U tuyến giáp có uống được mầm đậu nành không? Uống thế nào tốt?
Với những người bị u tuyến giáp thì chế độ ăn uống luôn được quan tâm. Trong đó, u tuyến giáp có uống được mầm đậu nành không là một thắc mắc phổ biến. Hãy cùng theo dõi bài viết sau để có câu trả lời cụ thể và cách bổ sung thực phẩm giàu dinh dưỡng này sao cho hiệu quả nhất!
U tuyến giáp có uống được mầm đậu nành không?
Những người bị u tuyến giáp không nên sử dụng các sản phẩm có chứa isoflavone, goitrogen… Bởi đây là những hợp chất có thể ảnh hưởng xấu tới quá trình điều trị bệnh. Cụ thể:
- Goitrogen: Là một hợp chất có thể làm kích hoạt và thúc đẩy quá trình phình tuyến giáp, tăng yếu tố kháng giáp… khiến cho bệnh u tuyến giáp tiến triển nhanh và nặng hơn.
- Isoflavone: Đây là dạng estrogen thực vật, mang lại nguồn dinh dưỡng tốt cho phụ nữ. Tuy nhiên, khi hàm lượng cao có thể làm giảm khả năng hấp thụ I-ốt – một chất quan trọng để tổng hợp hormon tuyến giáp.
Trong hạt đậu nành chứa nhiều những hợp chất trên nên mọi người thường nghĩ không nên sử dụng mầm đậu nành cho người bị u tuyến giáp. Tuy nhiên, mầm đậu nành là các sản phẩm được tạo ra khi ủ hạt đậu nành cho nảy mầm, có thân mềm và mọng nước. Mầm đậu nành không chứa nhiều các chất gây ảnh hưởng tới tuyến giáp. Và người bị u tuyến giáp hoàn toàn có thể sử dụng một lượng nhỏ mầm đậu nành (tối đa 30mg Isoflavone / ngày).
>> Dấu hiệu của u tuyến giáp ác tính bạn nên biết
Hiện nay, mầm đậu nành có 3 dạng phổ biến là: mầm đậu nành tươi, tinh chất mầm đậu nành và bột mầm đậu nành. Mỗi sản phẩm có những đặc điểm khác nhau. Hai loại mầm đậu nành tươi và bột mầm đậu nành thì thuộc dạng bào chế ở mức thô sơ, vẫn có những dưỡng chất tốt nhưng chứa nhiều tạp chất và ít hiệu quả. Còn tinh chất mầm đậu là sản phẩm được ưu tiên lựa chọn bởi được chiết xuất kỹ càng, loại bỏ tạp chất và tăng giá trị dinh dưỡng.
Người bị u tuyến giáp hoàn toàn có thể sử dụng một lượng nhỏ mầm đậu nành
Tác động của mầm đậu nành tới sức khoẻ
Mầm đậu nành là thực phẩm chứa nhiều dưỡng chất, đem lại lợi ích nhất định cho sức khỏe. Cụ thể:
- Estrogen thảo dược – isoflavone: Là một hoạt chất rất tốt cho sắc đẹp, sinh lý và sức khỏe của phái nữ. Giúp làm chậm những triệu chứng phổ biến khi mãn kinh, ngăn ngừa rụng tóc,….
- Protein: Trong mầm đậu nành chứa hàm lượng protein cao giúp nâng cao sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
- Vitamin, khoáng chất khác: Đó là các loại vitamin C, E, khoáng chất như mangan, magie, kali… có tác dụng tốt với sức khỏe.
Đồng thời, mầm đậu nành còn chứa nhiều chất chống oxy hóa và ít cholesterol. Do đó, đây được coi là sản phẩm ‘lành tính” và có lợi cho cơ thể.
Người bệnh u tuyến giáp có thể sử dụng mầm đậu nành nhưng cần sử dụng đúng cách với liều lượng hợp lý. Theo khuyến cáo lượng đậu nành sử dụng mỗi ngày không nhiều hơn 30mg/ ngày.
Bởi nếu quá “lạm dụng” mầm đậu nành sẽ có thể gây mất cân bằng lượng I-ốt cần thiết và làm ảnh hưởng xấu tới hoạt động của tuyến giáp. Đồng thời, người bệnh nên tham khảo ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa để sử dụng mầm đậu nành phù hợp, tốt cho sức khỏe nhất.
Đậu nành có chứa vitamin E nhưng với người bệnh tuyến giáp có uống được không. Tìm hiểu trong bài viết: Bệnh tuyến giáp có uống vitamin E được không?
Mầm đậu nành chứa nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe nhưng người bị u tuyến giáp không nên sử dụng quá nhiều
>> U tuyến giáp lành tính nên kiêng ăn gì và lưu ý bạn cần biết
Cách dùng mầm đậu nành với người u tuyến giáp
Phân tích trên đã giúp bạn trả lời u tuyến giáp có uống được mầm đậu nành không, nhưng dùng như thế nào để đảm bảo sức khỏe? Để sử dụng mầm đậu nành hợp lý nhất, người bị u tuyến giáp cần hỏi ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa. Qua đó, xây dựng một thực đơn lành mạnh, tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, mầm đậu nành chỉ nên sử dụng khi tình trạng bệnh ổn định. Tránh sử dụng thực phẩm này khi bệnh đang tiến triển hoặc đang trong giai đoạn điều trị. Bởi có thể gây nên những tác dụng “ngược”, ảnh hưởng xấu tới quá trình điều trị bệnh.
Liều lượng đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành có chứa isoflavon, được khuyến cáo là sử dụng không vượt quá 30mg/ ngày. Đồng thời, trong quá trình sử dụng để mang lại hiệu quả tốt cho sức khỏe và không ảnh hưởng tới bệnh u tuyến giáp thì cần chú ý những vấn đề sau:
- Bổ sung lượng I-ốt cần thiết trong khẩu phần ăn hàng ngày. Bởi thiếu I-ốt có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến bệnh u tuyến giáp. Khi bổ sung lượng thiếu hụt này sẽ khiến cải thiện đáng kể tình trạng bệnh.
- Không nên sử dụng mầm đậu nành nếu người bệnh bị u tuyến giáp tự miễn hay các kháng thể tuyến giáp đang phát triển…
- Cần kiểm chứng sản phẩm mầm đậu nành để đảm bảo tính an toàn khi sử dụng. Tránh sử dụng các sản phẩm đậu nành được chế biến từ loại biến đổi gen vì có thể không tốt cho sức khỏe.
- Sử dụng các sản phẩm có nguồn gốc từ đậu nành chưa qua chế biến như sữa đậu nành, đậu phụ tươi… Cần tránh sử dụng những chế phẩm đậu nành đã qua chế biến như: bột đậu nành, dầu đậu nành… thay cho mầm đậu nành.
- Sau khi uống thuốc u tuyến giáp trong vòng 3 – 4 giờ không nên sử dụng mầm đậu nành vì có thể hạn chế tác dụng của thuốc trong việc chữa bệnh.
- Khi xuất hiện những triệu chứng dị ứng với đậu nành như mẩn đỏ, ngứa… thì nên dừng sử dụng ngay. Bởi đậu nành cũng là một trong những thực phẩm dễ gây dị ứng.
Người bị u tuyến giáp nên sử dụng mầm đậu nành với chỉ định hợp lý và thời điểm phù hợp
>> U tuyến giáp lành tính nên ăn gì và những lưu ý cần biết
Với những người bị u tuyến giáp ngoài bổ sung các loại thực phẩm dinh dưỡng thì cần uống thêm các loại sản phẩm dinh dưỡng có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Một trong các sản phẩm uy tín hiện nay là dòng sản phẩm Leanpro Thyro của thương hiệu quốc gia Nutricare.
Đây là sản phẩm dành cho những người bị suy giáp, suy giảm chức năng tuyến giáp, u tuyến giáp, bệnh nhân sau phẫu thuật tuyến giáp… Thành phần của Leanpro Thyro chứa nhiều Canxi & I-ốt hàm lượng cao theo khuyến nghị RNI Việt Nam giúp điều hòa hormon và canxi máu.
Sản phẩm Leanpro Thyro - dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh tuyến giáp. XEM THÊM
Những lưu ý khi sử dụng mầm đậu nành cho người mắc bệnh u tuyến giáp
Khi sử dụng mầm đậu nành, bệnh nhân u tuyến giáp cần lưu ý một số điều quan trọng để đảm bảo an toàn và hiệu quả:
Trước khi bắt đầu sử dụng mầm đậu nành, bệnh nhân u tuyến giáp nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Họ có thể đánh giá tình trạng sức khỏe và cung cấp hướng dẫn cụ thể cho người bệnh.
Lựa chọn mầm đậu nành hữu cơ để đảm bảo không phải tiếp xúc với các hóa chất và thuốc trừ sâu có thể gây hại cho sức khỏe.
Lựa chọn mầm đậu nành hữu cơ để đảm bảo an toàn cho sức khỏe
Mầm đậu nành chứa các chất gọi là isoflavonoids, một loại phytoestrogen có thể ảnh hưởng đến hoạt động của tuyến giáp. Do đó, hạn chế liều lượng mầm đậu nành để tránh tác động tiêu cực đến sự cân bằng hormone tuyến giáp. Bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng có thể hướng dẫn bạn về liều lượng phù hợp.
Mầm đậu nành có thể gây ra phản ứng dị ứng hoặc tương tác với các loại thuốc khác. Nếu bạn có bất kỳ phản ứng không mong muốn nào sau khi sử dụng mầm đậu nành, hãy ngừng sử dụng và tham khảo ý kiến của bác sĩ.
Mầm đậu nành là một phần của chế độ ăn uống lành mạnh và cân đối. Tuy nhiên, không nên dựa chỉ vào mầm đậu nành mà thiếu các nguồn thực phẩm khác. Đa dạng hóa chế độ ăn uống với nhiều loại thực phẩm khác nhau và đảm bảo bạn nhận được đủ dưỡng chất cần thiết.
Không nên dựa chỉ vào mầm đậu nành mà thiếu các nguồn thực phẩm khác
>> Người mắc u tuyến giáp lành tính có trở thành ác tính không?
Hy vọng bài viết trên đã giúp các bạn giải đáp thắc mắc u tuyến giáp có uống được mầm đậu nành không? Sử dụng với liều lượng hợp lý và thời điểm thích hợp sẽ mang lại nhiều tác dụng điều trị bệnh. Đồng thời, nhằm hỗ trợ chữa các bệnh về tuyến giáp tốt nhất, các bạn hãy bổ sung sữa Leanpro Thyro để đạt hiệu quả tối ưu.
Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh tuyến giáp vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.
*Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.