U tuyến giáp có uống được cần tây không và một số lưu ý

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh.

Cần tây là thực phẩm quen thuộc xuất hiện trong các bữa ăn hàng ngày của con người. Không chỉ làm nguyên liệu chế biến, thực phẩm này còn cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho con người. Vậy, u tuyến giáp có uống được cần tây không? Để trả lời câu hỏi này, Nutricare Pharma mời bạn đọc theo dõi nội dung sau.

>> Xem thêm: Sữa dành cho bệnh tuyến giáp

Hàm lượng dưỡng chất có trong cần tây

Để giải đáp cho câu hỏi u tuyến giáp có uống được cần tây không, trước tiên bạn hãy cùng Nutricare Pharma tìm hiểu về các dưỡng chất có trong loại rau này đã. Các chuyên gia dinh dưỡng công nhận cần tây chứa vô số vitamin và dưỡng chất cần thiết với sức khỏe như sau:

  • Chất béo.
  • Chất đường bột.
  • Protein.
  • Vitamin A, B, C, D, E và K.
  • Các khoáng chất (Canxi, Sắt,…).
  • Chất xơ.
  • Acid phenolic.
  • Acetylenic.

U tuyến giáp có uống được cần tây không

 

Cần tây chứa nhiều dưỡng chất, vitamin và khoáng chất tốt với sức khỏe

Đối với bệnh u tuyến giáp thì hai hợp chất có trong cần tây là Acid phenolic và Acetylenic là hữu dụng nhất. Khi ép nước hoặc ăn cần tây, cơ thể sẽ kiềm chế được Prostaglandin – một chất chuyên kích thích sự phát triển các tế bào ung thư. Do đó, bệnh nhân u tuyến giáp NÊN uống cần tây để cải thiện, ngăn ngừa di căn của bệnh.

Công dụng của cần tây với sức khỏe

Các thành phần có trong cần tây còn mang lại vô số tác dụng tuyệt vời đối với sức khỏe người dùng, cụ thể có thể kể tới:

  • Ức chế, ngăn ngừa các tế bào ung thư phát triển.
  • Cải thiện vóc dáng, làm đẹp da.
  • Giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh.
  • Hỗ trợ cải thiện chỉ số đường huyết.
  • Tăng cường hệ tim mạch, cân bằng huyết áp.
  • Hạn chế việc hình thành các cục máu đông.

Bệnh nhân u tuyến giáp có uống được cần tây không?

Với những thông tin đã trình bày ở trên, bạn có thể thấy rằng cần tây chứa hai hợp chất là acid phenolic và acetylenic có tác dụng kìm hãm sự phát triển của prostaglandin - chất có khả năng kích thích các tế bào ung thư phát triển, ngăn chặn quá trình quá hủy ADN của các gốc tự do và hạn chế sự hình thành và phát triển của khối u.

Không dừng lại ở đó, loại rau này còn chứa nhiều dưỡng chất và chất chống oxy hóa. Những chất này có vai trò vô cùng quan trọng  trong việc tăng cường sức khỏe tuyến giáp cùng như giảm viêm.

Ngoài ra, cần tây còn được cho rằng có khả năng làm sạch gây virus viêm nhiễm - Epstein-Barr, hỗ trợ làm sạch tuyến giáp và tăng cường sản sinh ra hormone tuyến giáp T3. Do vậy, người bệnh u tuyến giáp có uống được cần tây không thì câu trả lời là Có.

Tuyến giáp có uống được cần tây không

Nước ép cần tây rất tốt cho bệnh nhân mắc u tuyến giáp

Chế biến cần tây cho bệnh nhân u tuyến giáp

Việc chế biến nước ép là vô cùng đơn giản. Người bệnh có thể tự làm tại nhà bằng cách:

  • Rửa sạch và thái rau thành các khúc nhỏ.
  • Cho các cần tây vừa cắt vào máy ép.
  • Pha thêm nước lọc và khuấy đều.

Sau khi thực hiện xong các bước, bệnh nhân đã có thể thưởng thức ly nước ép dinh dưỡng. Bạn nên sử dụng khoảng 250ml nước ép cần tây hằng ngày và sau khi ép xong nên dùng ngay để tránh việc các dưỡng chất trong đó bị biến đổi.

Tuyến giáp có uống được cần tây không

Chế biến nước ép từ rau cần tây cho bệnh nhân u tuyến giáp

>> Xem thêm: Thực đơn cho người cắt bỏ tuyến giáp

Nên sử dụng cần tây khi nào là tốt nhất?

Thời gian mà cơ thể có thể hấp thụ tốt nhất là vào buổi sáng khi bụng rỗng, trước khi bạn ăn sáng. Có thể uống thêm nước hoặc nước chanh ấm, nhưng bạn nên đợi thêm ít nhất 15 phút rồi hãy uống nước ép cần tây.

Nước ép rau cần tây được xem như là một đồ uống dược liệu hiệu quả cao và chứa rất ít calo nên bạn có thể ăn sáng nếu muốn hấp thu đủ năng lượng để làm việc. Lưu ý, hãy đợi ít nhất 30p sau khi uống để có thể của bạn có thể thẩm thấu tốt nhất lượng dưỡng chất đó.

Tuy nhiên, nếu điều kiện không cho phép, bạn hoàn toàn có thể ăn sáng nhẹ để bản thân không quá đói và dùng nước ép sau đó 1 giờ. Nếu ăn no thì đợi sau 2h hãy uống. Về liều lượng, bạn có thể uống 500ml mỗi ngày và chia thành 2 lần buổi sáng và cuối chiều hay trước bữa tối. Bạn phải nhớ, nước ép cần tây phát huy tác dụng tốt nhất khi bạn để bụng rỗng.

Tuyến giáp có uống được cần tây không

Sử dụng nước ép như thế nào để mang lại hiệu quả tốt nhất?

Cần lưu ý gì khi người bệnh u tuyến giáp sử dụng nước ép cần tây

Một số lưu ý khi sử dụng nước ép cần tây mà bạn nên biết để tránh làm mất đi dinh dưỡng:

  • Nước ép rau cần nên được cất giữ trong những chai lọ thủy tinh và có nắp chặt kín hơi. Tuyệt đối không được sử dụng lọ nhựa để đựng.
  • Sau khi ép xong, nên cho ngay vào chai thủy tinh để bảo quản, không được để ở môi trường bên ngoài quá 5 phút.
  • Khi cho nước ép vào chai đựng, nên đổ đến kín miệng chai nhằm giảm thiểu tối đa phần không khí giữa nước và nắp chai, tránh tình trạng xảy ra quá trình oxy hóa sớm.
  • Bạn có thể cho thêm một chút nước chanh vào nước ép, vừa gia tăng hương vị vừa có thể hạn chế nguy cơ mất đi dinh dưỡng khi bảo quản nhờ các chất chống oxy hóa và axit citric cũng như lượng vitamin C dồi dào có trong chanh tươi.
  • Tuyệt đối không đặt những chai nước ép tiếp xúc trực tiếp với nhiệt độ và ánh nắng mặt trời khiến quá trình oxy hóa bị đẩy nhanh.

>> Người bị bệnh tiểu đường ăn bánh tráng được không?

Đối tượng cần tránh xa cần tây?

Cần tây mang lại nhiều dinh dưỡng cho con người. Tuy nhiên không phải đối tượng nào dùng cần tây cũng mang lại hiệu quả.

Bệnh nhân huyết áp thấp

Huyết áp của những bệnh nhân sẽ không thể duy trì ở trạng thái ổn định nếu như sử dụng nước ép này. Thậm chí, có thể dẫn đến hiện tượng tụt huyết áp đột ngột. Vì vậy, để phòng tránh nguy cơ mắc phải những tác dụng phụ không mong muốn, bệnh nhân huyết áp thấp không nên uống cần tây.

Tuyến giáp có uống được cần tây không

Bệnh nhân huyết áp thấp không nên sử dụng cần tây

Người mắc bệnh về thận

Nếu bạn đang trong quá trình sử dụng thuốc lợi tiểu để điều trị bệnh hoặc có vấn đề về thận thì tuyệt đối không nên dùng nước ép. Cần tây chứa nhiều nước nên được xem là một loại thuốc lợi tiểu từ tự nhiên. Do vậy, nếu bệnh nhân bổ sung thêm, có thể gây ra áp lực đào thải cho thận, khiến thận có thể bị suy giảm chức năng.

>> Xem thêm:

Nam trong độ tuổi sinh sản

Một thử nghiệm được tiến hành: cho nam giới trong độ tuổi sinh sản, có sức khỏe tốt hấp thụ cần tây nhiều ngày liền. Kết quả cho thấy, số lượng tinh trùng ở những đối tượng này suy giảm rõ rệt. Tuy nhiên, nếu ngừng thử nghiệm một vài tuần, tình trạng này sẽ được cải thiện và phục hồi lại bình thường.

Nguyên nhân do đâu? Các chuyên gia giải thích rằng, cần tây chứa một loại chất có khả năng ức chế sự hình thành của testorterone - hormone có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của các mô sinh sản ở nam giới. Đây chính là nguyên nhân gây ra lượng tinh trùng bị giảm thiểu

Phụ nữ có thai

Phụ nữ đang trong thời gian thai kỳ tuyệt đối không nên ăn bởi cần tây có khả năng dẫn đến đau thắt tử cung quá mức, thậm chí có thể gây ra tình trạng sảy thai. Do vậy, những phụ nữ mang thai cần lưu ý vấn đề này.

Tuyến giáp có uống được cần tây không

Cần tây không phù hợp dùng cho phụ nữ có thai

Bệnh nhân mắc bệnh ngoài da

Cần tây có chứa hóa chất psoralen gây ra phản ứng với dưới ánh nắng mặt trời. Chất này có thể khiến da trở nên nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với tia cực tím, gây ra nguy cơ viêm da. Đây chính là tác hại của nước ép rau cần đối với những người mắc bệnh da liễu. Vì vậy, loại rau này hoàn toàn không phù hợp với những người đang mắc các bệnh về da như ngứa da, vẩy nến, lở loét,...

Thể trạng yếu

Cần tây tính mát nên ăn vào có thể làm tổn thương trung dương gây ảnh hưởng đến hoạt động của người tiêu hóa. Đặc biệt, những người có sắc mặt vàng vọt, uể oải và ăn uống kém nên tránh xa loại rau này.

Một số câu hỏi liên quan

Sau đây là một số câu hỏi mà Nutricare tổng hợp được, mời bạn đọc tham khảo:

Có nên kết hợp nước ép rau cần với các nguyên liệu khác?

Nước ép cần tây có nhiều dược tính tốt, mang đến hiệu quả chữa lành diệu kỳ cho bệnh nhân đặc biệt là những người bị u tuyến giáp. Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng nguyên chất thì mới hấp thụ được nhiều dinh dưỡng nhất.

Một số người thích kết hợp thêm collagen, than hoạt tính để kích thích quá trình thảo độc và cải thiện da nhưng thực chất, việc làm này lại khiến cho tác dụng của rau cần bị giảm đi.

Tuyến giáp có uống được cần tây không

Có nên kết hợp nước ép rau cần với các nguyên liệu khác?

Sử dụng cần tây mỗi ngày có thực sự tốt?

Chắc chắn. Việc sử dụng cần tây mỗi ngày đặc biệt đối với bệnh nhân điều trị về tuyến giáp là vô cùng cần thiết. Bên cạnh việc hỗ trợ điều trị, loại rau này còn mang đến nhiều lợi ích như tinh thần minh mẫn hơn, cơ thể dễ chịu hơn hay cải thiện hệ thống tiêu hóa, kiểm soát cân nặng,...

Lời kết

Bài viết trên là lời giải đáp cho câu hỏi u tuyến giáp có uống được cần tây không? Bạn nên bổ sung vào bữa ăn hàng ngày của người bệnh để cải thiện tình hình sức khỏe.

Ngoài ra, trong quá trình điều trị bệnh tuyến giáp bạn có thể tham khảo sản phẩm y học của Nutricare Pharma: Leanpro Thyro. Đây là dòng sữa dinh dưỡng chuyên biệt giàu I-ốt, Selen giúp cải thiện hormone tuyến giáp, đặc biệt với hệ SLIM CARE độc quyền giúp kiểm soát cân nặng, giảm căng thẳng mệt mỏi, nâng cao thể trạng toàn diện.

U tuyến giáp có uống được cần tây không và một số lưu ý

 

Leanpro Thyro – Dinh dưỡng tăng cường sức khoẻ tuyến giáp. MUA NGAY

Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh u tuyến giáp vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

BS BÙI HỒNG THANH 

Bác sĩ Chuyên khoa Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái