Bệnh tiểu đường có phải uống thuốc suốt đời không?

Nhiều người thắc mắc bệnh tiểu đường có phải uống thuốc suốt đời không bởi vì căn bệnh này là bệnh lý mãn tính. Để tìm ra đáp án chính xác nhất, bạn hãy theo dõi bài viết này của Nutricare Pharma. Chúng tôi đã tổng hợp thông tin chi tiết để bạn có cái nhìn khách quan trước việc uống thuốc tiểu đường.

>> Xem thêm: Sữa dành cho bệnh tiểu đường

Tại sao bệnh nhân tiểu đường muốn ngừng uống thuốc?

Bệnh đái tháo đường là căn bệnh mãn tính do đó việc uống thuốc là yếu tố thường được các bác sĩ khuyến cáo bệnh nhân sử dụng. Tuy nhiên thuốc uống trong thời gian dài, đặc biệt là thuốc tây thì cơ thể sẽ xuất hiện dấu hiệu “lờn thuốc”. Tác dụng kiểm soát, tùy chỉnh đường huyết lúc đó không còn cao nữa.

Bệnh tiểu đường có phải uống thuốc suốt đời không

Đa phần bệnh nhân tiểu đường đều khá quan ngại việc uống thuốc điều trị

Uống thuốc với số lượng lớn cũng khiến bệnh nhân đối mặt với các tác dụng phụ nguy hiểm. Hơn nữa giá thuốc điều trị tiểu đường cũng khá đắt, đối với nhiều bệnh nhân thì tiền thuốc hàng tháng thực sự là một gánh nặng.

Những yếu tố phía trên đều là lý do khiến một số bệnh nhân tiểu đường muốn ngừng uống thuốc điều trị. Thực tế căn bệnh này ngoài việc uống thuốc suốt đời ra, người bệnh có thể kiểm soát và ức chế tốt nếu nghe theo tư vấn từ bác sĩ.

Mục tiêu sử dụng thuốc uống tiểu đường

Thuốc tiểu đường là thuốc ổn định chỉ số đường huyết, hỗ trợ cơ thể ức chế lượng đường trong máu và loại bỏ các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Hiệp Hội Đái tháo đường Hoa kỳ cho biết mục tiêu sử dụng thuốc tiểu đường của bệnh nhân đó là giữ chỉ số ở ngưỡng an toàn:

  • Chỉ số đường huyết lúc đói là 4-7,2mmol/l.
  • Chỉ số đường huyết sau ăn 2h là < 10 mmol/l.
  • Chỉ số HbA1c trong cơ thể là <7%.

Khi sử dụng thuốc tiểu đường trong thời gian dài sẽ tác động không tốt đến sức khỏe. Tuy nhiên khi kê toa điều trị, các bác sĩ đã cân nhắc tới lợi ích và nguy cơ của thuốc. Do đó người bệnh có thể uống thuốc dựa trên hướng dẫn của bác sĩ và chịu khó cải thiện, thay đổi chế độ sinh hoạt. Nếu bạn thực hiện tốt, chỉ số đường huyết sẽ giữ ở mức an toàn.

Tham khảo thêm:

Vậy, bệnh tiểu đường có phải uống thuốc suốt đời?

Các chuyên gia y tế cho biết, đây là căn bệnh mãn tính nên người bệnh cần dùng thuốc suốt đời và áp dụng lối sống lành mạnh. Lượng đường huyết trong máu sẽ được ức chế, kiểm soát ở ngưỡng an toàn bằng cách điều chỉnh chế độ dinh dưỡng, sinh hoạt hàng ngày.

Nếu bệnh nhân muốn ngừng dùng thuốc đái tháo đường thì bản thân cần triển khai một số thao tác cụ thể. Bao gồm việc khám lâm sàng, xét nghiệm máu để bác sĩ tư vấn. Khi chỉ số đường huyết của người bệnh ở mức an toàn, bệnh nhân có thể dừng uống thuốc và kiểm soát bệnh bằng cách thực hiện chế độ ăn và luyện tập phù hợp.

Bệnh tiểu đường có phải uống thuốc suốt đời không

Bệnh nhân có thể ngưng dùng thuốc khi chỉ số đường huyết và HbA1c an toàn

Người bệnh cần thực hiện chế độ sinh hoạt nghiêm ngặt để tránh các biến chứng nguy hiểm của bệnh. Đồng thời kiểm soát tốt chỉ số đường huyết, loại bỏ tình trạng bệnh nặng dần theo thời gian.

Thực tế việc ngưng dùng thuốc điều trị bệnh đái tháo đường chỉ được bác sĩ cân nhắc nếu bệnh lý của bệnh nhân đáp ứng được các đặc điểm như sau:

Chỉ số đường huyết ổn định

Trong một khoảng thời gian đủ đài (6 tháng), các chỉ số của cơ thể hiển thị ở trong ngưỡng an toàn như:

  • Chỉ số HbA1c < 6.5 %.
  • Chỉ số đường huyết khi đói < 6 mmol/1.
  • Chỉ số đường huyết sau ăn 2 tiếng < 7.8 mmol/l.

Hạ đường huyết

Sau khi uống thuốc điều trị, nếu người bệnh xuất hiện các triệu chứng như run rẩy, chóng mặt, tê bì chân tay, hoa mắt, run rẩy, vã mồ hôi, mệt mỏi hoặc đau đầu… Khả năng cao bệnh nhân đã bị hạ đường huyết, nên tạm ngưng uống thuốc để tránh đột quỵ, tử vong.

Chế độ sinh hoạt lành mạnh

Người bệnh tiểu đường có thể giảm liều hoặc tạm ngưng sử dụng thuốc điều trị nếu tuân thủ nghiêm ngặt chế độ ăn uống, ngủ nghỉ phù hợp. Các chỉ số của bệnh nhân nếu dừng ở mức ổn định sẽ ngưng dùng thuốc, tự theo dõi đường huyết và chú ý khám sức khỏe định kỳ.

Những điều bệnh nhân tiểu đường thường lầm tưởng

Nhiều người bệnh sau một thời gian uống thuốc điều trị, cảm nhận bản thân không còn triệu chứng của bệnh đã mặc định mình đã khỏi. Có không ít trường hợp tự ngưng điều trị, dừng uống thuốc. Đây là một sai lầm khá phổ biến của người không hiểu rõ về bệnh tiểu đường type 2.

Thực tế triệu chứng bệnh chỉ là bề nổi của tảng băng chìm, bởi tiểu đường không đơn thuần là rối loạn chuyển hóa đường trong máu mà còn:

  • Rối loạn chuyển hóa chất béo.
  • Rối loạn chuyển hóa chất đạm.

Những tình trạng rối loạn này sẽ tiến triển âm thầm tại một số giai đoạn. Cụ thể là giai đoạn đầu, chuyển sang biến chứng và dẫn đến tiểu đường giai đoạn cuối. Mỗi giai đoạn lại có dấu hiệu riêng, có lúc không có dấu hiệu do đó người bệnh khá khó phân biệt.

Còn một vấn đề nữa đó là chỉ số đường huyết khi bệnh nhân đo hằng ngày tại nhà sẽ có sự thay đổi ở từng thời điểm. Lượng đường huyết khi đói hoặc sau ăn nằm ở mức ổn không đồng nghĩa với việc đường huyết cả ngày sẽ ổn. Để đánh giá chính xác lượng đường trong máu, người bệnh cần đo chỉ số HbA1c định kỳ 3 tháng/lần.

Bệnh tiểu đường có phải uống thuốc suốt đời không

Bệnh nhân ngưng uống thuốc điều trị cần được sự đồng thuận từ bác sĩ

Việc theo dõi chỉ số HbA1c sẽ giúp bạn biết chính xác nguy cơ biến chứng và hướng điều trị phù hợp. Dù chỉ số đường huyết ở mức an toàn nhưng nhưng tăng giảm thất thường hoặc chỉ số HbA1c cao thì biến chứng về thần kinh, tim mạch, thận,… vẫn tồn tại.

Tổng hợp các cách kiểm soát tiểu đường không dùng thuốc hữu ích nhất

Sau khi có được đáp án cho thắc mắc bệnh tiểu đường có phải uống thuốc suốt đời không. Chắc hẳn bạn đã bỏ túi được một số thông tin hữu ích, dưới đây chúng tôi còn bật mí các tips ức chế bệnh không cần thuốc cực kỳ hiệu quả. Bạn hãy theo dõi và áp dụng theo nhé:

Sống lành mạnh  

Đây là cách đơn giản nhưng hiệu quả mà mọi bệnh nhân đái tháo đường cần chú ý thực hiện. Người bệnh cần theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên, sau đó đưa ra chế độ dinh dưỡng phù hợp. Bệnh nhân cần sinh hoạt lành mạnh - ngủ sớm dậy sớm và:

  • Không bỏ quên bữa sáng.
  • Mỗi ngày chia nhỏ các bữa ăn thành nhiều bữa trong/ngày.
  • Chú ý không ăn thực phẩm có quá nhiều carbs, đường.
  • Hạn chế ăn các thực phẩm giàu cholesterol để tránh máu nhiễm mỡ, một số biến chứng như tăng huyết áp, bệnh thận, tim mạch,…
  • Cố gắng ăn nhạt, hạn chế bỏ muối.
  • Tăng cường bổ sung rau xanh và trái cây (chỉ số đường huyết thấp).
  • Sử dụng Nutricare Cerna - sản phẩm dinh dưỡng y học dành cho người bệnh tiểu đường giúp ổn định đường huyết với GI thấp = 32.5. Đồng thời bổ sung sữa này giúp cơ thể được cung cấp thêm đầy đủ dinh dưỡng, giảm căng thẳng mệt mỏi và phòng nguy cơ về bệnh tim mạch.
  • Ăn thực phẩm có chỉ số glycemic thấp: Lựa chọn thực phẩm như ngũ cốc nguyên hạt, rau củ quả, các loại đậu và hạn chế các thực phẩm tinh chế, nhiều đường.
  • Tăng cường chất xơ: Các loại rau xanh, trái cây tươi, và ngũ cốc nguyên hạt đều giàu chất xơ, giúp ổn định đường huyết và cải thiện chức năng tiêu hóa.
  • Kiểm soát khẩu phần ăn: Tránh ăn quá nhiều trong mỗi bữa, đồng thời chia nhỏ bữa ăn để duy trì lượng đường huyết ổn định.

Bệnh tiểu đường có phải uống thuốc suốt đời không?

Sống lành mạnh, bổ sung dưỡng chất an toàn là cách ức chế tiểu đường hữu ích. TÌM HIỂU SẢN PHẨM NUTRICARE CERNA

Bỏ chất kích thích

Người bệnh nên cai và bỏ thuốc lá, rượu bia, cafe, nước ngọt, chất kích thích,… để ức chế bệnh tiểu đường. Khi loại bỏ thành công những chất độc hại, cơ thể sẽ khỏe mạnh hơn và hạn chế được các biến chứng nguy hiểm.

Thể dục thể thao

Nói đến các cách kiểm soát tiểu đường hiệu quả nhất, không cần đến thuốc thì vận động là cách rất hữu ích. Người bệnh nên tập thể dục thể thao để cơ thể dẻo dai và nâng cao sức khỏe.

Thể dục thể thao còn giúp bệnh nhân tiểu đường thúc đẩy quá trình tuần hoàn máu, hỗ trợ mạch máu trở nên đàn hồi. Những biến chứng nguy hiểm như tăng huyết áp và biến chứng về tim mạch sẽ giảm thiểu nếu bạn tập luyện 30 phút/ngày.

Bệnh tiểu đường có phải uống thuốc suốt đời không

Vận động là cách kiểm soát tiểu đường không dùng thuốc cực kỳ hữu ích

Một vài lưu ý khác:

  • Giảm cân nếu thừa cân:Giảm cân có thể làm giảm kháng insulin, giúp ổn định đường huyết và giảm nguy cơ mắc các biến chứng của tiểu đường.
  • Kiểm soát căng thẳng:Căng thẳng có thể làm tăng lượng đường huyết. Các phương pháp thư giãn như thiền, yoga, và các kỹ thuật hít thở sâu có thể giúp giảm căng thẳng hiệu quả.
  • Ngủ đủ giấc: Giấc ngủ ngon giúp cơ thể phục hồi và duy trì mức độ đường huyết ổn định. Thiếu ngủ có thể làm tăng mức đường huyết và giảm hiệu quả của insulin.
  • Theo dõi đường huyết thường xuyên: Kiểm tra đường huyết định kỳ giúp người bệnh nhận biết và điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt kịp thời để duy trì mức đường huyết ổn định.

Cần theo dõi tiểu đường thường xuyên để kiểm soát đường huyết cẩn thận

>> Tham khảo thêm:

Lời kết

Bài viết này Nutricare Pharma chúng tôi đã cùng bạn tìm ra lời giải cho câu hỏi bệnh tiểu đường có phải uống thuốc suốt đời không. Hy vọng sau khi biết được đáp án bạn sẽ có cách ức chế, kiểm soát tốt căn bệnh này để giảm biến chứng nguy hiểm.

Bên cạnh đó, mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh tiểu đường vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.