Hướng dẫn cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân ung thư gan
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh.
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân ung thư gan là việc làm thực sự cần thiết để người bệnh không “nghĩ tiêu cực”, đồng thời còn hỗ trợ rất tốt cho quá trình điều trị. Nếu bạn chưa nắm được cách chăm sóc phù hợp dành cho bệnh nhân ung thư gan thì theo dõi bài viết này của Nutricare Pharma để biết chi tiết từ A đến Z nhé.
>> Dinh dưỡng cho người ung thư
Cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân ung thư gan ở nhà
Gia đình cần lập kế hoạch chăm sóc đúng cách ngay từ khi ở nhà để bệnh nhân có thể trạng tốt nhất trong quá trình điều trị, hỗ trợ ức chế loại ung thư quái ác này. Cụ thể việc chăm sóc cũng khá đơn giản, không quá khó thực hiện, người nhà chỉ cần:
Giúp bệnh nhân có suy nghĩ tích cực
Tinh thần vui vẻ, lạc quan là yếu tố đầu tiên gia đình cần giúp đỡ người bệnh. Hầu hết bệnh nhân thường chán nản, hoang mang, cảm thấy lo lắng, tuyệt vọng sau khi phát hiện ung thư gan.
Gia đình nên giúp bệnh nhân có suy nghĩ tích cực
Nhiều trường hợp chưa bắt đầu điều trị đã buông xuôi tất cả, có người còn nghĩ quẩn,… Chính vì thế người nhà cần ở bên quan tâm, chia sẻ để bệnh nhân suy nghĩ tích cực hơn. Gia đình còn là điểm tựa vững chắc giúp người bệnh có đủ động lực chiến đấu với bệnh.
>> Ung thư gan có chữa được không? Điều trị bằng cách nào?
Động viên bệnh nhân tập thể dục
Khi lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân ung thư gan, gia đình nên động viên bệnh nhân tập luyện thể dục. Hành động này sẽ cải thiện hệ miễn dịch và sức đề kháng của người bệnh. Ví dụ như đi bộ, vận động tay chân nhẹ nhàng,… nhằm hỗ trợ quá trình điều trị, kéo dài sự sống,…
Thực hiện chế độ dinh dưỡng an toàn
Trong quá trình tế bào ung thư gan tấn công, hầu hết bệnh nhân sẽ gặp tình trạng ăn không ngon, buồn nôn, chán ăn… Lúc này gia đình cần bổ sung nhiều nhóm dinh dưỡng cần thiết cho bệnh nhân như hoa quả, rau xanh và ngũ cốc.
Bổ sung sữa dinh dưỡng chuyên biệt Leanmax Hope
Sữa Leanmax Hope thường được các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo gia đình mua, bổ sung hàng ngày cho bệnh nhân ung thư gan. Cơ thể người bệnh sẽ có đủ dưỡng chất phù hợp với thể trạng như vitamin nhóm B, vitamin A, C, E, protein, đạm Whey, chất béo MCT, Omega 3, Omega 6 và Selen, Nano curcumin, chất xơ hoà tan, BCAA.
Gia đình nên bổ sung sữa dinh dưỡng Leanmax Hope cho người ung thư gan. TÌM HIỂU THÊM
Hàng ngày, người bệnh nên uống 2-3 cốc sữa Leanmax Hope để hỗ trợ cơ thể có đủ năng lượng,cải thiện cân nặng, khối cơ, giúp cơ thể chống chọi lại tế bào ung thư. Đồng thời đảm bảo sức khỏe để đáp ứng các phương pháp điều trị do bác sĩ chỉ định.
Đảm bảo môi trường sống lành mạnh
Đây là yếu tố quan trọng gia đình cần thực hiện trong quá trình lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân ung thư gan. Một môi trường sống lành mạnh, tránh xa các tác nhân gây hại từ bên ngoài (ô nhiễm từ không khí, khói bụi,…) sẽ giúp người bệnh có đủ thể chất chống chọi với bệnh tật.
Giảm thiểu cơn đau
Chắc chắn trong quá trình điều trị, chăm sóc bạn sẽ thấy bệnh nhân sẽ đối mặt với nhiều cơn đau bởi khối u và tế bào ung thư phát triển. Để giảm bớt sự đau đớn, gia đình nên đưa thuốc giảm đau cho bệnh nhân (dựa theo chỉ định của bác sĩ). Bên cạnh đó, có thể xoa dịu nỗi đau cho người bệnh bằng cách nói chuyện, xoa bóp, giải trí bằng nhiều cách.
Gia đình nên hỗ trợ bác sĩ giảm thiểu cơn đau cho bệnh nhân
Cách lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân ung thư gan ở bệnh viện
Việc chăm sóc người bệnh ung thư gan tại bệnh viện thường được điều dưỡng viên thực hiện, đảm nhận dưới sự chỉ định của bác sĩ. Chính vì thế, người nhà có thể hỗ trợ cùng với điều dưỡng viên để quá trình chăm sóc bệnh nhân được hiệu quả nhất. Cụ thể:
Chẩn đoán tình trạng bệnh để chăm sóc người ung thư gan
Đầu tiên trong quá trình lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân ung thư gan, điều dưỡng viên sẽ dựa vào các dữ liệu cụ thể để hỗ trợ người bệnh tốt nhất, có thể kể đến:
- Bệnh nhân sút cân bởi vì chán ăn, ăn kém.
- Nguy cơ biến chứng của người bệnh.
- Cổ trướng vì tăng áp lực tĩnh mạch cửa.
- Người bệnh yếu mệt, không đủ khả năng tự vệ sinh.
Thực hiện lộ trình và thao tác chăm sóc
Sau khi đã nhận định các triệu chứng của người bệnh cần chăm sóc, điều dưỡng viên đưa ra chẩn đoán chăm sóc, lập kế hoạch chăm sóc và thực hiện kế hoạch chăm sóc bệnh nhân ung thư gan. Cụ thể gồm:
- Thực hiện chế độ dinh dưỡng, đảm bảo an toàn VSTP cho bệnh nhân.
- Cung cấp dinh dưỡng cho người bệnh bằng đường tĩnh mạch đúng kỹ thuật (nếu người bệnh không ăn được).
- Bổ sung đạm, đường cho bệnh nhân một cách phù hợp dựa vào kết quả xét nghiệm theo y lệnh của bác sỹ.
- Nhắc nhở người bệnh chú ý tránh xa, kiêng khem thuốc lá, bia rượu và các chất kích thích.
- Hỗ trợ giảm đau đớn cho bệnh nhân đúng chỉ định từ bác sĩ. Sử dụng thuốc Atropin Sulfat, Visceralgin hoặc Morphin.
- Can thiệp kịp thời cho người bệnh nếu xuất hiện biến chứng, trước khi bác sĩ đến.
- Chườm nóng khu vực hạ sườn phải đều đặn cho người bệnh.
- Đo lượng nước tiểu 24 tiếng/lần để báo cáo cho bác sĩ.
- Theo dõi các dấu hiệu sinh tồn: Mạch, nhiệt độ, huyết áp...
- Hỗ trợ bác sĩ chọc hút dịch màng bụng cho bệnh nhân, đảm bảo môi trường thực sự vô khuẩn.
- Đưa bệnh nhân đi soi ổ bụng, siêu âm và các thăm dò chức năng khác khi có y lệnh của bác sỹ.
- Chăm sóc về giấc ngủ, nghỉ ngơi, vận động và vệ sinh cho người bệnh
Điều dưỡng viên nên thực hiện lộ trình và thao tác chăm sóc chính xác
Vệ sinh sạch sẽ
Hàng ngày điều dưỡng viên cần hỗ trợ hoặc thực hiện những việc cá nhân như (vệ sinh toàn thân, vệ sinh răng miệng, thay đồ mới,…) nếu thể chất bệnh nhân quá yếu, không có người nhà chăm sóc.
Lưu ý gì khi lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân ung thư gan?
Trong quá trình chăm sóc người bệnh, gia đình hoặc điều dưỡng viên đều cần lưu ý một số vấn đề. Dưới đây chúng tôi đã tổng hợp lại để người bệnh, gia đình và điều dưỡng viên đều cảm thấy thoải mái nhất khi thực hiện kế hoạch chăm sóc, cụ thể:
Phân chia thời gian chăm sóc hiệu quả
Khi lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân ung thư gan, người chăm cần phân chia quỹ thời gian thật hợp lý. Trong một ngày người bệnh sẽ có khoảng thời gian đi chụp chiếu, nằm truyền thuốc, chợp mắt nghỉ ngơi,… Người chăm sóc cần tận dụng khoảng thời gian đó để thực hiện một số việc như:
- Nghỉ ngơi, ngủ để duy trì thể chất chăm sóc người bệnh.
- Tập thể dục để chân tay thấy thoải mái.
- Cố gắng nhắm mắt, hít thở sâu, tĩnh tâm tối thiểu 5-10 phút.
- Nghe nhạc, xem clip vui nhộn, đọc thông tin, báo chí trên điện thoại.
- Đọc sách, truyện, báo ở tư thế thư giãn nhất.
- Tự mình massage, xoa bóp cho bản thân.
Người chăm sóc bệnh nhân ung thư gan nên phân chia thời gian hiệu quả
Sắp xếp nguồn lực thay thế thông minh
Bệnh nhân ung thư gan cần chống chọi với bệnh trong khoảng thời gian kéo dài. Chính vì thế, người chăm sóc cần vận động nhau, chia sẻ thời gian để cùng nhau chăm sóc bệnh nhân. Thứ nhất, bệnh nhân sẽ cảm thấy tình cảm dồi dào, có thêm động lực chữa bệnh. Thứ hai, mọi người đều có khoảng thời gian nghỉ ngơi, không bị ảnh hưởng cuộc sống thường nhật.
Vậy, nguồn lực chăm sóc bệnh nhân sẽ gồm những ai? Có thể là gia đình, người yêu, bạn bè, anh chị em họ hàng, điều dưỡng viên,… Mỗi người đều nên chăm vài ngày, người chăm sóc cần nắm vững một số thông tin cơ bản, chăm sóc đủ tốt cho người bệnh.
Nghỉ ngơi đủ nhiều
Thực tế có không ít người chăm sóc đã đổ bệnh trong quá trình thực hiện, lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân ung thư gan. Điều này không hề tốt vì người bệnh cũng thấy áy náy, tội lỗi vì người quen, gia đình bị ốm yếu vì chăm sóc mình.
Người chăm sóc nên nghỉ ngơi điều độ, tránh bị ốm khiến bệnh nhân lo lắng
Chính vì thế trong quá trình chăm lo cho người bệnh, tốt nhất bạn cũng nên nghỉ ngơi để bản thân không đau ốm. Việc giải trí, ăn uống, vận động thể chất,… của gia đình, điều dưỡng viên,… cần được duy trì song song trong quá trình chăm sóc người bệnh.
Lời kết
Lập kế hoạch chăm sóc bệnh nhân ung thư gan dù là ở nhà hay bệnh viện đều là yếu tố vô cùng quan trọng. Hy vọng sau khi theo dõi bài viết bạn đã hiểu tầm quan trọng của việc chăm sóc người bệnh. Từ đó áp dụng chính xác để hiệu quả điều trị, kéo dài sự sống của bệnh nhân được hiệu quả hơn nhé.
Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho người bệnh ung thư, vui lòng liên hệ Hotline: 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc mua hàng trực tiếp gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Bác sĩ Chuyên khoa Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.
Quá trình đào tạo
- 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
- 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
- Chứng chỉ dược lâm sàng
- Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
- Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản
Quá trình công tác
- 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
- 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
- 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
- 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái