Tổng hợp các vitamin không dùng cho người ung thư
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh.
Thể trạng của người bị ung thư luôn cần được cung cấp các loại dinh dưỡng, vitamin, khoáng chất. Tuy nhiên theo các bác sĩ sẽ có các vitamin không dùng cho người ung thư. Do đó khi bổ sung không nên tùy tiện bởi có thể gây tác dụng ngược lại. Vậy những loại vitamin đó là những loại nào? Hãy cùng Nutricare Pharma xem ngay để lưu ý khi chăm sóc và bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư nhé.
Tại sao không khuyến cáo người ung thư sử dụng Vitamin?
Người bệnh thường được bác sĩ chỉ định chương trình hỗ trợ điều trị ung thư gọi là CAM. Chương trình này sẽ sử dụng chế độ ăn đặc biệt, các chế phẩm thảo dược và thiền định để cải thiện sức đề kháng, ức chế tế bào ác tính, khối u ung thư. Trong chương trình CAM, việc uống và bổ sung Vitamin được bác sĩ nhận định là biện pháp cuối cùng nếu người bệnh có hệ miễn dịch kém.
Vitamin là biện pháp cuối cùng trong chương trình hỗ trợ điều trị CAM
Hầu hết bác sĩ thường chỉ định các viên Vitamin liều ít để đảm bảo bệnh nhân có đủ thể chất đáp ứng được quá trình trị liệu. Tại đầu thế kỷ 20 nhiều cuộc nghiên cứu đã chứng minh thiếu Vitamin sẽ khiến cơ thể suy nhược. Cụ thể cơ thể thiếu hụt vitamin B1 sẽ tạo ra bệnh phù thũng, thiếu hụt Vitamin C sẽ hình thành bệnh scurvy…
Thời điểm hiện tại những căn bệnh này đã hiếm gặp bởi vì chế độ dinh dưỡng hiện tại đa dạng, phong phú và bổ dưỡng hơn nhiều. Tuy nhiên các đặc tính nổi bật của Vitamin đã “thôi thúc” nhiều bệnh nhân “lạm dụng” sử dụng, dùng với liều lượng lớn. Điều này vô tình tạo ra “con dao 2 lưỡi” khiến nhiều người gặp tác dụng phụ bởi vì dùng Vitamin sai cách.
>> Kinh nghiệm chọn mua mũ cho người bị ung thư hữu ích
Sự thật sững sờ về Vitamin đối với ung thư
Tại một cuộc nghiên cứu của 2 nhà khoa học Linus Pauling, Ewan Cameron (cả 2 đều sở hữu giải thưởng Nobel), họ đã theo dõi một nhóm bệnh nhân ung thư đã cải thiện bệnh lý đáng kể. Cuộc nghiên cứu đã cho các bệnh nhân sử dụng vitamin C liều cao, họ công bố những bệnh nhân này có thời gian sống sót lâu hơn so với thời gian dự kiến.
Vitamin sử dụng không đúng cách sẽ tạo ra nhiều tác dụng phụ, hoàn toàn vô bổ
Sau khi công bố, nghiên cứu này đã bị giới chức trách và mọi người chỉ trích nặng nề về lý do điều trị và so sánh là 2 yếu tố so sánh không phù hợp. Bệnh viện Mayo tại Mỹ sau đó đã kiểm tra tuyên bố của Pauling, bệnh viện đã thực hiện một loạt các tiêu chuẩn so sánh khoa học và kết luận: “Không có lợi ích nào cho bệnh nhân ung thư khi sử dụng vitamin C liều cao, tình trạng bệnh vẫn tiến triển dù sử dụng và không sử dụng”.
Nghiên cứu của bệnh viện Mayo đã tiến hành dựa theo các tiêu chuẩn cao nhất của Y tế. Bao gồm các nhóm được điều trị và nhóm không được điều trị nhằm thu về biểu mẫu so sánh khách quan, chính xác nhất về tác dụng của Vitamin đối với ung thư.
Các Vitamin không dùng cho người ung thư cần tránh xa
Trải qua thời gian dài nghiên cứu, giới Y Tế đã kết luận có loại Vitamin phù hợp phòng chống ung thư và Vitamin “tiếp tay” cho các tế bào ác tính của ung thư. Do đó ý tưởng dùng Vitamin để hỗ trợ điều trị hiện nay được rất ít bác sĩ chỉ định cho bệnh nhân ung thư.
Thực tế đã có một số trường hợp, bệnh nhân sử dụng nhiều loại vitamin khác nhau, sau đó bệnh tình trở nặng bởi vì tế bào ác tính có điều kiện thuận lợi phát triển và di căn đến các bộ phận khác trong cơ thể. Để tránh điều đó xảy ra, bạn hãy bỏ túi các vitamin không dùng cho người ung thư đã được khuyến cáo dưới đây:
Vitamin B1
B1 là loại vitamin khi sử dụng hết sức thận trọng cho bệnh nhân ung thư, dù không cấm nhưng B1 có thể khiến các khối u ác tính tiến triển nhanh chóng nếu dùng quá liều.
Vitamin B1 có thể hỗ trợ tế bào ung thư tăng mạnh
Cụ thể bác sĩ sẽ chỉ định Vitamin B1 liều thấp cho bệnh nhân ung thư dạ dày, ung thư thực quản, ung thư máu,… khi cơ thể thiếu hụt vitamin B1. Tác dụng của loại Vitamin này thực sự có hiệu quả với các triệu chứng như suy giảm trí nhớ, tê bì, tăng lượng acid lactic trong máu.
Tại sao lại phải dùng Vitamin B1 liều thấp? Năm 1997, một nghiên cứu đã chứng minh mối quan hệ giữa vitamin B1 và ung thư. Khi các tế bào ung thư phân chia với tốc độ nhanh đã sản sinh ra một loại đường là ribose. Đó là một khung để hình thành các vật liệu di truyền quan trọng của các tế bào sống là AND và ARN. Các vật liệu này lại rất cần thiết cho sự hình thành các tế bào ung thư mới. Ở các tế bào bình thường sự tái tạo này rất cần đến oxy, nhưng các tế bào ung thư do tốc độ phát triển nhanh đã tìm ra một con đường khác không cần đến đến oxy thông qua một loại enzym gọi là transketolase (gọi tắt là TK), mà con đường này lại rất cần đến vitamin B1.
Chính vì thế việc người bệnh sử dụng vitamin B1 liều cao sẽ thúc đẩy sự tăng trưởng các khối u, tế bào ung thư ác tính một cách nhanh chóng.
>> Thực đơn cho người bị ung thư dạ dày: Nên ăn, kiêng ăn gì?
Vitamin B12
Nhắc đến các Vitamin không dùng cho người ung thư, chắc chắn không thể thiếu B12. Mặc dù Vitamin B12 có tác dụng chống lại bệnh thiếu máu – Biermer, có thể hỗ trợ và thúc đẩy quá trình chuyển hóa đối với các nơron thần kinh. Tuy nhiên Vitamin B12 lại có khả năng thúc đẩy tế bào tăng trưởng mạnh.
Vitamin B12 sẽ thúc đẩy khối u, tế bào ác tính phát triển mạnh mẽ
Về tác dụng dược lý thì bệnh nhân ung thư nên hạn chế sử dụng Vitamin B12 bởi vì cơ chế bệnh sinh của ung thư cũng là các tế bào ác tính phát triển mạnh mẽ. Nếu bệnh nhân tự ý bổ sung Vitamin B12 thì tế bào ung thư sẽ tiến triển nhanh chóng hơn. Chính vì thế, rất hiếm bác sĩ chỉ định người bị ung thư sử dụng Vitamin B12 trong quá trình điều trị.
Vitamin C
Người bị ung thư nếu sử dụng Vitamin C sẽ khiến các phương pháp điều trị tế bào ác tính, tiêu diệt khối u của bệnh viện bị giảm tác dụng. Tại sao lại thế? Các tế bào ung thư bản chất đã chứa một lượng lớn vitamin C để bảo vệ tế bào ung thư khỏi việc thiếu oxy.
Vitamin C giúp tế bào ung thư mạnh mẽ hơn, giảm đi hiệu quả hóa xạ trị
Những biện pháp điều trị hiện tại đều hoạt động theo cơ chế gây ra sự thiếu dưỡng khí để ức chế, tiêu diệt các tế bào ung thư. Do đó bác sĩ khuyến cáo người bệnh không nên sử dụng Vitamin C để thực hiện xạ trị được hiệu quả hơn.
Vitamin E
Tại một nghiên cứu ở Phần Lan được thực hiện vào năm 1990, kết quả cuộc nghiên cứu cho thấy người dùng Vitamin E sẽ có tỷ lệ ung thư phổi cao hơn người không sử dụng. Sau đó nhiều cuộc nghiên cứu khoa học khác đã được thực hiện để kiểm chứng nhận định này.
Bất ngờ hơn cả, Vitamin E thực sự không có tác dụng ngăn ngừa, hỗ trợ cải thiện ung thư, tế bào ác tính cho bệnh nhân. Khi bổ sung lượng lớn Vitamin E liều cao, tình trạng bệnh còn diễn biến nặng và nhanh hơn.
Cách bổ sung vitamin cho người ung thư
Bổ sung vitamin cho người mắc ung thư cần được thực hiện một cách cẩn trọng và hiệu quả. Dưới đây là một số cách giúp đảm bảo người bệnh nhận đủ vitamin cần thiết mà vẫn an toàn:
- Tham khảo ý kiến bác sĩ: Trước khi bắt đầu bất kỳ chế độ bổ sung vitamin nào, bệnh nhân nên thảo luận với bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng. Họ có thể đánh giá tình trạng sức khỏe và đưa ra lời khuyên phù hợp.
- Ưu tiên nguồn thực phẩm tự nhiên: Thay vì bổ sung vitamin bằng viên nén, hãy cố gắng nhận vitamin từ thực phẩm tự nhiên. Trái cây, rau củ, ngũ cốc nguyên hạt, và protein từ động vật đều là những nguồn cung cấp vitamin phong phú và an toàn.
- Tập trung vào vitamin D và C: Vitamin D có thể hỗ trợ hệ miễn dịch và giúp hấp thụ canxi, trong khi vitamin C giúp chống oxy hóa và bảo vệ tế bào. Người bệnh có thể nhận vitamin D từ ánh sáng mặt trời và thực phẩm như cá hồi, trong khi vitamin C có nhiều trong trái cây họ cam quýt.
- Giám sát liều lượng: Nếu cần sử dụng viên bổ sung, hãy tuân thủ liều lượng khuyến cáo. Việc tiêu thụ vitamin quá mức có thể gây ra tác dụng phụ không mong muốn.
- Theo dõi sức khỏe: Sau khi bổ sung vitamin, bệnh nhân nên theo dõi sức khỏe của mình và thông báo cho bác sĩ về bất kỳ phản ứng nào để điều chỉnh chế độ dinh dưỡng nếu cần.
Nên chú ý cách bổ sung vitamin cho người ung thư hợp lý
>> Xem thêm:
Bệnh nhân ung thư nên dùng gì?
Vitamin nhóm B, C, E đều có khả năng khiến tình trạng ung thư diễn biến nặng hơn nếu tự ý sử dụng, bổ sung liều cao (chưa hỏi ý kiến bác sĩ). Tuy nhiên ngoài các vitamin không dùng cho người ung thư thì bệnh nhân hoàn toàn có thể dùng được các loại vitamin khác.
Công bằng mà nói Vitamin chỉ thực sự có lợi với một số bệnh nhân, cụ thể là các nhân đã bị suy dinh dưỡng, thiết hụt quá nhiều Vitamin cơ bản. Bình thường người bị ung thư chỉ nên bổ sung lượng Vitamin an toàn dựa vào chế độ ăn uống cá nhân hàng ngày. Điều này sẽ kích thích cơ thể sinh trưởng các tế bào lành mạnh, không kích thích những tế bào ác tính. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân ung thư nếu quyết định sử dụng Vitamin hãy hỏi và xin ý kiến từ bác sĩ điều trị.
Hiện nay nhiều bác sĩ thường khuyến cáo bệnh nhân nên cải thiện sức khỏe, giảm suy nhược cơ thể bằng cách bổ sung dinh dưỡng từ sữa Leanmax Hope. Bảng thành phần lành tính của sản phẩm này phù hợp với thể chất của bệnh nhân ung thư.
Sử dụng sữa Leanmax Hope, bệnh nhân sẽ cung cấp được các dinh dưỡng chuyên biệt như protein, đạm Whey, BCAA, chất béo MCT, Omega 3, 6 và vitamin A, C, E, vitamin nhóm B, Selen, chất xơ hoà tan, Nano curcumin,…
Sản phẩm dinh dưỡng y học Leanmax Hope đã được chứng minh lâm sàng tăng cân, khối cơ sau 8 tuần. XEM THÊM
Lời kết
Bài viết này Nutricare Pharma đã tổng hợp và bật mí cho bạn biết các vitamin không dùng cho người ung thư. Nếu bạn muốn cải thiện sức khỏe, hạn chế vấn đề suy nhược cơ thể sau khi hóa – xạ trị thì mua, sử dụng sữa Leanmax Hope và Leanpro Hope nhé.
Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho người bệnh ung thư, vui lòng liên hệ Hotline: 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc mua hàng trực tiếp gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Bác sĩ Chuyên khoa Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.
Quá trình đào tạo
- 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
- 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
- Chứng chỉ dược lâm sàng
- Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
- Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản
Quá trình công tác
- 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
- 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
- 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
- 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái