Thực đơn/ chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường bạn cần biết

Thực đơn cho người bệnh tiểu đường luôn là vấn đề được đặt lên hàng đầu bởi căn bệnh này đòi hỏi phải có một chế độ dinh dưỡng ổn định. Chính vì thế, bài viết hôm nay Nutricare Pharma mang đến cho độc giả những thông tin đặc biệt thú vị về những nguyên tắc khi xây dựng thực đơn cho người tiểu đường. Đồng thời, sau khi tham khảo bài viết bạn sẽ đưa ra được cho mình những gợi ý thực phẩm để đảm bảo đủ chất dinh dưỡng.

>> Xem thêm: Sữa dành cho bệnh tiểu đường

Tiêu chuẩn lên thực đơn cho người tiểu đường

Người tiểu đường có chỉ số đường huyết thường xuyên thay đổi và nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm, thậm chí là đột quỵ. Trong khi đó, thức ăn chính là một trong những tác nhân làm thay đổi lượng đường trong máu. Do vậy , việc xây dựng một chế độ dinh dưỡng cho người tiểu đường hợp lý là điều cần thiết để duy trì lượng đường luôn ở mức an toàn:

  • Không nạp quá nhiều đồ ăn vào cùng thời điểm: việc tiêu thụ quá nhiều thực phẩm vào một thời điểm có thể khiến lượng đường liên tục thay đổi. Thay vào đó, thường xuyên chia nhỏ khẩu phần ăn để cơ thể không trong trạng thái hạ đường huyết
  • Cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể theo thể trạng, lứa tuổi, giới tính,... để tránh tình trạng bị suy nhược, suy dinh dưỡng do thiếu chất trong quá trình điều trị tiểu đường
  • Không nên thay đổi món quá thường xuyên bởi điều này dễ khiến cơ thể không thích nghi kịp khiến lượng đường tăng đột ngột
  • Duy trì cân nặng: tráng tăng hay giảm cân đột ngột có thể dẫn tới một số biến chứng của bệnh tiểu đường. Nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng bất kỳ phương pháp vận động hay ăn kiêng nào.

Thực đơn/ chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường bạn cần biết

Người tiểu đường nên duy trì chế độ ăn uống hợp lý

Chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường

Chế độ ăn cho người tiểu đường đóng vai trò quan trọng trong việc ổn định lượng đường huyết trong cơ thể. Đồng thời, người đái tháo đường có thể giảm thiểu được số lượng thuốc nạp vào, từ đó hạn chế tối thiểu biến chứng xảy ra bởi căn bệnh tiểu đường. Một số nhóm thực phẩm dưới đây bạn nên lưu ý bổ sung trong mỗi bữa ăn trong ngày nhé:

Chất bột đường

Chất bột đường hay còn gọi là glucid, có chứa carbohydrate. Chất này được cơ thể phân huỷ để thành năng lượng cho cơ thể. Tuy nhiên chính bởi vì thời gian chuyển hoá năng lượng diễn ra vô cùng nhanh chóng nên có thể khiến lượng đường trong máu tăng vọt, khiến bạn khó kiểm soát trong thời gian điều trị tiểu đường.

Chất đường bột cung cấp lên tới 60% năng lượng cơ thể cần. Tuy nhiên chỉ nên tiêu thu từ những thực phẩm có chứa tinh bột phức hợp trong mỗi bữa. Hạn chế sử dụng đồ ăn có nhiều glucid đơn với hàm lượng tinh bột nhiều. Hoặc bạn nên cung cấp đa dạng thực phẩm để trung hoà chỉ số đường huyết từ đồ ăn có nhiều đường bột như gạo, khoai,..

Thực đơn/ chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường bạn cần biết

Tinh bột hấp thụ chậm không thể thiếu trong thực đơn ăn uống

Chất đạm

Theo chuyên gia dinh dưỡng, người lớn cần nạp vào cơ thể tối thiểu 0,5-0,8/kg trọng lượng. Chính vì thế, mặc dù đang điều trị tiểu đường nhưng bạn không quên bổ sung các loại thịt, cá, đậu vào khẩu phần ăn. Lượng đạm trong 1 khẩu phần ăn chiếm tới 15-20% năng lượng mà một người trưởng thành cần mỗi ngày. Cần ăn đa dạng các loại đạm như đạm thực vật và động vật mỗi bữa.

Đồng thời, bạn không nên tiêu thụ quá nhiều thịt đỏ như: thịt cừu, thịt bò, thịt dê,.. bởi dễ khiến cơ thể mắc các bệnh như mỡ máu cao, xơ vữa động mạch. Nếu bổ sung thịt bò thì không nên nạp quá 100g/ngày, không quá 3 ngày/tuần.

Thực đơn/ chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường bạn cần biết

Ưu tiên nạp cá, tôm để bổ sung chất đạm trong thực đơn cho người tiểu đường

Chất béo

Chất béo là một trong những nguồn năng lượng mà bạn không nên bỏ lỡ trong chế độ thực đơn mỗi ngày của người điều trị đái tháo đường. Tuy nhiên, không phải chất béo nào cũng được đưa vào danh sách món ăn, đặc biệt là chất béo bão hoà. Loại chất béo này khiến cơ thể dễ mắc thêm các bệnh về xơ vữa động mạch, tăng cholesterol trong máu.

Thay vào đó, bạn nên thay bằng chất béo không bão hòa có trong thực vật và các loại dầu đậu nành, dầu oliu hay dầu hướng dương. Khẩu quần ăn không vượt quá 30% tổng năng lượng cơ thể cần mỗi ngày. Đồng thời nên duy trì tối thiểu 25% để đạt được nguồn dinh dưỡng đầy đủ nhất nhé. Khi kiểm soát được lượng chất béo nạp vào cơ thể sẽ giúp đường huyết người bệnh ổn định. Từ đó ngăn ngừa được nhiều biến chứng tiểu đường.

Thực đơn/ chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường bạn cần biết

Chất béo không bão hoà mang đến nguồn lợi dinh dưỡng lớn

Chất xơ

Chất xơ là nguồn dinh dưỡng quan trọng với con người nói chung và người đái tháo đường nói riêng. Bởi thực phẩm này giúp dạ dày có nhiều thời gian co bóp, tiêu hoá hơn, tránh việc cơ thể tụt đường huyết. Đồng thời, quá trình tăng glucose trong máu cũng từ đó mà giảm xuống. Theo bảng dinh dưỡng tiêu chuẩn do Hiệp hội Đái tháo đường ADA Mỹ đưa tin, mỗi người nên tiêu thụ từ 20-50g chất xơ/ngày. 

Loại thực phẩm cung cấp nhiều chất xơ nhất được gợi ý là sử dụng là các loại rau xanh, gạo lứt đen, yến mạch, nếp cẩm,... Tuy nhiên, bạn nên lưu ý lựa chọn thực phẩm rau sạch, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Bởi cơ thể người điều trị bệnh tiểu đường thường khá yếu ớt với hệ tiêu hoá hoạt động không ổn định. Nếu thực phẩm nhiễm nhiều hóa chất, thuốc trừ sâu có thể khiến bệnh nhân bị ngộ độc.

>> Xem thêm:

Trái cây

Trái cây là một trong những nguồn dinh dưỡng tuyệt vời được ban tặng cho con người. Trong mỗi khẩu phần trái cây chứa nhiều khoáng chất thiết yếu, đặc biệt là các loại vitamin. Vì thế, với bệnh nhân điều trị tiểu đường nên thường xuyên sử dụng với hàm lượng đường fructose vừa đủ, không gây tăng đường huyết nhanh chóng.

Tuy nhiên, bạn chỉ nên tiêu thụ một số loại hoa quả cụ thể với lượng GI thấp như: dâu tây, việt quất, cam, bưởi táo,... Không nên nạp vào cơ thể hàm lượng trái cây có GI cao như: chuối, sầu riêng, nho,... Đồng thời, hạn chế uống nước ép bởi trong quá trình ép trái cây lấy nước đã vô tình loại bỏ đi lượng chất xơ nhất định.

Vì thế, nên ăn trái cây tươi và bổ sung theo khẩu phần mà Viện dinh dưỡng quy định. Không nạp trái cây trong bữa ăn, thời điểm ăn trái cây phù hợp nhất là 30 phút trước bữa ăn. Bởi đây lúc để ổn định lượng đường trong máu, khiến cơ thể không bị hạ đường huyết do quá đói.

Thực đơn/ chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường bạn cần biết

Ưu tiên tiêu thụ 5 phần chất xơ/ngày cho bệnh nhân đái tháo đường

Sữa, chế phẩm từ sữa

Người tiểu đường nên bổ sung sữa trong quá trình điều trị bệnh bởi thực phẩm này rất tốt cho xương và cơ. Trong 100ml sữa cung cấp nhiều dưỡng chất như: canxi, protein, vitamin A, D,... Bạn nên nạp đa dạng các loại thực phẩm như: sữa chua, sữa tươi, phô mai,... Bác sĩ dinh dưỡng khuyên rằng, bạn nên cung cấp cho cơ thể 1 hộp sữa chua trước khi ăn để hỗ trợ giảm hấp thụ chất đường bột.

Ngoài ra, người bệnh cũng có thể bổ sung 2 - 3 ly Nutricare Cerna - giải pháp dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường mỗi ngày. Điều này giúp người tiểu đường ổn định đường huyết, ngăn ngừa xơ vữa mạch, tăng cường sức khỏe tổng thể và phòng chống biến chứng. Sản phẩm Nutricare Cerna là sự lựa chọn phù hợp cho người bệnh tiểu đường, người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, rối loạn dung nạp Glucose.

Chỉ số GI của thực phẩm và ý nghĩa trong chế độ dinh dưỡng

Sữa Nutricare Cerna đã được chứng minh lâm sàng có Chỉ số đường huyết thấp, GI=32.5. XEM THÊM

Lời kết

Bài viết trên đã cung cấp thông tin cần thiết về thực đơn/ chế độ ăn cho người bệnh tiểu đường. Qua đó có thể thấy rằng, căn bệnh này ảnh hưởng rất lớn bởi chế độ dinh dưỡng. Để tránh việc cơ thể bị thiếu hụt năng lượng, suy dinh dưỡng trong quá trình điều trị, bạn nên bổ sung thêm sữa dinh dưỡng chuyên biệt Nutricare Cerna cho người bệnh tiểu đường để giúp sức khoẻ được cải thiện hơn.

ên cạnh đó, mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh tiểu đường vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.