Cách lên thực đơn cho người ung thư thực quản an toàn nhất

Ung thư thực quản thường khiến bệnh nhân khó ăn uống, sụt cân, suy nhược cơ thể bởi vì thực quản bị thu hẹp. Việc lên thực đơn cho người ung thư thực quản phù hợp, đủ dưỡng chất sẽ hỗ trợ điều trị tốt hơn. Bài viết này Nutricare Pharma sẽ hướng dẫn chi tiết để bạn dễ tham khảo, áp dụng.

Lý do chuẩn bị thực đơn cho người ung thư thực quản?

Chế độ dinh dưỡng đủ tốt sẽ giúp bệnh nhân ung thư thực quản hỗ trợ điều trị, tăng sức đề kháng để chống chọi lại bệnh tật. Cân nặng ổn định, ăn uống đủ chất giúp người bệnh hạn chế các tác dụng phụ, nhanh phục hồi sau khi điều trị. Chính vì thế việc chuẩn bị thực đơn cho người ung thư thực quản đặc biệt quan trọng.

1. Vai trò dinh dưỡng của thực đơn

Thực đơn đầy đủ dưỡng chất sẽ cải thiện hệ miễn dịch của người bệnh, có đủ thể chất để chống chọi bệnh tật. Thực tế có không ít bệnh nhân ung thư thực quản tử vong vì kiêng khem ăn uống quá mức, thiếu hụt dinh dưỡng dẫn đến suy nhược cơ thể. Việc xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp người bệnh kéo dài sự sống, hỗ trợ quá trình điều trị trở nên hiệu quả.

Thực đơn cho người ung thư thực quản cần cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết

>> Bỏ túi thực đơn cho người ung thư đại tràng an toàn, tốt nhất

2. Nguyên tắc xây dựng thực đơn

Người ung thư thực quản xây dựng thực đơn cần tuân thủ một số vấn đề nhất định. Hiệu quả cải thiện cơ thể, hỗ trợ ức chế bệnh của bệnh nhân sẽ tốt hơn nhờ vào:

  • Chế biến, bổ sung các thực phẩm, món ăn chế biến mềm lỏng, nấu chín nhừ.
  • Tránh thực phẩm khó tiêu hóa, hạn chế tổn thương vùng giữa cổ họng (hầu họng).
  • Nghiền nhuyễn thực phẩm, thịt,… để bệnh nhân dễ nuốt.
  • Không chiên nướng thực phẩm, hạn chế nêm nếm các gia vị cay nóng, chứa nhiều axit.
  • Chế biến thực phẩm luộc/hấp thanh đạm để giữ được phần lớn dinh dưỡng.

Thực đơn cho người ung thư thực quản nên bổ sung

Để xây dựng một thực đơn cho người ung thư thực quản đủ an toàn, có thể hỗ trợ quá trình điều trị bệnh. Người bệnh hoặc người nhà bệnh nhân nên ưu tiên các nhóm thực phẩm có lợi, lành mạnh và đủ dưỡng chất như sau:

1. Sữa và sữa chua

Đây là nhóm thực phẩm có đặc tính mềm, dễ ăn, dễ nuốt và dễ tiêu hóa. Sữa và sữa chua cung cấp cho cơ thể nhiều năng lượng dồi dào, tăng sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch. Bệnh nhân ung thư thực quản nên bổ sung, sử dụng sữa dinh dưỡng Leanmax Hope. 

Cách lên thực đơn cho người ung thư thực quản an toàn nhất

Dinh dưỡng y học Leanmax Hope đã được chứng minh lâm sàng tăng cân khối cơ sau 8 tuần sử dụng. XEM THÊM

Chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người ung thư thực quản nên uống từ 2-3 cốc sữa dinh dưỡng/ngày. Trong sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt Leanmax Hope cung cấp nhiều năng lượng cao, lành tính và hiệu quả với bệnh nhân. Cụ thể là Vitamin A, C, E, Vitamin nhóm B, Selen, Nano Curcumin, Chất xơ hòa tan FOS/Inulin, BCAA, đạm whey, chất béo MCT, Protein, Omega 3, Omega 6.

2. Rau xanh, nước trái cây

Để bảo vệ cổ họng, người bị ung thư thực quản nên bổ sung nhiều vitamin cùng khoáng chất có trong rau xanh và nước trái cây. Trong thực đơn cho người ung thư thực quản ăn hàng ngày cần có rau xanh non được luộc nhừ hoặc xay nhuyễn nấu cùng cháo. Sau khi ăn, bệnh nhân nên uống nước ép trái cây để hạn chế cổ họng bị tổn thương.

3. Trứng

Trứng là thực phẩm có dồi dào protein – một dưỡng chất cần thiết với bệnh nhân ung thư thực quản. Người bệnh nên ăn trứng nấu cùng cháo, nấu súp trứng để bản thân dễ nuốt. Bạn nên hạn chế ăn trứng luộc vì cách chế biến này dễ khiến cổ họng bị nghẹn, không tốt cho sức khỏe người bệnh.

4. Ngũ cốc, thực phẩm nhiều tinh bột

Các loại ngũ cốc như bột yến mạch, lúa mì, gạo, khoai tây, sắn dây, khoai lang,… là nhóm thực phẩm giàu tinh bột đặc biệt tốt với bệnh nhân ung thư thực quản. Khi bổ sung vào cơ thể, các loại thực phẩm này đều có khả năng thấm hút dịch axit dạ dày, bảo vệ thực quản, niêm mạc dạ dày để ngăn ngừa bệnh tiến triển.

Thực phẩm nhiều tinh bột nên có trong thực đơn hàng ngày của người bị ung thư thực quản

5. Nấm

Nấm là nhóm thực phẩm lý tưởng người bị ung thư thực quản nên bổ sung. Trong nấm có dồi dào các Polysaccharide – một chất chuyên kích hoạt tế bào miễn dịch, có thể ức chế tế bào ung thư, làm chậm quá trình phát triển.

Nấm còn có vitamin D và selen, hỗ trợ bệnh nhân tăng sức đề kháng, đủ thể chất đáp ứng những phương pháp điều trị của bác sĩ. Cụ thể thực đơn ăn uống hàng ngày người bệnh nên ăn các loại nấm như nấm rơm, nấm mèo, nấm hương, nấm kim châm,…

>> Tổng hợp các vitamin không dùng cho người ung thư

Thực đơn cho người ung thư thực quản nên kiêng

Khi xây dựng thực đơn cho người ung thư thực quản, ngoài nhóm thực phẩm nên bổ sung, người bệnh cần chú ý kiêng một số thực phẩm như:

  • Không ăn thức ăn khô cứng (hạt dẻ cười, hạt điều, lạc,…).
  • Hạn chế bổ sung các loại thịt đỏ (thịt dê, thịt lợn, thịt bò,…).
  • Kiêng thực phẩm chế biến sẵn, đồ ăn nướng/chiên rán nhiều dầu mỡ.
  • Tránh ăn thực phẩm nhiều chất béo, các loại thịt đông lạnh.
  • Không ăn bánh bột mì trắng, bánh mì trắng (thực phẩm chứa hạt tinh chế).
  • Kiêng ăn bánh kẹo, đồ ngọt, đồ ăn nhanh, đồ uống có gas.
  • Tránh ăn thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng.
  • Hạn chế bổ sung đồ muối chua như (cà muối, dưa muối).
  • Không sử dụng các chất kích thích như cà phê, rượu bia, thuốc lá,…

Người ung thư thực quản nên kiêng thức ăn khô cứng, thịt đỏ, đồ dầu mỡ, đồ ngọt,…

Cách lên thực đơn cho người ung thư thực quản trước và sau phẫu thuật

Ung thư thực quản nên ăn gì trước và sau phẫu thuật? Đây là câu hỏi được nhiều người thắc mắc. Sau khi biết được nhóm thực phẩm nên ăn và nên kiêng, tốt nhất bạn hãy thực hiện chế độ dinh dưỡng một cách khoa học, phù hợp với quá trình trị liệu của mình. Cụ thể:

Thực đơn cho người ung thư thực quản trước khi phẫu thuật

Trước khi bệnh nhân phẫu thuật để điều trị ung thư thực quản, cơ thể thường gầy yếu, thiếu chất bởi vì khối u lây lan khiến người bệnh ăn uống khó khăn. Lúc này bệnh nhân nên bổ sung thực phẩm có protein và vitamin để cải thiện sức khỏe, đảm bảo thể chất đủ tốt để đáp ứng quá trình phẫu thuật.

Người ung thư thực quản nên bổ sung protein và vitamin trước khi phẫu thuật

Thực đơn cho người ung thư thực quản sau khi phẫu thuật

Sau khi phẫu thuật ung thư thực quản, người bệnh nên ăn thịt, tôm, cá, rau xanh chế biến mềm lỏng và uống sữa, uống nước ép trái cây. Tốt nhất một ngày bệnh nhân nên ăn từ 5-6 bữa, ăn chậm nhai kỹ để cung cấp đủ dưỡng chất.

Người ung thư thực quản nên ăn 5-6 bữa/ngày, đủ dưỡng chất sau khi phẫu thuật

Thực đơn ăn uống phù hợp cũng giúp bệnh nhân giảm thiểu các triệu chứng hậu phẫu, tránh nghẹn và buồn nôn. Nếu sức khỏe đã dần hồi phục thì bệnh nhân có thể bổ sung, chế biến một số món ăn có dạng đặc.

Một số lưu ý bệnh nhân ung thư thực quản cần biết

Để cải thiện tình trạng sức khỏe, ngoài việc áp dụng thực đơn phù hợp bệnh nhân ung thư thực quản còn cần chú ý:

  • Hạn chế thực phẩm cay nóng, nhiều axit, lên men chua.
  • Tránh ăn món ăn nhiều dầu mỡ, chiên xào.
  • Chú ý ăn chậm và nuốt hết thực phẩm trước khi ăn miếng tiếp theo.
  • Chế biến thực phẩm lỏng, mềm có thể ăn bằng cách sử dụng ống hút.
  • Tuyệt đối không ăn thực phẩm quá lạnh hoặc quá nóng.
  • Mua, mang theo bên mình bình xịt miệng – chuyên xịt giữ ẩm thực quản.
  • Ngậm kẹo gừng, kẹo bạc hà để miệng tiết nhiều nước bọt hơn.
  • Trước và sau khi ăn bệnh nhân nên súc miệng bằng nước muối Nacl 0,9%.
  • Người bệnh ăn chậm nhai kỹ để giảm đau cổ họng khi nuốt.
  • Chia nhỏ khẩu phần ăn, bổ sung nhiều bữa/ngày (5-7 bữa).
  • Ngồi thẳng lưng khi ăn, đảm bảo thực phẩm xuống dạ dày tốt hơn.
  • Sau khi ăn bệnh nhân không nằm ngay, ngồi nghỉ tối thiểu 10-15 phút.
  • Tập luyện hít sâu thở chậm mỗi khi buồn nôn.

Lời kết

Trên đây là thực đơn cho người ung thư thực quản an toàn, bổ dưỡng nhất mà Nutricare Pharma muốn giới thiệu. Hy vọng sau khi đọc bạn có thể áp dụng, triển khai chính xác để cải thiện sức khỏe, tăng hiệu quả điều trị bệnh.

Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho người bệnh ung thư, vui lòng liên hệ Hotline: 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc mua hàng trực tiếp gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.