[Giải đáp ngay] Ung thư gan có ăn được tôm không?

Tôm là một thực phẩm rất quen thuộc đối với các gia đình hiện nay. Tuy nhiên với một số bệnh thì việc kiêng tôm là điều cần thiết để tránh tình trạng trở lên nghiêm trọng. Vậy bị ung thư gan có ăn được tôm không? Bạn đọc quan tâm hãy xem ngay thông tin tổng hợp dưới bài viết từ NUTRICARE PHARMA để có câu trả lời nhé.

>> Dinh dưỡng cho người ung thư

Giá trị thành phần dinh dưỡng của tôm

Tôm là hải sản rất giàu chất dinh dưỡng, có hàm lượng calo thấp và được tạo thành chủ yếu từ protein + nước. Khi tôm được nấu chín thì 100g sẽ có giá trị dinh dưỡng như sau:

  • Năng lượng: 99 calo
  • Chất béo: 0,3 gram
  • Carbs: 0,2 gram
  • Cholesterol: 189 miligam
  • Natri: 111 miligam
  • Protein: 24 gram

Tôm có hàm lượng calo thấp nhưng rất giàu dinh dưỡng

Tôm cung cấp hơn 20 loại vitamin, khoáng chất tốt cho cơ thể nên đây sẽ là nguồn cung cấp dinh dưỡng rất tốt. Trong giá trị dinh dưỡng đó, nổi bật có các chất sau: I-ốt, vitamin B12, photpho, đồng, kẽm, magie, canxi, kali, sắt, mangan,...

>> [Giải đáp ngay] Ung thư gan có bị ngứa không?

Những lợi ích về sức khỏe khi ăn tôm

Ăn tôm sẽ giúp bổ sung nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể con người không thể tự tổng hợp được. Ngoài ra, ăn tôm còn mang đến những lợi ích về sức khỏe như sau:

1. Giúp giảm cân

Tôm chứa ít calo, carbs nhưng lại giàu dinh dưỡng nên đây sẽ là một thực phẩm lý tưởng nếu như bạn đang muốn giảm cân. Tuy nhiên không phải tôm chế biến kiểu gì ăn cũng được. Nếu muốn giảm cân chỉ nên ăn tôm luộc, tôm chiên, ăn tôm chấm kèm với nước sốt kem thì cách này không phù hợp với chế độ ăn kiêng lành mạnh nữa.

Ăn tôm giúp cung cấp năng lượng hoạt động cho cơ thể

2. Chống oxy hóa

Tôm cũng chứa nhiều chất chống oxy hóa nên chúng sẽ giúp bảo vệ, chống viêm cho cơ thể. Theo nhiều nghiên cứu, chất chống oxy hóa astaxanthin trong tôm có thể ngăn ngừa hình thành nếp nhăn, làm chậm quá trình lão hóa, giảm bớt tác hại của ánh nắng mặt trời.

Chất này cũng giúp củng cố các động mạch để giảm nguy cơ đau tim hay các bệnh mãn tính khác. Ngoài ra, chất astaxanthin cũng rất tốt cho não bộ, giúp đề phòng mất trí nhớ, làm tăng hàm lượng cholesterol HDL tốt và phòng ngừa Alzheimer.

3. Chứa chất ngăn ngừa bệnh

Trong thành phần của tôm chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất và có chứa chất ngăn ngừa bệnh tật. Cụ thể:

  • I-ốt: Đây là một khoáng chất quan trọng, tốt cho chức năng tuyến giáp và sức khỏe của não.
  • Selen: Khoáng chất này có tác dụng tăng cường sức khỏe tim mạch, giảm viêm và còn có thể ngăn ngừa một số loại ung thư nhất định.
  • Axit béo omega-6, omega-3: Chất này rất cần thiết cho cơ thể và mang lại nhiều lợi ích về sức khỏe.

Những điều đáng lo ngại khi ăn quá nhiều tôm

Tuy có nhiều dưỡng chất thiết yếu tốt cho sức khỏe nhưng việc ăn quá nhiều tôm cũng gây ra những hệ lụy cho cơ thể. Cụ thể:

1. Có hàm lượng cholesterol cao

Trong tôm có lượng lớn cholesterol cao nên ăn quá nhiều sẽ gây hại cho tim. Tuy nhiên khi ăn quá nhiều cholesterol gan sẽ tự bão hòa bằng cách tiết ít cholesterol hơn bình thường để cân bằng. Nếu lo sợ đáng ngại về lượng cholesterol cao, bạn có thể ăn ít đi để đảm bảo sức khỏe tốt nhất nhé.

Ăn quá nhiều tôm sẽ khiến gan làm việc quá sức

2. Nguy cơ dị ứng

Hải sản, động vật có vỏ như tôm là nguyên nhân gây dị ứng từ thực phẩm phổ biến hiện nay. Chất tropomyosin là tác nhân gây dị ứng trong tôm phổ biến nhất, ngoài ra còn có chất arginine kinase và hemocyanin.

Theo nhiều nghiên cứu, có hơn 50% người bị dị ứng với động vật có vỏ chỉ gặp phản ứng lần đầu tiên khi đến tuổi trưởng thành. Nghĩa là trước đây bạn đã ăn tôm, không có vấn đề gì xảy ra thì bạn vẫn có thể bị dị ứng vào một ngày nào đó.

Khi bị dị ứng tôm, cơ thể sẽ xuất hiện các triệu chứng như: miệng ngứa ran, nghẹt mũi, rối loạn tiêu hóa, nổi mẩn ngứa trên da,... Đối với một số người bị dị ứng tôm còn gặp nguy cơ bị sốc phản vệ rất nguy hiểm. Tình trạng này thường đến rất đột ngột, gây co giật, bất tỉnh và thậm chí gây tử vong nếu như không được điều trị kịp thời. Nếu bị dị ứng với tôm thì cách duy nhất ngăn ngừa là bạn hãy tránh ăn tôm hoàn toàn nhé.

3. Tôm kém chất lượng

Hiện nay tôm mà chúng ta ăn hàng ngày có khoảng 90% đến từ ao, đầm nuôi của người dân và 10% do ngư dân đánh bắt từ biển. Nếu mua phải tôm từ những vùng nước bị ô nhiễm hoặc có dư lượng thuốc thì tôm sẽ tiềm ẩn nhiều ảnh hưởng gây hại đến sức khỏe. Tốt nhất bạn hãy mua tôm từ những nhà cung cấp uy tín để đảm bảo sức khỏe cả gia đình nhé.

Vậy ung thư gan có ăn được tôm không?

Từ những thông tin phân tích trên, người ung thư gan có thể ăn được tôm. Bởi trong tôm có chứa hơn 20 loại vitamin, khoáng chất cần thiết cho các hoạt động của cơ thể. Tiêu biểu như: sắt, canxi, kẽm, kali, mangan, magie, đồng, i-ốt, vitamin B12, photpho, protein, omega-3, omega-6,...

Người bị ung thư gan có thể ăn được tôm nhưng chỉ ở lượng vừa phải

Những chất trên sẽ giúp cung cấp năng lượng cần thiết và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đối với người ung thư gan, cơ thể bị suy yếu thiếu hụt dưỡng chất nghiêm trọng nên ăn tôm sẽ bổ sung chất dinh dưỡng thiết yếu. Ngoài ra, ăn tôm còn giúp bảo vệ các tế bào của cơ thể khỏi sự tấn công của các tác nhân gây hại.

Mặc dù, tôm có nhiều lợi ích nhưng ăn quá nhiều tôm cũng không tốt. Để đảm bảo sức khỏe, với người lớn không nên ăn quá 100g và trẻ em không quá 50g tôm mỗi ngày.

>> Tổng hợp các loại rau gây ung thư cao đang hiện hữu

Những nguyên tắc về dinh dưỡng cho người bị ung thư gan

Để cung cấp đầy đủ dinh dưỡng, người bệnh cần phải tuân thủ những nguyên tắc cơ bản như sau:

Trước hóa chất

  • Ăn đầy đủ các nhóm chất, đủ vitamin, muối khoáng, chất xơ, ăn tăng dần năng lượng.
  • Nên ăn nhạt khoảng 4-5g muối/ngày.
  • Uống đủ nước.
  • Nên chia nhỏ bữa ăn trong ngày thành nhiều lần để tránh đầy bụng, giúp dễ dung nạp thức ăn.

Trong ngày truyền hóa chất

  • Cần cố gắng duy trì khẩu phần ăn được 50% so với ngày trước truyền hóa chất.
  • Nên chế biến món ăn dưới dạng luộc, hấp, ít mùi vị, chế biến dạng lỏng để đảm bảo tiêu hóa dễ dàng.
  • Nếu thấy mệt mỏi, chán ăn có thể bổ sung các bữa phụ bằng nước cháo muối, sữa, nước hoa quả khoảng 50 - 100ml/lần.
  • Nên kết hợp nuôi dưỡng bổ sung vào đường tĩnh mạch để cung cấp dinh dưỡng.

Sau ngày truyền hóa chất

  • Nên lựa chọn các nhóm thực phẩm dễ dàng tiêu hóa giống ngày trước khi hóa chất.
  • Áp dụng chế độ dinh dưỡng đúng khoa học để phòng ngừa cảm giác buồn nôn, nôn, chán ăn, mệt mỏi, uể oải, sốt cao, hạ bạch cầu.
  • Nếu thấy nôn, buồn nôn thì ngậm gừng trước 30 phút trước khi ăn.
  • Chế biến thức ăn ở dạng hấp, luộc, dạng lỏng để dễ tiêu hóa.
  • Chia nhỏ nhiều bữa ăn trong ngày.
  • Uống nhiều nước.

Làm gì để tăng cường dinh dưỡng cho người ung thư gan?

Khi bị ung thư gan, cơ thể sẽ bị suy kiệt dinh dưỡng nghiêm trọng, lúc nào người cũng trong tình trạng mệt mỏi, uể oải, chán ăn. Do vậy, tình trạng này cần cải thiện sớm nhất có thể, để giúp người bệnh thoải mái hơn.

Leanmax Hope đã được chứng minh hỗ trợ người ung thư tăng cân, khối cơ sau 8 tuần. TÌM HIỂU THÊM 

Bổ sung dinh dưỡng sẽ dễ dàng hơn nhiều với sản phẩm dinh dưỡng y học Leanmax Hope.  rất dễ uống, có vị thơm, không tanh và có công dụng hỗ trợ tiêu hóa, tăng cân, giảm mệt mỏi, tăng cường hệ miễn dịch. Sử dụng sản phẩm dinh dưỡng Leanmax Hope là sự lựa chọn tuyệt vời được các chuyên gia dinh dưỡng khuyên dùng.

Lời kết

Ung thư gan có ăn được tôm không là điều hoàn toàn có, vì vậy người bệnh có thể bổ sung tôm vào trong bữa ăn của mình. Tuy nhiên hãy chế biến đúng cách và ăn lượng vừa phải để đảm bảo sức khỏe nhé.

Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho người bệnh ung thư, vui lòng liên hệ Hotline: 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc mua hàng trực tiếp gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.