Các cách giảm đau cho bệnh nhân ung thư hiệu quả nhất

Những cơn đau hoành hành là biểu hiện thường thấy nhất của ung thư. Điều này là “cơn ác mộng” đối với mọi bệnh nhân và người thân khi chứng kiến người bệnh đau đớn. Vậy có cách giảm đau cho bệnh nhân ung thư nào hiệu quả? Bài viết này Nutricare Pharma sẽ bật mí cho bạn các cách ức chế và giảm cơn đau hữu ích nhất với bệnh nhân ung thư.

Nguyên nhân gây ra các cơn đau ung thư

Nguyên nhân cơn đau xuất hiện tại bệnh nhân ung thư thường xuất phát từ việc các khối u ác tính đang phát triển trong cơ thể. Hoặc tế bào ung thư đang phá hủy các mô lân cận của bệnh nhân.

Bệnh nhân ung thư xuất hiện cơn đau là vì khối u, tế bào ác tính tấn công cơ thể

Thời điểm khối u phát triển sẽ đè lên dây thần kinh, đè lên xương hoặc các cơ quan khác. Các khối u ung thư còn tiết ra các hóa chất khiến cơ thể thấy đau đớn, khó chịu.

>> Bật mí ngũ cốc cho người bị ung thư tốt, an toàn nhất

Phân loại các cơn đau ung thư phổ biến nhất

Để ứng dụng chính xác cách giảm đau cho bệnh nhân ung thư, trước tiên bác sĩ cần xác định người bệnh đang đau vì đâu, đau thuộc loại nào? Cụ thể cơn đau ung thư có những loại chính là:

1. Cơn đau thực thể

Nguyên nhân gây đau đớn thực thể là do khối u ung thư chèn ép hoặc xâm lấn các tổ chức cơ quan lân cận của người bệnh. Vấn đề chèn ép này sẽ kích thích các thụ cảm thể áp lực gây ra đau, phản ứng viêm. Lúc này các cơn đau sẽ xuất hiện liên tục và mạnh hơn.

Cơn đau thực thể

Cơn đau thực thể của bệnh nhân ung thư được phân thành từng đợt, đau cấp hoặc đau mạn tính. Người bệnh sẽ thấy đau tức có sự chênh lệch về cường độ, co cứng mô kề cận, đau khi vận động.

2. Cơn đau nội tạng

Nội tạng không có cảm thụ đau, do đó người bệnh ít khi phát giác các cơn đau nội tạng. Ngoại trừ một số trường hợp các khối u ác tính ảnh hưởng tới tổ chức lân cận của chính cơ quan đó hoặc những cấu trúc ống. Lúc này cơn đau có chiều hướng lan tỏa dựa vào hệ thần kinh thực vật do đó người bệnh sẽ thấy khó chịu. Tuy nhiên bệnh nhân không xác định được vị trí và nguồn gốc cơn đau.

3. Cơn đau thần kinh

Khi khối u chèn ép não sẽ tạo ra các cơn đau đớn tại hệ thần kinh trung ương. Đặc biệt cơn đau thần kinh ngoại vi còn xuất hiện bởi sự xâm nhập, chèn ép của khối u và tác dụng phụ của hóa, xạ trị ung thư. Các cơn đau thần kinh hay xuất hiện đột ngột, mang đến cảm giác bỏng buốt tựa như bị dao đâm.

Cơn đau thần kinh

Tại sao bệnh nhân ung thư lại cần giảm đau?

Khi người bị ung thư xuất hiện các cơn đau, người nhà hoặc bệnh nhân nên liên hệ, nhờ sự giúp đỡ của nhân viên y tế. Có nhiều bệnh nhân chịu đựng cơn đau, không nhờ cậy bác sĩ bởi vì lo lắng:

  • Nhờn thuốc, dùng thuốc không có hiệu quả.
  • Hại gan, giảm thời gian sống sót.
  • Sợ phải uống, tiêm thuốc giảm đau.

Tuy nhiên những lý do này hoàn toàn sai lầm, việc chịu đựng cơn đau đã vô tình “gây hại” người bệnh. Nếu người bệnh không cải thiện sớm thì bệnh lý sẽ tiến đến giai đoạn cuối một cách nhanh chóng bởi vì cơ thể giảm sút, suy yếu hệ miễn dịch.

Bệnh nhân ung thư hãy giảm đau để cơ thể tránh suy yếu, sinh hoạt được tốt hơn

Nói một cách đơn giản thì việc giảm đau sẽ giúp bệnh nhân sống chung với bệnh ung thư một cách “hòa bình” hơn. Khi cơn đau ít xuất hiện, người bệnh sẽ vô tư hoạt động, ăn uống ngủ nghỉ để cải thiện hệ miễn dịch, đảm bảo thể chất phục vụ cho việc điều trị. Đồng thời bệnh nhân còn có thêm thời gian vui đùa, ấm áp bên gia đình và bạn bè.

>> Thực đơn cho người ung thư cổ tử cung: Thực phẩm cần bổ sung, cần kiêng?

Tổng hợp các cách giảm đau cho bệnh nhân ung thư hiệu quả nhất

Hiện nay có khá nhiều cách giảm đau cho bệnh nhân ung thư thường được các bác sĩ áp dụng. Khi giảm đau, các thao tác kỹ thuật cần tuân thủ các bước dưới đây để đảm bảo an toàn cho người bệnh một cách tốt nhất, cụ thể:

1. Đánh giá cơn đau

Đánh giá cơn đau là bước đầu tiên bác sĩ cần xác định khi triển khai cách giảm đau cho bệnh nhân ung thư chính xác. Cụ thể bác sĩ sẽ đánh giá chính xác tình trạng đau thông qua vị trí, mức độ đau, cảm nhận của bệnh nhân.

2. Áp dụng cách giảm đau cho người bị ung thư

Bác sĩ sẽ ứng dụng cách giảm đau phù hợp với bệnh nhân ung thư sau khi xác định và đánh giá cơn đau đớn. Tùy từng trường hợp cụ thể mà người bệnh sẽ được sử dụng 1 trong các cách dưới đây:

Giảm đau bằng phẫu thuật, hóa – xạ trị

Dựa vào nguyên nhân gây đau đớn, bác sĩ sẽ giảm đau cho bệnh nhân ung thư bằng cách phẫu thuật, cắt bỏ khối u chèn ép dây thần kinh hoặc thu nhỏ kích thước khối u bằng hóa – xạ trị.

Giảm đau ung thư bằng phẫu thuật, hóa – xạ trị

Giảm đau bằng cách uống thuốc

Bệnh nhân có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau để cơ thể thay đổi cách cảm nhận các cơn đau đớn, mang lại sự dễ chịu khi sinh hoạt. Các loại thuốc này sẽ được bác sĩ chỉ định để bệnh nhân sử dụng ngay khi có những cơn đau xuất hiện.

Giảm đau bằng cách tiêm thuốc  

Tiêm thuốc vào dây thần kinh, các mô quanh dây thần kinh hoặc tủy sống là cách giảm đau cho bệnh nhân ung thư cực kỳ hiệu quả thường được bác sĩ triển khai. Sự đau đớn sẽ được não bộ chặn lại, đảm bảo người bệnh thấy thoải mái.  

Giảm đau ung thư bằng cách tiêm thuốc

Một số lưu ý khi thực hiện cách giảm đau cho bệnh nhân ung thư

Đầu tiên bệnh nhân ung thư nên yên tâm về sự an toàn khi triển khai các cách giảm đau. Người bệnh sẽ không bị nghiện hay lệ thuộc vào các cách giảm đau này, bác sĩ sẽ dùng thuốc giảm đau với liệu trình, liều lượng phù hợp để bảo vệ bệnh nhân. Bác sĩ sẽ giảm dần liều lượng thuốc nếu thấy bệnh nhân đã giảm đi các cơn đau đớn.

Trong quá trình sử dụng các cách giảm đau cho bệnh nhân ung thư, người bệnh và gia đình nên chú ý một số vấn đề để hiệu quả giảm đau tốt hơn. Cụ thể:

  • Người bệnh đã có tiền sử nghiện rượu, nghiện thuốc,… nên thông báo trước cho bác sĩ.
  • Thuốc giảm đau đường uống, đường tiêm đều tiềm ẩn nhiều tác dụng phụ.
  • Bệnh nhân và gia đình nên trao đổi trực tiếp với bác sĩ nếu cơ thể xuất hiện tác dụng phụ.
  • Tìm liệu pháp giảm đau thay thế, phù hợp với cơ thể của mình.
  • Trao đổi kỹ càng với bác sĩ về việc thay đổi loại thuốc, liều lượng cũng như thời gian sử dụng.
  • Chịu khó bổ sung sữa dinh dưỡng chuyên biệt như Leanmax Hope để cơ thể khỏe mạnh hơn, chống chọi được sự tấn công của tế bào ung thư. Đây là sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt phù hợp với thể trạng của bệnh nhân ung thư (tăng cân, tăng khối cơ, tốt với hệ miễn dịch, giảm đau đớn, tăng sức đề kháng và giảm viêm).

Leanmax Hope là sữa dinh dưỡng bệnh nhân ung thư nên bổ sung

Các tác dụng phụ thường gặp khi giảm đau cho bệnh nhân ung thư

Khi áp dụng các cách giảm đau, người bị ung thư có khả năng sẽ xuất hiện một số tác dụng phụ, tuy nhiên rất hiếm gặp. Do đó bạn không nên lo lắng quá, tuy nhiên hãy kịp thời báo cáo lại cho bác sĩ nếu có các triệu chứng bất thường, cụ thể:

  • Các cơn đau ảo xuất hiện ở khu vực phẫu thuật (xảy ra sau khi thực hiện).
  • Đỏ, nóng rát tại khu vực xạ trị.
  • Lở miệng, tiêu chảy, mệt mỏi, khó chịu,… sau khi xạ trị.
  • Chóng mặt, buồn nôn, nhiễm trùng, rụng tóc, tê bì chân tay,… khi hóa trị.
  • Táo bón, buồn ngủ, đau đầu,… bởi vì tiêm thuốc giảm đau.
  • Tăng huyết áp, hại thận, loét dạ dày, chảy máu đường ruột,… vì thuốc giảm đau đường uống.

Lời kết

Các thông tin vừa được Nutricare Pharma bật mí chắc hẳn đã giúp bạn hiểu rõ về cách giảm đau cho bệnh nhân ung thư. Hy vọng bạn sẽ tháo gỡ được khúc mắc trong lòng, không quan ngại khi giải quyết các cơn đau nữa.

Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho người bệnh ung thư, vui lòng liên hệ Hotline: 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc mua hàng trực tiếp gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.