Truyền đạm cho người bị ung thư: Có nên hay không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh.

Bổ sung dưỡng chất cho người ung thư luôn được bác sĩ chỉ định khi điều trị bệnh. Dinh dưỡng là yếu tố giúp cơ thể hồi phục nhanh hơn và có sức khỏe để đáp ứng điều trị. Với cơ thể, đạm là dinh dưỡng quan trọng và thường được nhiều người bổ sung bằng đường truyền qua tĩnh mạch. Tuy nhiên với người có bệnh thì việc truyền đạm cần cẩn thận. Vậy có nên truyền đạm cho người bị ung thư? Cùng Nutricare Pharma tìm lời giải ngay nhé.

=> Xem thêm: Dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư

Truyền đạm là gì?

Đạm là nguồn cung cấp các dưỡng chất quan trọng cho cơ thể thường được cơ sở y tế, bệnh viện cho bệnh nhân truyền qua tĩnh mạch. Truyền đạm giúp cơ thể có đủ carbohydrate, protein, chất béo, khoáng chất và vitamin cần thiết. Do đó khi cơ thể mệt mỏi, kiệt sức, suy nhược sẽ được chỉ định truyền đạm để phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên không phải ai cũng được chỉ định truyền đạm, nhất là với người có bệnh lý nặng như ung thư. Vậy với người bị ung thư liệu có nên truyền đạm?

Nên hay không nên truyền đạm cho người bị ung thư?

Đáp án phù hợp nhất dành cho câu hỏi này là tình trạng bệnh lý và thể trạng của bệnh nhân ung thư có được bác sĩ chỉ định truyền đạm không? Nếu bác sĩ khuyến cáo nên truyền, đồng thời cơ thể người bệnh không dị ứng với đạm thì bệnh nhân ung thư nên thực hiện.

Truyền đạm cho người bị ung thư

Bác sĩ là người quyết định chính xác nhất về việc bệnh nhân ung thư truyền đạm

Các dưỡng chất có trong đạm sữa dinh dưỡng (khoáng chất, vitamin, carbohydrate, protein, chất béo,…) sẽ bồi bổ cơ thể và tăng cường sức đề kháng cho bệnh nhân. Cụ thể thì bác sĩ thường chỉ định bệnh nhân ung thư nên truyền đạm sữa sau khi hóa trị, xạ trị, phẫu thuật,… dài ngày.

Nếu bệnh nhân không bị dị ứng với đạm sữa dinh dưỡng thì việc truyền đạm là lựa chọn tốt, có thể giúp cơ thể tăng cường trao đổi chất và cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên quá trình truyền đạm cần được nhân viên y tế theo dõi trong quá trình thực hiện để hạn chế các phản ứng gây hại đối với cơ thể người bệnh.

>> Ung thư dạ dày là gì? Biểu hiện của ung thư dạ dày

Hướng dẫn cách truyền đạm dịch an toàn cho người bị ung thư

Truyền đạm sữa là một phương pháp cung cấp dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư cần được thực hiện chính xác bởi nhân viên viên y tế. Nếu không sẽ rất nguy hiểm bởi các triệu chứng kích ứng. Dưới đây chúng tôi đã hướng dẫn quy trình truyền đạm dịch an toàn, bạn theo dõi để hiểu rõ hơn nhé:

  • Bước 1: Nhân viên y tế tiến hành kiểm tra, vô khuẩn dụng cụ và chất lượng của dịch đạm sữa trước khi truyền cho bệnh nhân.
  • Bước 2: Tiến hành thao tác kỹ thuật cắm ống tĩnh mạch kết nối với túi đạm sữa. Sau đó tùy chỉnh dòng dịch, đảm bảo tính chảy đều và liên tục cho bệnh nhân.
  • Bước 3: Nhân viên y tế và gia đình sẽ theo dõi tình trạng bệnh nhân ung thư trong suốt quá trình tiếp nhận đạm sữa.
  • Bước 4: Hoàn tất quá trình truyền đạm sữa, nhân viên y tế sẽ thực hiện thao tác kỹ thuật vệ sinh đúng cách. Thu dọn đồ dùng y tế gọn gàng để người bệnh nghỉ ngơi.

Truyền đạm cho người bị ung thư

Truyền đạm dịch cho người bị ung thư cần thực hiện bởi nhân viên y tế

Tổng hợp một số lưu ý quan trọng khi truyền đạm cho người bị ung thư

Dung dịch đạm sữa là nguồn dinh dưỡng quan trọng nên truyền cho bệnh nhân ung thư nếu không bổ sung đủ nguồn đạm thực phẩm. Trong quá trình điều trị, truyền đạm sẽ cải thiện các vấn đề suy giảm sức đề kháng, cơ thể suy nhược,... cho người bệnh nhờ vào chất béo, đạm chất lượng cao, các khoáng chất và đường. Tuy nhiên việc truyền đạm cho người bị ung thư cần tuân thủ các lưu ý nhất định để đảm bảo an toàn, cụ thể:

Kiểm tra sức khỏe tổng quát trước khi truyền

Trước khi truyền đạm cho người bị ung thư, bác sĩ sẽ chỉ định kiểm tra tình trạng sức khỏe bệnh nhân. Nếu thể chất người bệnh đủ đảm bảo an toàn thì bác sĩ sẽ cho truyền dung dịch. Còn bệnh nhân có vấn đề về thận, gan, tim mạch,… sẽ được bác sĩ cân nhắc kỹ lưỡng về mặt lợi và hại khi truyền dung dịch đạm sữa.

Sử dụng dung dịch đạm an toàn

Dung dịch đạm sữa truyền cho bệnh nhân ung thư cần được bảo quản đúng cách. Hơn nữa, gia đình không được tự ý quyết định truyền dung dịch đạm cho người bệnh.

Truyền đạm cho người bị ung thư

Dung dịch đạm truyền cho bệnh nhân cần được bảo quản an toàn bởi cơ sở y tế

Phương pháp này cần thực hiện bởi nhân viên y tế có chuyên môn để đảm bảo an toàn. Bởi vì truyền đạm sữa là thao tác y tế tương đối phức tạp, nếu không cẩn thận sẽ gây nguy hiểm cho bệnh nhân.

>> Nước ép trái cây cho người ung thư: Lợi ích, lưu ý khi sử dụng

Chú ý theo dõi khi truyền

Trong quá trình thực hiện việc truyền đạm, bệnh nhân cần được nhân viên y tế theo dõi chặt chẽ. Điều này sẽ hạn chế các biến chứng nguy hiểm xảy ra, có sự can thiệp kịp thời từ nhân viên y tế có chuyên môn.

Cụ thể gia đình và nhân viên y tế nên chú ý, nếu bệnh nhân xuất hiện những dấu hiệu như phù nề chi, khó thở, nổi ban đỏ,… thì báo cáo ngay cho bác sĩ để có sự xử trí kịp thời.

Truyền đạm cho người bị ung thư

Truyền đạm bằng dịch cần chú ý theo dõi cẩn thận khi truyền

Người nhà bệnh nhân tuyệt đối không tự ý thao tác với ống bơm, kim truyền dịch trong quá trình truyền. Gia đình người bệnh có thể phối hợp với cán bộ y tế (nếu được nhờ) và chú ý quan sát tình trạng sức khỏe bệnh nhân khi truyền đạm.  

Có những cách bổ sung đạm nào cho người bị ung thư?

Có 2 cách khác được ứng dụng phổ biến để bổ sung đạm cho người bị ung thư, bao gồm bổ sung qua các loại thực phẩm và truyền dịch đạm. Cụ thể 02 cách này có sự khác biệt như sau:  

Bổ sung đạm bằng thực phẩm

Đây là cách bổ sung đạm cho người bị ung thư thường được các bác sĩ khuyến cáo. Gia đình khi chăm sóc bệnh nhân nên chịu khó cung cấp các thực phẩm giàu chất đạm như:

  • Thịt các loại động vật.
  • Thịt các loại gia cầm.
  • Các loại hải sản.
  • Các loại hạt.
  • Các loại đậu.
  • Sữa.

Những thực phẩm vừa được nêu ra đều sở hữu lượng lớn chất đạm, có thể cung cấp đủ acid amin cần thiết cho cơ thể. Khi bổ sung chế độ dinh dưỡng hàng ngày, bệnh nhân nên cân bằng lượng thực phẩm để đáp ứng tốt các yêu cầu về sức khỏe.

Bổ sung đạm bằng sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt, sữa y học

Một số bệnh nhân ung thư có tiền sử dị ứng với việc truyền dịch đạm, lúc này nên cân nhắc sử dụng sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt. Cụ thể là sữa dinh dưỡng y học Leanmax Hope. Sản phẩm sẽ bổ sung Arginine, BCAAs, EPA, Vitamin A, C, E, Se, Canxi, Canxi D3, Sắt, Kẽm, Nano Curcumin, Magie, Phốt pho cùng chất xơ hòa tan.

Sản phẩm Leanmax Hope cung cấp năng lượng cao, tăng sức đề kháng, giúp người bệnh có sức khoẻ tốt hoan… sau quá trình hóa, xạ trị ung thư. Hơn nữa, Leanmax Hope đã được chứng minh lâm sàng tăng cân, khối cơ sau 8 tuần sử dung.

https://www.dinhduongyhoc.com.vn/blogs/tu-van/truyen-dam-cho-nguoi-bi-ung-thu

Bổ sung dinh dưỡng y học Leanmax Hope. XEM THÊM

FAQ phổ biến về việc truyền đạm cho bệnh nhân ung thư

Lúc nào nên truyền đạm cho bệnh nhân ung thư?

Thời điểm tốt nhất thường được các bác sĩ khuyến cáo truyền đạm cho người bệnh ung thư đó là trước và sau khi điều trị. Những lúc này thể chất của bệnh nhân cần đủ sức để phối hợp với các liệu pháp điều trị, ngăn ngừa sự hình thành, tấn công của tế bào ung thư.

Bệnh nhân ung thư nào nên truyền đạm?

Cụ thể phương pháp truyền đạm sữa thường được bác sĩ chỉ định cho nhóm bệnh nhân ung thư sau:

  • Ung thư gan.
  • Ung thư dạ dày.
  • Ung thư cổ tử cung.
  • Ung thư xương.
  • Ung thư phổi.
  • Ung thư vòm họng.

Lời kết  

Truyền đạm cho người bị ung thư là phương pháp cần thiết nếu có sự chỉ định từ bác sĩ điều trị. Nutricare Pharma hy vọng bài viết này đã cung cấp đủ thông tin hữu ích để bạn có cái nhìn chính xác hơn về việc truyền đạm.

Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho người bệnh ung thư, vui lòng liên hệ Hotline: 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc mua hàng trực tiếp gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

 

BS BÙI HỒNG THANH 

Bác sĩ Chuyên khoa Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái