Ung thư gan có nên uống sữa không? Loại sữa nào tốt?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh.

Ung thư gan là một căn bệnh nguy hiểm và phát triển tế bào ung thư rất nhanh nếu không can thiệp điều trị sớm. Bên cạnh việc điều trị bằng các phương pháp y khoa, người bệnh cũng phải áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp dành riêng cho người bị ung thư gan theo chỉ dẫn từ các bác sĩ. Sữa là một trong những loại thực phẩm được khuyên dùng cho người bệnh. Vậy người bị ung thư gan có nên uống sữa không? Hãy cùng Nutricare Pharma  tìm ra câu trả lời chính xác ngay dưới bài viết sau đây.

Bệnh nhân ung thư gan có nên uống sữa không?

Trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày, sữa được xem là thực phẩm giàu dinh dưỡng và được khuyên nên bổ sung thường xuyên. Tuy nhiên người ung thư gan có nên uống sữa không cần tìm hiểu và xin ý kiến từ bác sĩ chuyên môn.

Ung thư gan có nên uống sữa không

Sữa là thực phẩm có lợi cho sức khỏe của người ung thư gan

Trên thực tế, chưa có khuyến cáo nào từ các chuyên gia dinh dưỡng về việc không nên cho người ung thư gan uống sữa. Chính vì thế, người bị ung thư gan hoàn hoàn toàn có thể uống sữa để cung cấp chất dinh dưỡng nuôi cơ thể. Đặc biệt, người bệnh đang trong trạng thái chán ăn, cơ thể mệt mỏi, bị suy nhược, ăn uống khó tiêu... càng nên bổ sung sữa trong thực đơn hàng ngày.

>> Ung thư gan ăn sầu riêng được không? Một số lưu ý khi ăn sầu riêng

Vai trò dinh dưỡng của sữa dành cho người bị ung thư gan

Trong sữa có chứa hàm lượng dinh dưỡng cao đáp ứng nhu cầu bổ sung dưỡng chất cho cơ thể của người bị bệnh ung thư gan. Chính vì thế, sữa được các bác sĩ khuyên dùng bởi những lợi ích nổi bật có thể kể đến như:

  • Hàm lượng dưỡng chất có trong sữa vô cùng cao giúp bổ sung dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể đem lại nguồn năng lượng tích cực. Từ đó giúp người bệnh có thể phục hồi sức khỏe một cách tốt nhất.
  • Các thành phần dinh dưỡng đa dạng trong sữa như: khoáng chất, vitamin, protein, lipid... giúp ngăn ngừa tình trạng suy dinh dưỡng, cơ thể bị suy nhược.
  • Tuy có chứa lượng dinh dưỡng cao nhưng sữa là thực phẩm dễ hấp thụ và tiêu hóa đồng thời không gây ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của gan. Do đó người bệnh có thể uống sữa để cung cấp dinh dưỡng còn thiếu giúp cơ thể khỏe mạnh hơn.
  • Đặc biệt với những bệnh nhân đang trong quá trình điều trị ung thư gan như: xạ trị hoặc hóa trị nên uống sữa để bổ sung dinh dưỡng và ngăn ngừa tác dụng phụ gây nên.

Ung thư gan có nên uống sữa không? Loại sữa nào tốt?

Sữa Leanmax Hope đã được chứng minh lâm sàng tăng cân, khối cơ sau 8 tuần. XEM THÊM

Hướng dẫn cách uống sữa tốt nhất cho người bệnh ung thư gan

Dù là ăn uống thực phẩm như thế nào nhưng người bị ung thư gan vẫn cần phải tuân thủ một chế độ dinh dưỡng lành mạnh và an toàn. Vậy nên để quá trình sử dụng sữa đạt hiệu quả tốt nhất cần phải chú ý một số vấn đề sau đây:

Bệnh nhân ung thư gan nên uống bao nhiêu ly sữa một ngày?

Tuy có hàm lượng dinh dưỡng dồi dào nhưng sữa chỉ được xem là thực phẩm cung cấp và bổ sung dưỡng chất cho cơ thể. Người bệnh cần phải nạp các chất dinh dưỡng từ các nguồn thực phẩm khác trong chế độ ăn uống hàng ngày của mình.

Cơ thể của người bệnh sẽ có chuyển biến tốt khi thực hiện chế độ dinh dưỡng cân bằng giữa các chất dinh dưỡng khi bổ sung. Theo đó, đối với người bị ung thư gan nên uống từ 1 – 2 ly sữa mỗi ngày là tốt nhất. Bởi nếu lạm dụng uống quá nhiều sữa có thể gây nên một số tình trạng như: tiểu đường, rối loạn chuyển hóa, chức năng tim mạch không ổn định.

Thời điểm thích hợp nhất để uống sữa trong ngày

Ngoài chú ý lượng sữa thì người bệnh cũng cần phải lựa chọn thời điểm thích hợp khi uống. Điều này ảnh hưởng đến việc duy trì sự chuyển hóa trong cơ thể, đồng thời đảm bảo cung cấp năng lượng cho cơ thể một cách tốt nhất. Theo chia sẻ từ các chuyên gia dinh dưỡng, có 2 thời điểm để người bệnh ung thư gan nên uống sữa đó là:

  • Sau thời gian tập luyện thể dục, vận động nhẹ nhàng ngoài trời có thể bổ sung năng lượng bằng cách uống 1 ly sữa.
  • Sau mỗi bữa ăn sáng hoặc bữa ăn trưa từ khoảng ít nhất 30 phút – 1 tiếng bổ sung 1 ly sữa giúp cải thiện chức năng hoạt động của hệ tiêu hóa.  

Tùy theo thể trạng của mỗi người bệnh sẽ có thời điểm uống sữa khác nhau. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo tư vấn từ bác sĩ điều trị bệnh của mình.

Khi chọn mua sữa cho người ung thư gan cần chú ý điều gì?

Trên thị trường có rất nhiều dòng sữa dành riêng cho người mắc bệnh ung thư nói chung và bệnh ung thư gan nói riêng. Tùy thuộc vào sức đề kháng, tình trạng của người bệnh và có thể chọn mua loại sữa uống phù hợp nhất. Tuy nhiên, khi chọn mua sữa cho người bị ung thư gan cần lưu ý một số điều sau đây:

  • Không nên cho người bệnh sử dụng loại sữa có chứa thành phần đường lactose. Do sức khỏe của người bệnh không tốt, quá trình hoạt động của hệ tiêu hóa cũng kém hơn. Nếu sử dụng sữa có chứa thành phần này có thể dẫn đến tình trạng chướng bụng, tiêu chảy.
  • Những người bị ung thư gan sẽ có quá trình kiểm soát lượng đường trong máu hoạt động rất kém và rất dễ bị mắc bệnh tiểu đường. Chính vì thế nên chọn mua những loại sữa không có đường hoặc chứa ít đường.
  • Nên chọn mua sữa nguyên chất để bổ sung năng lượng calo cho người bệnh ung thư gan thay vì lựa chọn sữa tách béo.
  • Người bị ung thư gan có thể uống các loại sữa hạt dinh dưỡng như: sữa đậu nành, sữa óc chó, sữa hạt điều...

Ung thư gan có nên uống sữa không

Không nên chọn sữa chứa thành phần lactose gây khó tiêu

>> Ung thư gan ăn kiêng gì? Chế độ dinh dưỡng của người bệnh ung thư gan

Gợi ý 3 loại sữa tốt cho người ung thư gan có thể tự làm tại nhà

Các loại sữa hạt tự nhiên cực kỳ an toàn và lành tính đối với người bệnh ung thư gan. Bạn có thể tham khảo 4 loại sữa cho người bệnh ung thư gan có thể tự làm tại nhà ngay dưới đây:

Sữa gạo lứt

Sữa gạo lứt là loại sữa rất tốt cho người bị bệnh ung thư gan như: bổ sung năng lượng, kiểm soát đường huyết trong máu, làm chậm sự phát triển của các tế bào ung thư... Khi chế biến sữa gạo lứt, bạn có thể thêm đậu đen cho hương vị béo ngậy hơn.

Ung thư gan có nên uống sữa không

Sữa gạo lứt giúp bổ sung năng lượng cho người bệnh

Sữa hạt óc chó

Sữa hạt óc chó có hàm lượng dưỡng chất dồi dào rất thích hợp cho người bị bệnh ung thư gan. Tác dụng của sữa óc chó có thể kể đến như: làm chậm sự phát triển của khối u ác tính, tăng cường hệ miễn dịch, phục hồi tổn thương sau khi thực hiện xạ trị hoặc hóa trị...

Ung thư gan có nên uống sữa không

Sữa hạt óc chó giúp làm chậm quá trình phát triển của tế bào ung thư

Sữa đậu nành

Sữa đậu nành cũng là sữa hạt dinh dưỡng có hàm lượng dưỡng chất cao, rất tốt cho người bị bệnh ung thư gan. Tác dụng khi uống sữa đậu nành như: cung cấp năng lượng, tăng sức đề kháng cho cơ thể, bổ sung dưỡng chất thiết yếu...

Ung thư gan có nên uống sữa không

Sữa đậu nành giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể

Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo thêm sản phẩm sữa Leanmax Hope – sản phẩm dinh dưỡng y học được nghiên cứu và sản xuất dành riêng cho những người bị bệnh ung thư. Đặc biệt, những người bị ung thư đang trong quá trình thực hiện xạ trị hoặc hóa trị, sức khỏe còn rất yếu. Đây là sản phẩm đã được nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng kỹ lưỡng bởi các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu. Do đó, bạn hoàn toàn an tâm khi tham khảo sử dụng dòng sữa này.

Ung thư gan có nên uống sữa không? Loại sữa nào tốt?

Sữa Leanmax Hope – sản phẩm dinh dưỡng dành riêng cho người bị ung thư

Bài viết trên đây là thông tin giải đáp câu hỏi: Ung thư gan có nên uống sữa không và cách sử dụng sữa mà bạn có thể tham khảo. Việc sử dụng sữa đúng cách khi áp dụng trong chế độ dinh dưỡng của người bệnh ung thư gan là điều rất cần thiết. Cảm ơn bạn đã quan tâm và theo dõi.

Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho người bệnh ung thư, vui lòng liên hệ Hotline: 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc mua hàng trực tiếp gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

BS BÙI HỒNG THANH 

Bác sĩ Chuyên khoa Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái