Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường hiệu quả
Tiểu đường type 2 là bệnh lý mãn tính cần được điều trị, ức chế nghiêm ngặt để tránh các biến chứng nguy hiểm. Ngoài bệnh nhân thì người thân, người chăm sóc kề cận là yếu tố quan trọng có thể kiểm soát bệnh hiệu quả. Nếu bạn có người thân bị đái tháo đường thì hãy xem bài viết dưới đây. Nutricare Pharma đã bật mí chi tiết kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường hữu ích nhất. Bạn theo dõi và áp dụng theo thật chính xác nhé.
>> Xem thêm: Sữa dành cho bệnh tiểu đường
Lý do lên kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường là gì?
Tiểu đường là bệnh lý mãn tính, nếu không điều trị, kiểm soát đủ tốt người bệnh sẽ đối mặt với một số biến chứng. Cụ thể có thể kể đến suy thận, tim mạch, đột quỵ, mắt kém, mù mắt hoặc hoại tử, nhiễm trùng cơ thể… Ngoài việc tự chăm sóc, nghe theo chỉ dẫn điều trị của bác sĩ thì người thân cần lên kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường.
Lên kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường mang lại các lợi ích khi ức chế bệnh
Bệnh nhân cần “chiến đấu” với bệnh tiểu đường dài hạn bằng cách uống thuốc điều trị, thay đổi chế độ sinh hoạt và chế độ dinh dưỡng. Ngoài ra người thân của bệnh nhân cũng nên lên kế hoạch chăm sóc để kiểm soát và hạn chế biến chứng nguy hiểm.
Hướng dẫn kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường hiệu quả
Để chăm sóc thật tốt người bệnh đái tháo đường, người thân cần làm thật tốt những công việc đã được liệt kê dưới đây. Cụ thể gồm:
Tạo dựng chế độ ăn uống hợp lý
Chế độ dinh dưỡng hàng ngày là yếu tố quan trọng nhất có thể kiểm soát bệnh tiểu đường. Do đó khi lên kế hoạch chăm sóc bệnh nhân, người thân cần tìm kiếm và áp dụng các công thức nấu thích hợp với bệnh lý. Việc cân bằng nhóm dinh dưỡng cần thiết, an toàn với cơ thể sẽ giữ chỉ số đường huyết ở ngưỡng an toàn.
Để tạo dựng chế độ ăn uống hợp lý với tình trạng người bệnh, bạn hãy bỏ túi một số lưu ý quan trọng như:
- Ăn nhiều rau xanh: Nhóm thực phẩm này ít calo và ít chất béo bão hòa. Rau xanh còn chứa lượng lớn chất xơ và Vitamin. Người bệnh nên ăn xen kẽ rau củ tại các bữa để hạn chế cơn đói.
- Bổ sung cá: Cá có ít chất béo hơn so với các loại thịt gia cầm, thịt đỏ. Do đó bạn nên nấu các loại cá hồi, cá mòi, cá thu và cá ngừ cho người bệnh nhé.
- Nạp vào cơ thể chất béo không bão hòa: Có một số chất béo lành mạnh khi bổ sung vào cơ thể, người bệnh sẽ khỏe mạnh hơn. Đồng thời không ảnh hưởng đến bệnh lý mà bạn nên lưu ý đó là (quả óc chó, bơ, hạnh nhân và dầu olive…).
Tạo dựng chế độ ăn uống là điều cần thiết khi chăm người tiểu đường
Tập thể dục
Những hoạt động thể chất đóng góp vai trò lớn trong quá trình ức chế và cải thiện bệnh đái tháo đường. Nếu bạn lên kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường thì hãy dành thời gian tập luyện cùng họ. Ví dụ như:
- Tập Yoga: Những động tác yoga sẽ cải thiện bệnh lý đái tháo đường, hỗ trợ giảm thiểu các chỉ số đường huyết và khối cơ thể.
- Đi bộ: Đây là phương thức tập thể dục đơn giản mà người bệnh và người thân nên áp dụng. Đi bộ 30 phút mỗi ngày sẽ cải thiện sức khỏe, đồng thời thúc đẩy quá trình chuyển hóa đường của cơ thể.
- Thái cực quyền: Các chuyển động chậm rãi của hình thức này sẽ giúp người bệnh thư giãn toàn bộ cơ thể, cung cấp năng lượng sống tích cực.
Tập thể dục cùng người bệnh sẽ giúp cơ thể cải thiện chỉ số đường huyết
Chú ý vệ sinh
Một trong những biến chứng thường gặp nhất của bệnh nhân đái tháo đường đó là nhiễm trùng. Khi chăm sóc người bệnh bạn nên vệ sinh sạch sẽ để hạn chế tối đa biến chứng này.
Thực tế không có ít trường hợp người bệnh chỉ có một vết thương rất nhỏ nhưng bệnh tiểu đường đã khiến vết xước đó loét và nhiễm trùng. Chính vì thế trong quá trình “đồng hành” cùng người bệnh, bạn hãy:
- Thường xuyên vệ sinh răng miệng: Loại bỏ các biến chứng khô miệng, nấm miệng và nướu răng… Tốt nhất bạn nên mua cho người bệnh bàn chải lông mềm và chỉ nha khoa để họ sử dụng sau mỗi bữa ăn.
- Tắm rửa thật sạch: Đây là phương pháp chăm sóc hữu ích mà người thân và người bệnh không nên xem nhẹ. Khi tắm với nước ấm cùng với xà phòng phù hợp, da người bệnh sẽ có độ pH chuẩn, không khô da.
- Chăm sóc bàn chân, bàn tay: Móng mọc theo dạng quặm ăn sâu vào khóe sẽ khiến người bệnh sưng tấy, đau đớn, nhiễm trùng,… Nếu người chăm sóc không phát hiện kịp thời thì chân tay có thể bị hoại tử.
Người chăm sóc cần vệ sinh sạch sẽ cơ thể cho bệnh nhân hoặc nhắc họ tự vệ sinh
Kiểm tra chỉ số đường huyết trong máu
Mỗi ngày người thân và bệnh nhân đái tháo đường cần kiểm tra chỉ số đường huyết trong máu. Việc này rất hữu ích trong việc theo dõi bệnh, phát hiện những điều bất thường để ức chế bệnh thật hiệu quả. Cụ thể người chăm cần xử lý tốt 2 trường hợp sau:
- Chỉ số quá thấp: Đường huyết trong máu thấp quá sẽ dẫn tới các triệu chứng như (vã mồ hôi, chóng mặt, buồn ngủ, run rẩy, nhức đầu, đói bụng,…) Nếu nặng hơn có thể là ngất xỉu hoặc đột quỵ. Khi chăm sóc bệnh nhân, bạn cần chuẩn bị sẵn vài viên kẹo, nước đường hoặc nước ngọt.
- Chỉ số quá cao: Khi lượng đường trong máu lên cao, cơ thể người bệnh sẽ xuất hiện các triệu chứng. Ví dụ như khô miệng, khát nước, đi tiểu nhiều lần, kiệt sức và sụt cân. Lúc này cách tốt nhất là uống thuốc hạ đường huyết với thật nhiều nước.
Kiểm tra chỉ số đường huyết mỗi ngày để chăm bệnh nhân thật tốt
Chịu khó nhắc nhở
Một trong những yếu tố quan trọng nhất khi lên kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường đó là nhắc nhở. Những việc cần nhắc khá là đa dạng, bao gồm:
- Uống thuốc và tiêm insulin điều trị bệnh khi cần thiết.
- Kiểm soát, theo dõi chỉ số đường huyết mỗi ngày.
- Thăm khám định kỳ, nghe rõ chỉ dẫn từ bác sĩ điều trị.
- Nhắc nhở bệnh nhân về các tác dụng phụ, biến chứng của bệnh.
Tham khảo thêm:
Một số lưu ý khi chăm sóc bệnh nhân tiểu đường
Ngoài việc lên kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường, người thân cần hết sức lưu ý một số vấn đề như:
Chuẩn bị tốt kiến thức
Đầu tiên bạn cần chuẩn bị những kiến thức liên quan đến bệnh tiểu đường để chăm sóc người bệnh. Khi am hiểu về bệnh, cả bạn và người bệnh sẽ ức chế bệnh được bình tĩnh, bớt căng thẳng và lo lắng hơn. Việc chuẩn bị kiến thức sẽ bao gồm:
- Chủ động hỏi bác sĩ, tự động tìm kiếm các thông tin về bệnh.
- Lên kế hoạch chăm sóc người bệnh phù hợp.
- Chú ý tạo phác đồ dinh dưỡng, lịch sinh hoạt mỗi ngày.
- Lựa chọn loại thuốc điều trị phù hợp.
- Bổ sung các thực phẩm chức năng
- Sữa dành cho người tiểu đường Nutricare Cerna giúp bổ sung dinh dưỡng, ổn định đường huyết, phòng bệnh tim mạch và giảm mệt mỏi, căng thẳng.
- Theo dõi, ghi chép lại chỉ số đường huyết hàng ngày.
- Tips xử lý khi người bệnh tăng hoặc hạ đường huyết đột ngột.
Người chăm nên cho người bệnh sử dụng sữa dành cho người đái tháo đường. TÌM HIỂU NGAY
Chịu khó lắng nghe
Người bệnh đái tháo đường sau khi biết bệnh, cảm xúc thường lo lắng và hoang mang. Để bệnh tình không diễn biến trở nên nặng hơn, người thân nên lắng nghe, trò chuyện với bệnh nhân. Người bệnh sẽ giải tỏa được cảm xúc, biết được mình có một điểm tựa khi kiểm soát, điều trị căn bệnh quái ác này.
Quan tâm
Để áp dụng kế hoạch chăm sóc người bệnh tiểu đường, người thân cần quan tâm từ những điều nhỏ nhất. Ví dụ như đưa bệnh nhân đi khám, mua hộ thuốc, nhắc nhở việc uống thuốc đúng giờ, đúng liều dựa theo chỉ định từ bác sĩ.
Lời kết
Kế hoạch chăm sóc bệnh nhân tiểu đường là yếu tố quan trọng mà người thân cần thực hiện khi gia đình có người mắc bệnh lý này. Việc chung sống hòa bình với căn bệnh quái ác, nhiều biến chứng này sẽ giúp bệnh nhân kéo dài tuổi thọ hơn. Hy vọng bài viết của Nutricare Pharma đã giúp bạn nắm được chính xác cách lập kế hoạch chăm sóc cho người bệnh đái tháo đường.
Bên cạnh đó, mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh tiểu đường vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.