị phân hủy.
  • Ngứa ngáy da khó chịu.

Triệu chứng của ung thư gan khi tái phát

Đa phần bệnh nhân thường phát hiện ung thư gan tái phát ở giai đoạn nặng, di căn đến bộ phận khác. Điều này cũng dễ hiểu bởi việc điều trị xong xuôi thường khiến người bệnh chủ quan trong việc quan sát, chú ý sức khỏe của bản thân.  

>> Ung thư gan có chữa được không? Điều trị bằng cách nào?

Những nguyên nhân khiến ung thư gan tái phát sau phẫu thuật

Tình trạng này xuất hiện bởi vì nhiều nguyên nhân khác nhau. Để bạn hiểu rõ về việc tái phát dưới đây chúng tôi đã tổng hợp lại chi tiết, bạn hãy theo dõi và nắm rõ nhé, cụ thể:

  • Điều trị ung thư gan nguyên phát chưa được thực hiện triệt để, còn sót lại tế bào ung thư.
  • Bác sĩ chưa cắt hết khối u ung thư khi điều trị.
  • Các biện pháp hóa, xạ trị chưa loại bỏ hết ung thư gan.
  • Chưa phục hồi hệ miễn dịch cho cơ thể đủ tốt sau khi điều trị ung thư gan.
  • Chế độ ăn uống, sinh hoạt, tâm lý và thể chất sức khỏe của bệnh nhân không đủ tốt.

Bác sĩ chẩn đoán ung thư gan tái phát sau phẫu thuật như nào?

Sau khi người bệnh điều trị xong ung thư gan, bệnh viện/bác sĩ sẽ thông báo một kế hoạch theo dõi, kiểm tra bệnh định kỳ. Bệnh nhân cần tuân thủ chính xác, tuyệt đối không chủ quan để bác sĩ thăm khám định kỳ, kiểm tra thể chất, thực hiện các xét nghiệm cần thiết… Nhằm phát hiện và can thiệp kịp thời nếu ung thư gan có dấu hiệu tái phát.

Chẩn đoán ung thư gan tái phát sau phẫu thuật bằng việc thăm khám, xét nghiệm

Trường hợp bệnh nhân tự nghi ngờ, lo lắng bệnh tái phát sau phẫu thuật có thể liên hệ với bác sĩ trước lịch khám định kỳ. Bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân thực hiện một số xét nghiệm chẩn đoán chính xác như:

  • Nghiên cứu hình ảnh.
  • Xét nghiệm trong phòng thí nghiệm.
  • Sinh thiết.

Điều trị ung thư gan tái phát sau phẫu thuật bằng cách nào?

Sau khi bệnh nhân thực hiện các xét nghiệm và được bác sĩ xác định chính xác tình trạng bệnh. Từ đó bác sĩ sẽ lên phác đồ, phương pháp điều trị phù hợp nhất. Hầu hết ung thư gan tái phát sau phẫu thuật thường được:

  • Chỉ định cắt bỏ khối u (nếu có thể).
  • Tiêm Ethanol qua da.
  • Uống Chemoembolization.
  • Hóa, xạ trị.
  • Liệu pháp điều trị sinh học.
  • Điều trị bằng miễn dịch.

Điều trị ung thư gan tái phát bằng nhiều phương pháp, tùy tình trạng bệnh

Nhìn chung bác sĩ sẽ triển khai liệu pháp chăm sóc, điều trị nhẹ nhàng nhất để ức chế, điều trị bệnh nhưng hạn chế được các tác dụng phụ không mong muốn. Đồng thời còn giảm tối đa các biến chứng, di căn nguy hiểm cho bệnh nhân.

Ngăn ngừa, phòng tránh ung thư gan tái phát sau phẫu thuật hữu ích nhất

Để bản thân không rơi vào trường hợp tái phát ung thư gan sau khi điều trị xong, người bệnh cần thực hiện chế độ ngăn ngừa bệnh tái phát hiệu quả nhất. Các bác sĩ thường khuyến cáo bệnh nhân cần phòng tránh ung thư gan tái phát bằng cách sinh hoạt khoa học, ăn uống điều độ và khám sức khỏe định kỳ theo lịch trình cụ thể. Dưới đây chúng tôi đã tổng hợp và bật mí chi tiết để bạn đọc có thể tham khảo, áp dụng theo thật sự chính xác:

Chế độ dinh dưỡng, ăn uống khoa học

Đây là lưu ý quan trọng mà bệnh nhân điều trị xong xuôi ung thư gan cần áp dụng để giảm rủi ro tái phát. Người bệnh nên ưu tiên các thực phẩm giàu khoáng chất, vitamin tốt và cần thiết cho sức khỏe.

Cụ thể thì người bệnh không nên ăn 3 bữa/ngày như người bình thường, tốt nhất hãy chia các bữa ăn lớn thành nhiều bữa nhỏ để giảm tải cho hệ tiêu hóa. Đồng thời còn giúp cơ thể dễ dàng hấp thụ những dưỡng chất có trong thực phẩm hơn.

Thực hiện chế độ dinh dưỡng, ăn uống khoa học sau khi điều trị

Kiêng khem một số thực phẩm có hại

Ngoài nhóm thực phẩm dinh dưỡng, lành mạnh thì bệnh nhân cần lưu ý, hạn chế ăn một số thực phẩm chế biến sẵn, đồ nhiều dầu mỡ, thực phẩm lên men, đồ ăn chưa chế biến kỹ, thực phẩm tái sống,… Người từng bị ung thư gan cần kiêng tuyệt đối các đồ uống có gas, cà phê và rượu bia.

Vận động hợp lý, điều độ

Đây là lưu ý quan trọng mà bệnh nhân ung thư gan cần thực hiện, duy trì sau khi phẫu thuật thành công. Người bệnh không nên vận động quá mạnh, tốt nhất chỉ vận động, tập các bộ môn nhẹ nhàng, thư thái như Yoga, tập dưỡng sinh, bơi, đi bộ,…

Trạng thái tích cực, giữ tâm lý thoải mái

Nếu bạn muốn hạn chế ung thư gan tái phát sau phẫu thuật một cách hiệu quả thì tâm lý thoải mái, tích cực là điều cực kỳ cần thiết. Bệnh nhân cần tin tưởng vào khuyến cáo của bác sĩ, tuân thủ chế độ sinh hoạt, lịch tái khám của bệnh viện. Hơn nữa tâm lý phải vui vẻ, hạn chế lo lắng, không nên suy nghĩ nhiều dẫn đến tâm lý bị lo sợ, ảnh hưởng.

Việc gì khiến người bệnh vui vẻ, thích thú (mua sắm, hát hò, đọc sách, du lịch, xem phim,…) đều nên thực hiện. Bệnh nhân có thể thực hiện cùng với bạn bè, người yêu, vợ/chồng hoặc gia đình.

Đều đặn uống sữa dinh dưỡng chuyên biệt Leanmax Hope

Leanmax Hope là sữa dinh dưỡng chuyên biệt cho người ung thư gan chứa nhiều thành phần hợp với thể chất của bệnh nhân ung thư gan sau phẫu thuật, điều trị. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người bệnh nên bổ sung hàng ngày 2-3 cốc sữa Leanmax Hope để cung cấp đủ:

  • Vitamin A, C, E.
  • Vitamin nhóm B.
  • Chất béo MCT.
  • Omega 3, Omega 6.
  • Đạm Whey.
  • Protein.
  • Selen.
  • Nano curcumin.
  • Chất xơ hoà tan.
  • BCAA.

Sản phẩm  dinh dưỡng y học chuyên biệt Leanmax Hope có nhiều công dụng giúp hỗ trợ người ung thư trong quá trình điều trị. TÌM HIỂU NGAY

Nhờ thành phần có chứa năng lượng cao, Leanmax Hope giúp người bệnh cải thiện được cân nặng, khối cơ, đồng thời còn chống viêm, cải thiện hệ tiêu hóa và giảm xác suất tái phát bệnh.

Lời kết

Toàn bộ thông tin liên quan đến ung thư gan tái phát sau phẫu thuật đã được chúng tôi bật mí ở bài viết này. Hy vọng sau khi đọc bạn sẽ nắm chắc để thực hiện chính xác, từ đó bảo vệ sức khỏe cho mình được toàn diện.

Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho người bệnh ung thư, vui lòng liên hệ Hotline: 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc mua hàng trực tiếp gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.