Ung thư dạ dày là gì? Biểu hiện của ung thư dạ dày
Ung thư dạ dày là gì? Biểu hiện của ung thư dạ dày có rõ ràng không? Chẩn đoán và chữa trị bệnh như thế nào? Bài viết dưới đây Nutricare Pharma đã tổng hợp thông tin chi tiết về bệnh để bạn dễ tìm hiểu, từ đó có cái nhìn chính xác hơn trong việc bảo vệ sức khỏe, phòng ngừa, điều trị bệnh.
Ung thư dạ dày là gì?
Ung thư dạ dày được hình thành bởi các tế bào phát triển bất thường trong dạ dày. Khi tế bào mất kiểm soát sẽ tạo ra các khối u, nếu là u ác tính chúng sẽ lan rộng ra nhiều cơ quan khác. Cơ thể sẽ gặp nhiều tác động xấu, xác suất cao sẽ tử vong khi bị ung thư dạ dày. Dạng ung thư này chia thành nhiều giai đoạn như:
- Giai đoạn 0: Tế bào ung thư xuất hiện ở lớp niêm mạc dạ dày, gọi là ung thư biểu mô.
- Giai đoạn 1: Tế bào ung thư bắt đầu xâm lấn vào lớp thứ 2 của dạ dày.
- Giai đoạn 2: Tế bào ung thư xâm lấn đến lớp niêm mạc dạ dày, gọi là ung thư dưới cơ.
- Giai đoạn 3: Tế bào ung thư lan rộng tới hạch bạch huyết cùng các cơ quan khác.
- Giai đoạn 4: Tế bào ung thư di căn khắp cơ thể, xác suất tử vong cao.
Ung thư dạ dày hình thành bởi các tế bào phát triển bất thường tại dạ dày
Những nguyên nhân gây ra ung thư dạ dày
Nguyên nhân khiến ung thư dạ dày xuất hiện ở cơ thể khá đa dạng. Bộ Y Tế đã chỉ ra một số nguyên nhân phổ biến khiến người bệnh có xác suất cao bị ung thư:
- Gặp phải tổn thương tiền ung thư: Dạ dày có nhiều vấn đề như (teo niêm mạc dạ dày, niêm mạc dạ dày có các tế bào biến đổi cấu trúc,…).
- Nhiễm vi khuẩn HP (Helicobacter pylori): Dạ dày bị viêm loét.
- Béo phì: Người béo có xác suất cao ung thư dạ dày phần tâm vị.
- Di truyền: Tỷ lệ di truyền gen từ mẹ sang con là 48%.
- Nhóm máu: Máu A có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao hơn các nhóm máu khác.
- Phẫu thuật dạ dày: Người có tiền sử phẫu thuật dạ dày dễ mắc ung thư dạ dày hơn những người khác.
- Tuổi tác: Người lớn tuổi nguy cơ mắc ung thư dạ dày sẽ cao hơn người trẻ bởi hệ miễn dịch kém.
- Giới tính: Nam giới mắc ung thư dạ dày có số lượng cao gấp 2 lần nữ giới.
Ung thư dạ dày xuất hiện bởi nhiều nguyên nhân khác nhau
>> Ung thư hạch bạch huyết: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Tổng hợp các biểu hiện của ung thư dạ dày
Biểu hiện của ung thư dạ dày thường bị nhầm lẫn với bệnh lý dạ dày thường gặp. Điều này là lý do khiến nhiều bệnh nhân phát hiện ra ung thư đã ở giai đoạn nặng. Để ngăn ngừa điều này, chúng tôi đã tổng hợp lại các biểu hiện thường thấy của ung thư dạ dày (từ giai đoạn sớm đến nặng). Bạn tham khảo để sắp xếp lịch thăm khám, chẩn đoán bệnh thật chính xác. Cụ thể:
Sụt cân
Sụt cân là một trong các biểu hiện của ung thư dạ dày thường gặp nhất. Dấu hiệu này sẽ xảy ra khi bệnh ở giai đoạn tiến triển. Bạn nên kiểm tra sức khỏe nếu thấy cơ thể giảm 15% trọng lượng (trong vòng 3 tháng).
Đau bụng
Nếu cơn đau dạ dày xuất hiện với tần suất thường xuyên, đau nhiều tại vùng thượng vị thì bệnh ung thư đã tiến triển sang giai đoạn 1, 2. Bệnh nhân cần thăm khám ngay lập tức để bác sĩ lên phác đồ điều trị.
Chán ăn, không ăn được
Ung thư dạ dày là bệnh lý sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới hệ tiêu hóa. Bệnh nhân ung thư thường cảm thấy buồn nôn, khô miệng, khó nuốt, khó tiêu hóa thức ăn.
Đầy bụng, đau đớn
Bệnh nhân ung thư dạ dày thường cảm thấy đầy bụng, khó chịu, đau đớn sau khi bổ sung thực phẩm vào cơ thể. Khi dạ dày bị tổn thương, việc co bóp thức ăn trở nên khó khăn hơn nhiều.
Đầy bụng, đau đớn – biểu hiện của ung thư dạ dày
Tiêu chảy, đi phân đen
Khối u ung thư ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa là nguyên nhân chính khiến người bệnh rối loạn chức năng bài tiết hoặc rối loạn vi khuẩn đường ruột. Bệnh nhân sẽ tiêu chảy, táo bón kéo dài hoặc đi phân ngoài màu đen.
Da xanh xao, thiếu máu
Da tái nhợt, xanh xao và cơ thể thiếu máu là các biểu hiện của ung thư dạ dày. Khi bệnh ở giai đoạn 3, 4 (nặng) cơ thể người bệnh dễ mất máu cấp tính vì xuất huyết dạ dày. Lúc này khả năng hấp thụ dinh dưỡng của người bệnh cũng kém, dẫn tới mệt mỏi, xanh xao và gầy rộc.
Nôn ra máu
Đây là biểu hiện của ung thư dạ dày khá rõ ràng, tuy nhiên dấu hiệu này chỉ xuất hiện khi bệnh trở nặng. Lúc này các khối u ác tính đã chèn ép dạ dày, dẫn đến đầy hơi, trào ngược dịch vị khiến người bệnh nôn ói.
Nôn ra máu là một biểu hiện của ung thư dạ dày dễ nhận thấy
>> 9 Dấu hiệu của ung thư cổ tử cung dễ nhận thấy
Các cách chẩn đoán bệnh ung thư dạ dày
Để chẩn đoán chính xác ung thư dạ dày, các cơ sở y tế - bệnh viện sẽ chỉ định bệnh nhân thăm khám bằng những phương thức dưới đây:
Chẩn đoán cận lâm sàng
Khi bệnh nhân thăm khám và kể ra các biểu hiện của ung thư dạ dày, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh thực hiện một số phương pháp chẩn đoán cận lâm sàng như:
- Nội soi dạ dày bằng ống mềm.
- Siêu âm ổ bụng.
- Sinh thiết dạ dày.
- Chụp cắt lớp dạ dày bằng vi tính.
- Xét nghiệm máu và xét nghiệm phân.
Nội soi hình ảnh dạ dày
Cách này giúp bác sĩ tìm được hình ảnh tổn thương tại dạ dày cho bệnh nhân. Hơn nữa còn xác định chính xác đặc điểm, tính chất của khối u để lên phác đồ điều trị hiệu quả.
Nội soi nhuộm màu
Phương pháp nội soi nhuộm màu giúp bác sĩ xác định chính xác đám tế bào niêm mạc loạn sản dựa vào những chất màu không đều, qua đó sinh thiết và chẩn đoán tình trạng bệnh.
Nội soi nhuộm màu để chẩn đoán ung thư dạ dày
Siêu âm nội soi dạ dày
Nội soi gắn đầu dò siêu âm sẽ xác định được các khối u trong thành dạ dày, phù hợp kiểm tra tại giai đoạn đầu của bệnh. Khi khối u chưa xâm lấn ra các vị trí khác trên cơ thể, hạch chưa di căn.
Chụp CT Scan
Hình thức này chuyên đánh giá sự thâm nhiễm của khối u, phát hiện được những ổ hạch di căn tại bụng, gan và tụy.
Điều trị ung thư dạ dày như thế nào?
Hiện nay y học tại Việt Nam đã hiện đại, có nhiều phương pháp điều trị ung thư dạ dày hiệu quả. Bác sĩ sẽ dựa vào tình trạng bệnh lý, thể trạng của người bệnh sau đó lên phác đồ điều trị phù hợp bằng các phương pháp:
- Phẫu thuật: Cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ dạ dày.
- Hóa trị: Tiêu diệt và ức chế tế bào ung thư bằng thuốc chống ung thư đặc biệt.
- Xạ trị: Sử dụng tia phóng xạ để tiêu diệt tế bào ung thư.
- Điều trị đích: Dùng thuốc để tấn công gen và protein chuyên biệt của tế bào ung thư.
- Điều trị miễn dịch: Sử dụng thuốc tác động vào hệ miễn dịch để tiêu diệt tế bào ung thư.
Bác sĩ sẽ điều trị ung thư dạ dày dựa vào thể trạng và bệnh lý của bệnh nhân
Bệnh nhân ung thư dạ dày hãy bổ sung sữa dinh dưỡng Leanmax Hope trong quá trình điều trị, góp phần nâng cao thể chất khi hóa, xạ trị các khối u nhé. Sản phẩm Leanmax Hope đã được chứng minh lâm sàng tăng cân, khối cơ sau 8 tuần sử dụng.
Leanmax Hope là sữa dinh dưỡng phù hợp với bệnh nhân ung thư dạ dày. MUA NGAY
Một số lưu ý để ngăn ngừa, phòng chống ung thư dạ dày
Để giảm xác suất mình bị ung thư dạ dày, mọi người nên ngăn ngừa, phòng chống bệnh bằng các yếu tố dưới đây:
- Duy trì cân nặng phù hợp với cơ thể, tăng - giảm cân an toàn.
- Chịu khó rèn luyện thể dục thể thao.
- Thực hiện chế độ ăn uống khoa học, vệ sinh thực phẩm sạch sẽ.
- Hạn chế ăn uống thức ăn chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp,…
- Không sử dụng các chất kích thích, hạn chế bia rượu và thuốc lá.
- Thăm khám, điều trị dứt điểm một số bệnh lý liên quan tới dạ dày, tránh biến chứng.
Lời kết
Những biểu hiện của ung thư dạ dày rất dễ nhầm với bệnh dạ dày thông thường ở giai đoạn đầu. Chính vì thế Nutricare Pharma mong rằng bài viết này đã giúp bạn hiểu thêm, chịu khó để ý sức khỏe của mình hơn.
Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho người bệnh ung thư, vui lòng liên hệ Hotline: 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc mua hàng trực tiếp gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.