Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường cập nhật mới
Bệnh nhân tiểu đường cần tuân thủ chế độ ăn lành mạnh, đủ dinh dưỡng để không khiến đường huyết tăng cao. Nếu bạn quan tâm đến tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường thì hãy theo dõi bài viết dưới đây của Nutricare Pharma. Chúng tôi đã tổng hợp thông tin chi tiết để bạn kiểm soát bệnh đái tháo đường tốt hơn.
>> Xem thêm: Sữa dành cho bệnh tiểu đường
Tháp dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường là gì?
Nói một cách dễ hiểu thì tháp dinh dưỡng là chế độ ăn tốt nhất dành cho bệnh nhân tiểu đường. Người mắc bệnh lý đái tháo đường tuân thủ tháp dinh dưỡng sẽ kiểm soát được chỉ số đường huyết mà vẫn cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
Tháp dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường là yếu tố có thể kiểm soát đường huyết
Tháp dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường sẽ giúp người bệnh biết được bản thân nên ăn gì, ăn với số lượng bao nhiêu,… Hiệp hội tiểu đường Hoa Kỳ và Hiệp hội dinh dưỡng Hoa Kỳ đã nghiên cứu và ban hành tháp dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường.
Tháp dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường có tổng cộng 6 nhóm thực phẩm. Mỗi một nhóm sẽ đại diện cho các thực phẩm riêng biệt. Nhìn chung tháp dinh dưỡng nhóm đáy là nhóm mà bệnh nhân cần ăn nhiều. Còn phần đỉnh của tháp (nhóm nhỏ nhất) là loại thực phẩm bệnh nhân tiểu đường cần hạn chế.
Mục tiêu và nguyên tắc về dinh dưỡng dành cho bệnh nhân tiểu đường
Để bạn hiểu rõ trước khi tham khảo tháp dinh dưỡng, dưới đây chúng tôi đã tổng hợp lại mục tiêu và nguyên tắc về dinh dưỡng của bệnh nhân tiểu đường. Bạn hãy theo dõi nhé, cụ thể:
Mục tiêu
Mỗi một bệnh nhân tiểu đường cần dựa vào bệnh lý, mục tiêu điều trị và sở thích ăn uống của bản thân để có nguyên tắc dinh dưỡng phù hợp nhất. Nhìn chung mục đích chính của người đái tháo đường đó là kiểm soát chỉ số đường huyết. Ngoài ra tháp dinh dưỡng còn giúp bệnh nhân tiểu đường hạn chế biến chứng nguy hiểm.
Nguyên tắc
Để thực hiện mục tiêu điều trị, cải thiện bệnh tiểu đường thì người bệnh cần chú ý một số nguyên tắc cụ thể, bao gồm:
- Ăn uống vừa đủ, cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết cho cơ thể.
- Hạn chế kiêng khem, hạ đường huyết quá mức.
- Không ăn quá no, không ăn quá ít.
- Thực phẩm cung cấp cần có đủ năng lượng khi vận động.
- Ăn đủ 3 bữa/ngày, có thể chia nhỏ thành 4 bữa ăn để tránh bị đói.
- Chú ý ăn đúng giờ, bổ sung đủ nước cho cơ thể (40ml/kg, ví dụ 50kg uống 2L nước).
- Ăn đồ ăn đa dạng, không tập trung ăn một nhóm thực phẩm nào đó khiến cơ thể thiếu hụt hoặc dư thừa dưỡng chất.
Người bệnh tiểu đường cần chú ý một số nguyên tắc cụ thể
Tham khảo thêm:
Bật mí tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường hữu ích nhất
Tháp dinh dưỡng của bệnh nhân đái tháo đường có chiều từ dưới lên trên. Nhóm ở dưới cùng là nhóm nên ăn nhiều. Lần lượt sau đó là các nhóm nên ăn ít và hạn chế ăn.
Tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường
Dưới đây chúng tôi đã tổng hợp thông tin chi tiết để bạn dễ tham khảo, cụ thể:
Nhóm 1: Nhóm tinh bột (ngũ cốc, khoai lang, gạo lứt…)
Nhóm tinh bột là nhóm lớn nhất của tháp dinh dưỡng mà bạn nên ăn nhiều. Lượng Calo, carbohydrate và các Vitamin như A, C, D,… Đây là nhóm thực phẩm cung cấp đủ dinh dưỡng, năng lượng cho người bệnh tiểu đường.
Hàng ngày người bệnh có thể ăn cơm, xôi, gạo lứt hoặc khoai lang. Hạn chế ăn khoai tây, bánh mì và bánh gạo… để tránh tăng đường huyết. Nhìn chung bạn nên chia nhỏ bữa ăn ra tầm 6 – 11 lần/ngày, giảm số lượng mỗi khẩu phần ăn. Ví dụ:
- 1 Lát bánh mì.
- 1/3 bát cơm hoặc ⅓ bát mì.
- 3/4 bát ngũ cốc khô.
- 1/2 bát khoai tây nấu chín hoặc đậu và ngô.
Nhóm tinh bột (ngũ cốc, khoai, bánh mì…)
Nhóm 2: Nhóm rau củ (giàu chất xơ) & Nhóm 3: Trái cây
Trong tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường, đây là nhóm thực phẩm lành mạnh mà người bệnh có thể bổ sung hàng ngày. Cụ thể là rau xanh và hoa quả bởi chúng chứa nhiều các vitamin, chất xơ, acid amin và khoáng chất. Tốt nhất bạn nên ăn rau xanh và hoa quả còn tươi, ít chế biến, ít gia vị như:
- Salad.
- Mướp đắng.
- Tảo.
- Rau muống.
- Rau ngót.
- Dưa chuột.
- Bắp cải.
- Cà chua.
- Cà rốt.
- Bông cải xanh.
- Rau bina.
- Rau diếp xoăn.
- Quả mọng.
- Quả có múi.
- Táo.
- Lê.
- Chuối.
- Dưa hấu.
Nhóm rau củ (giàu chất xơ)
Theo chuyên gia dinh dưỡng công bố, người tiểu đường cần ăn 14g/1000kcal/ngày. Nữ giới là 25g/1000kcal/ngày, còn nam giới là 38g/1000kcal/ngày. Nhìn chung nhóm thực phẩm số 2 có ít chất béo, chỉ số đường huyết thấp. Chính vì thế người bệnh nên bổ sung và ăn thường xuyên để tăng cường hệ miễn dịch, thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể.
Có một số loại trái cây chứa lượng chỉ số đường huyết trung bình mà người bệnh nên hạn chế ăn. Bao gồm xoài, mơ, nho khô và dứa. Mỗi ngày bạn có thể bổ sung nhóm 2 bằng 2-3 khẩu phần ăn/ngày. Cụ thể là ½ cốc trái cây, 1 quả trái cây, 1 cốc dưa.
Nhóm 4: Nhóm sữa, chế phẩm từ sữa & Nhóm 5: Thóm thịt và thay thế thịt (thịt cá, trứng,…)
Đây là nhóm chứa nhiều vitamin, chất đạm, sắt, vitamin,… để cơ thể người bệnh có đủ dinh dưỡng khi hoạt động. Người bệnh tiểu đường vẫn nên bổ sung nhóm thực phẩm này hàng ngày với liều lượng vừa đủ để tránh thiếu chất.
Những người bệnh có thể trạng béo phì, thừa cân,… nên ăn thịt nạc. Ví dụ như ức gà, thịt ít mỡ,… Hạn chế ăn da gà, da vịt hoặc thịt có nhiều mỡ để tránh tăng chỉ số đường huyết.
Nhóm 3: Nhóm sữa, thịt cá, trứng
Nhóm sữa, thịt cá, trứng còn bao gồm các loại thực phẩm lành mạnh, an toàn với người tiểu đường như đậu phụ, sữa đậu nành,… Ngoài ra các chế phẩm từ sữa như sữa chua, sữa công thức, phomai,… đều rất tốt với người đái tháo đường. Cơ thể sẽ có đủ canxi, protein và các dưỡng chất thiết yếu.
Bạn nên ưu tiên các loại sữa không đường, sữa ít chất béo nếu bản thân, người nhà bị tiểu đường. Những sản phẩm này khi bổ sung vào cơ thể sẽ giảm sự hấp thụ các acid béo bão hòa rất tốt. Liều lượng phù hợp của nhóm 3 đó là 2-3 khẩu phần/ngày, mỗi khẩu phần bao gồm 1 hộp sữa chua và 1 cốc sữa không đường.
Người tiểu đường có thể tham khảo các loại sữa dinh dưỡng cho bệnh tiểu đường chuyên biệt Nutricare Cerna. Đây là dòng sữa đã được nghiên cứu giúp ổn định đường huyết với GI thấp = 32.5, tăng đề kháng, giảm căng thẳng mệt mỏi và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ cho cơ thể.
Sữa dinh dưỡng dành cho bệnh tiểu đường Nutricare Cerna. TÌM HIỂU NGAY
Nhóm 6: Nhóm chứa dầu, mỡ và các loại hạt có dầu
Đây là nhóm thực phẩm sẽ cung cấp vitamin, chất béo ví dụ như (khoai tây chiên, bánh kẹo, đồ chiên rán…). Người bệnh tiểu đường cần sử dụng dầu thực vật (dầu oliu và dầu đậu nành) bởi chúng ít chất béo, không ảnh hưởng tới đường huyết.
Các loại mỡ, nội tạng động vật và sản phẩm đóng hộp sẽ chứa nhiều chất béo bão hòa. Bạn cần hạn chế ăn để tránh tăng cholesterol máu, biến chứng nguy hiểm về tim mạch bởi vì chúng có ít dinh dưỡng.
Nhóm 6 của tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường cần ăn với liều lượng vừa phải. Cụ thể là 1/2 cốc kem và 2 chiếc bánh quy (hoặc 1 chiếc bánh nướng).
Nhóm 6: Nhóm chứa dầu, mỡ và các loại hạt có dầu
Bật mí nhóm thực phẩm bệnh nhân tiểu đường không nên ăn
Ngoài nhóm thực phẩm phù hợp với người tiểu đường còn có nhóm thực phẩm mà bệnh nhân nên hạn chế ăn. Những thực phẩm dưới đây sẽ khiến cơ thể tăng cao chỉ số đường huyết, cụ thể là:
- Không ăn nhóm thực phẩm có từ 10-20% glucid.
- Hạn chế ăn thực có nhiều đường như bánh ngọt, kẹo, mứt.
- Không uống nước ngọt, sữa có nhiều đường, rượu bia và đồ uống có cồn.
- Không ăn trái cây khô.
- Không ăn thực phẩm có nhiều muối, nên ăn nhạt.
Người tiểu đường nên hạn chế một số thực phẩm để tránh tăng chỉ số đường huyết
Lời kết
Mong rằng bài viết của Nutricare Pharma đã giúp bạn hiểu thêm về tháp dinh dưỡng cho người tiểu đường. Bạn còn chần chờ gì mà không áp dụng vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày của mình thôi nào. Bệnh lý đái tháo đường sẽ không diễn biến nặng hơn nếu bạn áp dụng tháp dinh dưỡng.
Bên cạnh đó, mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh tiểu đường vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.