Giải đáp vấn đề: U tuyến giáp có ăn được rau cải không?

Tỷ lệ người mắc phải u tuyến giáp không có dấu hiệu dừng lại. Điều này cho thấy, con người phải biết cách tự phòng tránh và điều trị nếu không may mắc phải. Đặc biệt trong đó, chế độ dinh dưỡng hàng ngày cần phải được ưu tiên hàng đầu. Vậy, u tuyến giáp có ăn được rau cải không? Theo dõi Nutricare Pharma để biết thêm những thông tin hữu ích nhé!

>> Xem thêm: Sữa dành cho bệnh tuyến giáp

Rau cải mang đến lợi ích gì cho cơ thể?

Tất cả các loại rau họ cải đều có nhiều tác đụng đến sức khỏe của con người. Một số lợi ích nổi bật của rau cải có thể kể đến như sau:

Cung cấp vitamin K

Vitamin K là một trong những loại vitamin đóng vai trò quan trọng, cần thiết, đặc biệt là trong quá trình điều trị các bệnh về thần kinh hay hội chứng mất trí nhớ,... Thiếu vitamin K trong cơ thể có thể dẫn đến các tình trạng như loãng máu, rối loạn đông máu. Các loại rau họ cải lại là nguồn cung cấp vitamin K vô cùng dồi dào.

Tăng sức đề kháng

Rau cải chứa nhiều vitamin C giúp tăng cường hệ miễn dịch. Đồng thời, lượng vitamin A dồi dào trong loại rau này tác động đến quá trình nguyên phân, giảm phân của tế bào lympho T - một tế bào bạch cầu giúp cơ thể ngăn ngừa vi khuẩn xâm nhập gây viêm nhiễm.

U tuyến giáp có ăn được rau cải không

Hấp thụ chất dinh dưỡng từ rau cải giúp cơ thể tăng sức đề kháng

Bảo vệ sức khỏe tim mạch

Thành phần trong rau cải còn chứa các chất chống oxy hóa, acid folic, giúp giảm lượng homocysteine và cho tăng khả năng chống viêm mạch máu, loại bỏ các mảng bám tích tụ trong thành động mạch và bảo vệ sức khỏe tim mạch hiệu quả nhất. Ngoài ra, nếu sử dụng rau cải luộc hay hấp cũng giúp trung hòa bớt lượng cholesterol trong máu.

Hạn chế nguy cơ mắc ung thư

Glucosinolates trong loại rau này có thể hạn chế được tổn thương tế bào DNA và ức chế hoạt động của các tế bào ung thư. Thường xuyên ăn rau cải với liều lượng vừa đủ có thể hạn chế nguy cơ ung thư phổi, dạ dày hay ruột kết. Đặc biệt đối với phụ nữ, sử dụng rau cải giúp hạn chế nguy cơ ung thư buồng trứng.

U tuyến giáp có ăn được rau cải không

Rau cải giúp cơ thể hạn chế các nguyên nhân gây bệnh ung thư

Bệnh nhân u tuyến giáp có ăn được rau cải không?

Với những lợi ích mà rau cải mang lại, vậy người bệnh mắc u tuyến giáp có thể ăn được rau cải không?

Sự tác động của rau cải đến tuyến giáp

Rất nhiều ý kiến cho rằng, tất cả các cây họ cải đều có thể làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về tuyến giáp vì trong loại rau này chứa thioglycosid có thể phân hủy thành thiocyanat.

Đây là các chất làm tăng sinh tuyến giáp. Các chất này được cho là gây ra các ảnh hưởng tới chức năng của tuyến giáp bằng cách ức chế sự vận chuyển iod. Bên cạnh đó, sự kết hợp của iod và thyroglobulin khiến cho hormon kích thích tuyến giáp TSH tăng lên, cuối cùng, dẫn đến tình trạng tăng sinh tuyến giáp.

Ngược lại, một số loại rau cải chứa các chất như flavon, phenol, isothyocyanate có khả năng ức chế tế bào ung thư khi thử nghiệm ở các mô hình động vật. Đặc biệt dithiolthiones và isothiocyanates trong rau cải rất dồi dào. Chúng có khả năng làm kích thích hoạt động của các enzyme có nhiệm vụ thải độc, loại bỏ các tác nhân gây ung thư và chất có hại khác đi vào cơ thể.

Bên cạnh đó, nhiều loại rau cải cũng là nguồn cung cấp cartotenoid bao gồm cả beta carotene và các chất chống oxy khác, bảo vệ cơ thể chống lại nhiều dạng ung thư khác nhau.

U tuyến giáp có ăn được rau cải không

Bệnh nhân mắc u tuyến giáp có ăn rau cải được không?

Bệnh nhân u tuyến giáp có nên ăn rau cải?

Trên thực tế, bệnh lý về tuyến giáp rất phức tạp, việc phát bệnh có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân. Do vậy, để đánh giá chính xác tác nhân nào gây ra bệnh lý ở con người là điều không hề dễ dàng. Tương tự như vậy, việc đưa ra nhận định về thực phẩm này có lợi cho sức khỏe người bệnh hay không cũng không hề đơn giản.

Do đó, đến nay, chưa có một lời khẳng định nào về việc bệnh nhân mắc u tuyến giáp có ăn rau cải được hay không.  Người bệnh tuyến giáp tốt nhất nếu muốn sử dụng rau cải trong bữa ăn hàng ngày, nên tham khảo ý kiến của bác sĩ về số lượng cũng như cách dùng để quá trình điều trị được tốt nhất.

>> Xem thêm:

Một số loại rau quả tốt cho bệnh nhân u tuyến giáp

Chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân mắc u tuyến giáp cần phải được xây dựng khoa học và đầy đủ. Chỉ có như vậy, việc điều trị và phục hồi mới đạt hiệu quả tốt nhất. Sau đây là một số loại rau mà bác sĩ khuyên người bệnh nên bổ sung hàng ngày;

Cần tây

Cần tây chứa nhiều dinh dưỡng và chất chống oxy hóa. Sử dụng loại rau này thường xuyên giúp người bệnh giảm viêm, làm sạch tuyến giáp và cải thiện sức khỏe. Đặc biệt, loại rau này còn có khả năng loại bỏ các độc tố của virus Epstein-Barr hay virus gây viêm tuyến giáp Hashimoto. Ngoài ra, thực phẩm này còn hỗ trợ sản sinh ra các hormon tuyến giáp T3 - Triiod Thyroxin.

Để hấp thụ dinh dưỡng tốt nhất từ cần tây, bệnh nhân nên sử dụng nước ép nguyên chất. Cách chế biển: Rửa rau thật sạch, cắt thành từng khúc, cho vào máy xay, xay nhuyễn và vắt lấy nước. Bạn có thể cho thêm một ít nước lọc để khi xay được dễ dàng hơn.

U tuyến giáp có ăn được rau cải không

Cần tây là một loại rau rất tốt cho bệnh nhân u tuyến giáp

Rau chân vịt

Rau chân vịt còn được gọi với cái tên khác là rau bina/cải bó xôi. Đây được xem như là thực phẩm lành mạnh nhất vì loại rau này chứa nhiều dinh dưỡng, chất chống oxy hóa, rất tốt cho sức khỏe tuyến giáp.  Lượng magie dồi dào cùng các chất khoáng có trong loại rau này mang lại hiệu quả rất lớn đối với những người mắc các chứng bệnh về tuyến giáp hay ung thư tuyến giáp.

Ngoài ra, sắt, kẽm và selen còn được tìm thấy trong thành phần của rau chân vịt kích thích hoạt động của tuyến giáp diễn ra lành mạnh. Hơn nữa, lượng axit béo omega-3 giúp cải thiện quá trình trao đổi chất và điều trị các bệnh lý liên quan đến tuyến giáp, vitamin c và chất chống oxy hóa gây ức chế sự hoạt động của các tế bào ung thư.

U tuyến giáp có ăn được rau cải không

Thành phần trong rau chân vịt rất tốt cho sức khỏe tuyến giáp

Củ dền

Củ dền là một trong số các loại rau tốt cho bệnh nhân tuyến giáp. Củ dền có vị ngọt nhẹ, giàu vitamin và khoáng chất, nghiên cứu cho thấy, 1,5g protein được tìm thấy trong 100g củ dền (tính phần ăn được). Ngoài ra, còn có từ 8 - 15g đường, 0,1g chất béo, 0,8g cellulose, 13mg canxi, 55md photpho, 0,5mg sắt… và nhiều loại vitamin như vitamin B1, B2, C, E.

Hơn nữa, một số loại axit amin và chất dinh dưỡng khác cần thiết cho cơ thể cũng có trong củ dền như axit folic, axit hydrochloric, i ốt, selen,... có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ thiếu máu, giúp đỡ hệ thống tiêu hóa, phòng chống bệnh tuyến giáp và xơ vữa động mạch.

Rau lá xanh đậm

Các bệnh nhân mắc u tuyến giáp nên bổ sung các loại rau lá xanh vào khẩu phần ăn của mình. Đây là nhóm thực phẩm giàu khoáng chất và magie có lợi cho việc trao đổi chất và tiêu hóa của cơ thể, nhất là hoạt động của tuyến giáp.

Bên cạnh đó, các loại rau lá xanh còn là nguồn cung cấp vitamin A, Vitamin K dồi dào giúp tăng cường chức năng của tuyến giáp. Thường xuyên sử dụng các loại rau này, không chỉ hỗ trợ hoạt động tuyến giáp diễn ra bình thường mà còn giảm bớt tình trạng mệt mỏi, uể oải hay thay đổi nhịp tim của cơ thể. Một số loại rau lá xanh đậm đó là rau diếp, rau ngót, rau muống,...

U tuyến giáp có ăn được rau cải không

Bệnh nhân u tuyến giáp nên ăn các loại rau lá xanh đậm

Lời kết

Thông qua bài viết, Nutricare đã giúp bạn đọc giải đáp vấn đề u tuyến giáp có ăn được rau cải không. Với những thông tin này, mong rằng bạn sẽ có cho mình một chế độ ăn hợp lý để cải thiện sức khỏe nhanh chóng.

Ngoài ra, trong quá trình điều trị bệnh tuyến giáp bạn có thể tham khảo sản phẩm y học của Nutricare Pharma: Leanpro Thyro. Đây là dòng sữa dinh dưỡng chuyên biệt giàu I-ốt, Selen giúp cải thiện hormone tuyến giáp, đặc biệt với hệ SLIM CARE độc quyền giúp kiểm soát cân nặng, giảm căng thẳng mệt mỏi, nâng cao thể trạng toàn diện.

Leanpro Thyro – Dinh dưỡng tăng cường sức khoẻ tuyến giáp. Mua ngay

Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh u tuyến giáp vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.