5 loại bánh dành cho người tiểu đường nên dùng

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh.

Người tiểu đường cần chú ý tới chế độ ăn uống hàng ngày để tránh tình trạng bị ảnh hưởng tới bệnh. Mặc dù các loại bánh kẹo thông thường không hề tốt với người tiểu đường nhưng để thỏa cơn thèm ngọt bệnh nhân có thể chọn loại bánh chuyên biệt. Vậy bánh dành cho người tiểu đường nào phù hợp, an toàn, không làm tăng chỉ số đường huyết? Để đưa ra lựa chọn an toàn nhất, bạn đọc hãy tìm hiểu xem ngay bài viết tổng hợp từ Nutricare Pharma nhé.

>> Xem thêm: Sữa dành cho bệnh tiểu đường

Người bị tiểu đường có được ăn đồ ngọt hay không?

Trước khi tìm được loại bánh dành cho người tiểu đường phù hợp thì bạn phải biết rõ về việc mình có được ăn đồ ngọt không. Nhiều người nghĩ rằng, bị mắc tiểu đường cần phải hoàn toàn kiêng sử dụng các đồ ngọt. Tuy nhiên, đây là một suy nghĩ sai lầm vì đường là một nguồn cung cấp năng lượng hoạt động cho cơ thể và còn giúp cải thiện tâm trạng.

Người tiểu đường có thể ăn đồ ngọt nhưng cần phải kiểm soát chặt chẽ để không làm tăng lượng đường trong máu

Bạn có thể ăn một chút đồ ngọt khi có các dấu hiệu hạ đường huyết như: chóng mặt, đau đầu, run rẩy chân tay, cảm thấy đói, tim đập nhanh, vã mồ hôi, thị lực giảm,... Tuy nhiên, lượng đường bổ sung vào cơ thể cần phải được kiểm soát chặt chẽ. Không nên dùng quá nhiều, bởi nó sẽ khiến lượng đường trong máu tăng cao và làm ảnh hưởng đến hoạt động của nhiều cơ quan trong cơ thể.

Để giúp thỏa cơn thèm ngọt mà không làm ảnh hưởng tới bệnh bạn có thể lựa chọn các sản phẩm dành riêng cho người tiểu đường. Các sản phẩm như bánh, sữa,... cho người tiểu đường có rất nhiều nên bạn có thể tham khảo để bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể.

Những lưu ý khi cho người tiểu đường ăn bánh

Người bị tiểu đường cần phải kiểm soát chặt chẽ lượng đường và carbohydrate trong khẩu phần ăn hàng ngày của mình. Vì vậy, khi cho người tiểu đường ăn bánh, cần phải lưu ý một số điều sau đây:

  • Kiểm soát số lượng: Bánh thường chứa nhiều carbohydrate và đường, nên cần phải kiểm soát lượng bánh mà người bị tiểu đường ăn. Việc ăn quá nhiều bánh có thể làm tăng lượng đường trong máu.
  • Chọn loại bánh không đường hoặc ít đường: Cố gắng chọn những loại bánh có ít đường hoặc không chứa đường. Có nhiều loại bánh không đường hoặc bánh dành cho người tiểu đường được bán trên thị trường.
  • Chú ý đến các nguyên liệu khác: Ngoài đường, bánh còn có thể chứa các nguyên liệu khác có thể không tốt cho người bị tiểu đường, như bột mỳ trắng. Hãy chọn những loại bánh được làm từ nguyên liệu toàn hạt hoặc hạt ngũ cốc nguyên hạt, vì chúng có hàm lượng chất xơ cao hơn và tốt hơn cho việc kiểm soát đường huyết.
  • Lưu ý về thời điểm ăn: Nên ăn bánh sau bữa ăn chính thay vì ăn trước bữa ăn. Điều này giúp kiểm soát lượng đường trong máu tốt hơn.
  • Kết hợp với thực phẩm giàu chất xơ: Khi ăn bánh, hãy kết hợp với thực phẩm giàu chất xơ như rau xanh, hoa quả và các loại hạt để dung hòa lượng đường và kiểm soát đường huyết tốt hơn.
  • Theo dõi đường huyết sau khi ăn: Người bị tiểu đường nên theo dõi đường huyết của mình sau khi ăn bánh để hiểu cách cơ thể họ phản ứng với loại thực phẩm này.

Cần lưu ý khi có người tiểu đường ăn bánh

Cách chọn bánh dành cho người tiểu đường hiệu quả tốt nhất

Để chọn được bánh dành cho người tiểu đường hiệu quả tốt nhất thì bạn hãy chú ý đến một số yếu tố quan trọng dưới đây. Cụ thể:

  • Nên tìm hiểu kỹ về nguồn gốc, xuất xứ của sản phẩm bánh cho người ăn kiêng. Ưu tiên chọn sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng, có xuất xứ đáng tin cậy.
  • Nên lựa chọn những bánh có nhãn mác không đường hoặc Sugar free. Ngoài ra, bạn có thể chọn bánh sử dụng các chất tạo ngọt chuyển hóa chậm thay thế cho đường glucose. Những loại bánh này sẽ không làm tăng lượng đường trong máu.
  • Chọn những loại bánh có hàm lượng calo thấp, chọn bánh chuyên dành riêng cho người tiểu đường.
  • Đọc kỹ thành phần của sản phẩm để chọn loại phù hợp tốt cho người bị bệnh tiểu đường.
  • Xem hạn sử dụng, chọn nơi uy tín để mua.
  • Chọn bánh có hàm lượng đường thấp dưới 69g, có chỉ số đường huyết GI thấp.
  • Chọn bánh đảm bảo yếu tố an toàn vệ sinh thực phẩm.

Ưu tiên chọn bánh dành riêng cho người tiểu đường để đảm bảo an toàn sức khỏe tốt nhất

Tham khảo thêm:

Top 5 bánh dành cho người tiểu đường tốt được ưa chuộng

Nếu bạn chưa biết chọn loại bánh dành cho người tiểu đường phù hợp thì hãy tham khảo xem ngay top 5 loại được đánh giá cao, ưa chuộng bên dưới. Cụ thể:

Bánh bông lan Quasure Light

Bánh bông lan Quasure Light đang là loại bánh dành cho người tiểu đường được nhiều người bệnh yêu thích lựa chọn. Bánh có chỉ số lường thấp chỉ chiếm chưa đến 30% tổng khối lượng và chất tạo ngọt sử dụng trong bánh là đường Isomalt.

Bánh bông lan Quasure Light loại bánh dành cho người tiểu đường

Bánh có chứa rất ít calo nên sẽ không làm tăng lượng đường trong máu sau khi sử dụng. Với vị ngọt dịu, bánh mềm dễ ăn nên sản phẩm rất thích hợp dùng cho người tiểu đường, người ăn kiêng, người bị rối loạn chuyển hóa lipid, bị xơ vữa động mạch,...

Bánh bông lan Quasure Light có hai hương vị hấp dẫn cho bạn lựa chọn theo sở thích đó là hương cốm và hương dâu. Sử dụng bánh trong những bữa ăn phụ sẽ giúp giảm hiện tượng hạ đường huyết đột ngột. Liều lượng dùng thích hợp 6 cái một ngày - tương đương với 3 bữa ăn phụ.

Bánh Gullon

Thêm một loại bánh dành cho người tiểu đường đang được yêu thích mà bạn không nên bỏ qua đó là bánh Gullon. Bánh được làm từ các nguyên liệu an toàn chứa nhiều chất xơ như: bột mì nguyên chất, bột lúa mạch, bột ngũ cốc, nhân bánh làm từ sữa chua. Loại bánh này rất thích hợp cho người bị bệnh tiểu đường, người bị thừa cân, béo phì,...

Bánh Gullon tốt cho người tiểu đường

Hương vị ngọt tự nhiên của ngũ cốc và nhân sữa chua bên trong sẽ giúp tạo hương vị mới độc đáo và không hề gây ngấy. Điều đặc biệt là sau khi ăn, lượng đường huyết của bạn không tăng lên quá đáng kể. Bạn có thể sử dụng trong các bữa ăn phụ để giảm tình trạng hạ đường huyết trong máu.

Bánh Hapiki

Bánh Hapiki có thành phần chính là bột mì, mầm gạo lứt, yến mạch, hạnh nhân, đậu nành, hạt điều, đậu xanh và các phụ gia thực phẩm làm bánh khác,... Với thành phần tự nhiên của các loại hạt ngũ cốc tạo hương vị ngọt, giòn xốp, thơm ngon không hề ngấy. Khi ăn sẽ bổ sung các nguyên tố vi lượng thiết yếu và bổ sung hàm lượng chất xơ cao.

Bánh Hapiki tốt cho các bệnh nhân bị tiểu đường

Đặc biệt, bánh Hapiki không chứa chất bảo quản, nguồn nguyên liệu sạch nên rất an toàn cho sức khỏe. Sản phẩm là loại bánh dành cho người tiểu đường, người ăn kiêng, người đang muốn giảm béo,... Bạn sử dụng bánh như một bữa ăn phụ, làm đồ ăn vặt rất hữu ích mà không làm tăng lượng đường huyết là bao.

Bánh gạo lứt Ohsawa Zozin

Sản phẩm thứ tư nằm trong top bánh dành cho người tiểu đường được yêu thích đó là bánh gạo lứt Ohsawa Zozin. Đây là loại bánh được làm từ các thành phần chính là gạo lứt, dầu oliu, dầu thực vật, muối trắng,... Bánh gạo lứt Ohsawa Zozin có hai hương vị để bạn lựa chọn theo sở thích đó là vị mè đen và vị rong biển.

Bánh gạo lứt Ohsawa Zozin bánh dành cho người tiểu đường với 2 vị mè đèn và vị rong biển hấp dẫn

Khi ăn bánh gạo lứt Ohsawa Zozin, bạn sẽ thấy được vị thơm ngon, giòn, bùi của gạo lứt và có chút vị mặn của muối trắng. Kết hợp thêm với các hương vị khác sẽ giúp khi ăn không bị chán. Sản phẩm sử dụng rất tốt cho người bị bệnh tiểu đường, phù hợp với người bị bệnh liên quan đến tim mạch. Đồng thời còn giúp hỗ trợ tiêu hóa, nhuận tràng, giảm táo bón với hàm lượng chất xơ cao và làm chậm lại quá trình oxy hóa.

Bánh quy sữa Resoni

Bánh quy sữa Resoni rất thích hợp sử dụng cho người bệnh tiểu đường, người đang giảm cân, béo phì và ăn kiêng. Trong thành phần của bánh có đường Isomalt, chất béo từ thực vật, bột mì và các vitamin, khoáng chất khác,... Khi ăn bạn sẽ cảm nhận hương vị ngọt của đường, vị thơm béo, ngậy của sữa và được bổ sung thêm nhiều vitamin tốt cho sức khỏe, không làm tăng đường máu sau khi ăn.

Bánh quy sữa Resoni loại bánh phù hợp cho người tiểu đường, người ăn kiêng, béo phì

Đối với người bị bệnh tiểu đường khuyến cáo chỉ nên ăn nhiều nhất 5 gói một ngày đối với người lớn và 2 gói một ngày đối với trẻ em. Nên sử dụng bánh ngay sau khi mở gói để cảm nhận được độ ngon hấp dẫn của bánh quy sữa Resoni.

Mách bạn: 

Bạn có thể chọn 1 trong 5 loại bánh dành cho người tiểu đường trên đây để bổ sung dinh dưỡng mà không làm ảnh hưởng tới sức khỏe bệnh tình. Ngoài các sản phẩm kể trên thì bạn có thể tham khảo thêm nhiều loại bánh khác phù hợp với sở thích mong muốn của mình. Tuy nhiên khi lựa chọn nên lưu ý chọn bánh dành riêng cho người tiểu đường để không làm tăng cao lượng đường huyết trong cơ thể nhé!

Ngoài việc chọn bánh cho người bị tiểu đường thì một sản phẩm khác cũng hỗ trợ tăng cường sức khỏe tốt đó là sản phẩm dinh dưỡng y học dành cho người đái tháo đường - Nutricare Cerna. Sản phẩm này được nhiều chuyên gia tư vấn sức khỏe khuyên dùng bởi tác dụng giúp ổn định đường huyết, giảm mệt mỏi, tốt cho tim mạch hiệu quả.

5 loại bánh dành cho người tiểu đường nên dùng

Nutricare Cerna ra đời và trở thành giải pháp dinh dưỡng tối ưu, giúp kiểm soát đường huyết ổn định với những ưu điểm vượt trội:

  • Ổn định đường huyết với GI thấp = 32.5
  • Giúp bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và toàn diện.
  • Giúp phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm về tim mạch.
  • Giảm căng thẳng mệt mỏi và tăng cường hệ miễn dịch.

Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh tiểu đường vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

BS BÙI HỒNG THANH 

Bác sĩ Chuyên khoa Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái