So sánh hoá trị và xạ trị: Cách nào hiệu quả khi điều trị ung thư
So sánh hoá trị và xạ trị là một cách thức giúp người bệnh lựa chọn được phương pháp điều trị ung thư hiệu quả. Mỗi phương pháp sẽ có những ưu điểm, nhược điểm riêng giúp người bệnh giảm bớt sự lan rộng của các tế bào ung thư. Để có cái nhìn rõ hơn về hai phương pháp điều trị bệnh này, bạn đọc hãy cùng Nutricare Pharma xem ngay bài viết bên dưới nhé.
Tổng quan về phương pháp hóa trị và xạ trị
Trước khi so sánh hóa trị và xạ trị như thế nào thì bạn phải hiểu được bản chất điều trị bệnh của hai phương pháp này như nào. Cụ thể như sau:
Phương pháp hóa trị
Hóa trị là một phương pháp sử dụng một hay nhiều loại thuốc hóa chất kết hợp với nhau để truyền vào cơ thể người bệnh. Thuốc được đưa vào cơ thể thông qua đường uống hoặc tiêm vào tĩnh mạch để điều trị ung thư. Thuốc hóa trị sẽ giúp ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư.
Phương pháp hóa trị sử dụng tiêm thuốc hóa chất vào người bệnh
Phương pháp xạ trị
Khác với hóa trị, xạ trị là phương pháp sử dụng các tia bức xạ năng lượng cao để tiêu diệt các tế bào ung thư. Tiêu biểu có thể kể đến như tia X, chùm tia điện tử, tia Gamma,... Khi chiếu những tia bức xạ này vào người các tế bào ung thư sẽ bị tiêu diệt hoặc không có khả năng phân chia tế bào ung thư và làm ngừng sự phát triển của khối u ác tính.
Phương pháp xạ trị là phương pháp dùng tia bức xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư
>> Các cách giảm đau cho bệnh nhân ung thư hiệu quả nhất
Chi tiết so sánh hóa trị và xạ trị cái nào hiệu quả
Mặc dù hóa trị và xạ trị đều có mục đích chung là tiêu diệt các tế bào ung thư và hỗ trợ các phương pháp khác trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, chúng có nhiều điểm khác nhau để người bệnh cân nhắc phương pháp điều trị ung thư hiệu quả. Dưới đây là bảng so sánh hóa trị và xạ trị chi tiết mà bạn đọc có thể tham khảo rõ. Cụ thể:
Phương pháp hóa trị
Phương pháp hóa trị có những đặc điểm đặc trưng có thể kể đến như:
- Cơ chế: Hóa trị sử dụng các thuốc gây độc cho tế bào để tiêu diệt các tế bào ung thư.
- Đường dùng tiếp nhận: Sử dụng đường uống hoặc đường tiêm như tiêm động mạch, tiêm bắp, tiêm tĩnh mạch,...
- Phạm vi tác dụng: Hóa trị có tác dụng với toàn cơ thể nên nó có thể tiêu diệt các tế bào ung thư đã di căn ra các cơ quan xa khối u nguyên phát. Đối với trường hợp muốn giảm nhẹ tác dụng không mong muốn trên toàn thân thì người bệnh có thể tiêm trực tiếp thuốc vào khối u - hóa trị vùng.
- Trường hợp sử dụng: Hóa trị sử dụng điều trị cho hầu hết các loại bệnh ung thư, đặc biệt là cả nhưng bệnh ung thư có tính chất toàn thân như: u đặc đã di căn, leukemia, lymphoma,...
- Mục đích sử dụng: Hóa trị được chỉ định chính trong điều trị ung thư có tính chất toàn thân, ung thư di căn, ung thư giai đoạn cuối. Ngoài ra phương pháp này có thể sử dụng để hỗ trợ cho phẫu thuật và sử dụng để phòng ngừa tái phát ung thư.
- Tác dụng phụ: Phương pháp này có thể gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như gây độc tính toàn thân. Ngoài ra còn gây các vấn đề như: rụng tóc, sạm da, thiếu máu, giảm miễn dịch, rối loạn tiêu hóa, biến chứng thần kinh, sốt, suy nhược cơ thể, tổn thương chức năng gan thận,...
- Một số loại thuốc hóa học trong hóa trị có thể làm hỏng các tế bào ở tim, phổi, thận, bàng quang, hệ thống thần kinh,... Bác sĩ cần theo dõi chặt chẽ diễn biến sau hóa trị và có thể kê đơn thuốc để bảo vệ các tế bào bình thường của cơ thể người bệnh.
So sánh hóa trị và xạ trị là điều cần thiết để người bệnh chọn một phương pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh
Phương pháp xạ trị
Trong so sánh hóa trị và xạ trị thì phương pháp xạ trị có những đặc điểm đặc trưng có thể kể đến như sau, cụ thể gồm:
- Cơ chế: Xạ trị sử dụng các tia bức xạ ion hóa để giúp tiêu diệt các tế bào ung thư.
- Đường dùng: Xạ trị dùng bên ngoài hoặc cho vào các hốc tự nhiên trong cơ thể, dùng đường uống, đường tiêm.
- Phạm vi tác dụng: Các tia bức xạ của phương pháp xạ trị chỉ tiêu diệt được các tế bào ung thư tại vùng hoặc cơ quan được chiếu xạ.
- Trường hợp sử dụng: Xạ trị chủ yếu dùng điều trị các loại u đặc như: ung thư cổ tử cung, ung thư não, ung thư trực tràng,...
- Mục đích sử dụng: Xạ trị phối hợp hỗ trợ cho phẫu thuật hoặc hóa trị và sử dụng trong phòng ngừa tái phát bệnh ung thư. Phương pháp này chỉ sử dụng trong các trường hợp kích thước khối u nhỏ, đơn giản hoặc ung thư nhạy cảm với tia xạ.
- Tác dụng phụ: Tuy xạ trị gây tổn hại đến các tế bào lành tại vùng bị chiếu xạ nhưng nó lại ít gây khó chịu, đau đớn cho bệnh nhân như khi làm hóa trị. Ngoài ra, xạ trị còn gây viêm tại vùng chiếu xạ, rụng tóc, viêm phổi, đau bụng, ức chế tủy xương, teo da, hoại tử da vùng chiếu xạ,...
- Tác dụng phụ cấp tính thường gặp nhất khi xạ trị là đau rát da quanh vùng xạ. Các cảm giác này của người bệnh sẽ biến mất dần khi liệu trình xạ trị kết thúc. Tuy nhiên không phải tất cả bệnh nhân đều bị tác dụng phụ khi xạ trị, điều này có thể liên quan đến tiền sử bệnh, do thói quen sinh hoạt hay do cấu trúc gen.
>> Bật mí ngũ cốc cho người bị ung thư tốt, an toàn nhất
Những cách hiệu quả giảm tác dụng phụ khi điều trị bằng xạ trị và hóa trị
Khi điều trị bằng hóa trị và xạ trị sẽ giúp cơ thể ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Tuy nhiên cả 2 đều gây ra nhiều tác dụng phụ không mong muốn ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh. Để giảm thiểu các tác dụng phụ sau khi so sánh hóa trị và xạ trị, người bệnh có thể phòng ngừa như sau:
- Cần xây dựng thực đơn ăn uống đầy đủ với các nhóm dưỡng chất quan trọng để cơ thể tăng sức đề kháng, đủ sức khỏe tiếp tục điều trị bệnh. Các nhóm chất đó bao gồm: sắt, protein, chất đạm, vitamin, chất xơ, khoáng chất,...
- Thực hiện xạ trị hoặc hóa trị, người bệnh sẽ cảm thấy chán ăn, khô miệng, buồn nôn nên cần phải chú ý bổ sung nhiều nước, ăn thức ăn lỏng dễ hấp thu.
- Tuyệt đối không sử dụng chất kích thích, không được sử dụng rượu bia khi đang thực hiện hóa trị hoặc xạ trị. Bởi những chất này sẽ làm giảm tác dụng đáng kể của phương pháp điều trị áp dụng.
- Tăng cường vận động cơ thể nhẹ nhàng, phù hợp để cơ thể cảm thấy được thư giãn và cũng giúp tăng sức đề kháng.
- Hãy chuẩn bị một tinh thần lạc quan, vui vẻ, kiên cường khi điều trị. Không nên bi quan vì nó sẽ ảnh hưởng đến quá trình điều trị rất lớn.
- Có thể sử dụng một số sữa dinh dưỡng y học để tăng cường sức khỏe, nâng cao sức đề kháng khi điều trị ung thư bằng hóa trị hoặc xạ trị.
Leanmax Hope - sữa dinh dưỡng tăng cường sức khỏe cho người ung thư. TÌM HIỂU THÊM
Mách bạn: Để tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ tiêu hóa, cân bằng dưỡng chất trong cơ thể bạn có thể sử dụng sản phẩm sữa dinh dưỡng Leanmax Hope. Hoặc Leanpro Hope hỗ trợ tiêu hóa, tăng cân cho bệnh nhân ung thư suy mòn. Hai sản phẩm này dễ dàng hấp thu qua đường uống, hỗ trợ phục hồi cân nặng, phục hồi cơ thể. Bên cạnh đó còn hỗ trợ giảm viêm, giúp tăng sức đề kháng, giảm mệt mỏi, cải thiện hệ tiêu hóa, giúp ăn ngon,...
Lời kết
Với toàn bộ so sánh hóa trị và xạ trị ở bên trên sẽ giúp bạn đọc có cái nhìn chi tiết về hai phương pháp điều trị này. Dù lựa chọn phương pháp nào nó cũng sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của người bệnh. Do đó, bạn hãy chú ý bổ sung cân bằng dưỡng chất cho người bị bệnh ung thư nhé.
Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho người bệnh ung thư, vui lòng liên hệ Hotline: 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc mua hàng trực tiếp gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.