9 Dấu hiệu của ung thư cổ tử cung dễ nhận thấy

Ung thư cổ tử cung là căn bệnh không một nữ giới nào muốn mắc phải. Loại ung thư ác tính này rất nguy hiểm, nếu không phát hiện sớm dấu hiệu của ung thư cổ tử cung thì xác suất cao bệnh nhân sẽ tử vong. Hôm nay Nutricare Pharma sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về loại ung thư này để bạn phát hiện, ngăn ngừa và điều trị thật chính xác.

Ung thư cổ tử cung là gì?

Đây là dạng ung thư ác tính xuất hiện ở cổ tử cung của nữ giới, đặc biệt là phụ nữ trên 30 tuổi. Ung thư cổ tử cung hình thành bởi vì sự phát triển bất thường của tế bào biểu mô tuyến hoặc tế bào biểu mô lát (tế bào biểu mô vảy). Cổ tử cung sẽ hình thành các khối u, dần dần sẽ xâm lấn, tác động và di căn tới các cơ quan khác của cơ thể.  

Ung thư cổ tử cung dạng ung thư ác tính có những khối u xâm lấn cơ thể

>> Ung thư tuyến giáp di căn hạch và phương pháp điều trị

Tổng hợp 9 dấu hiệu của ung thư cổ tử cung bạn nên biết

Bệnh ung thư cổ tử cung thường khó phát hiện hơn bệnh phụ khoa thông thường, đặc biệt là giai đoạn đầu. Nếu bạn muốn xác định tình trạng sức khỏe của mình, lo lắng mình mắc ung thư này thì chú ý xem mình có những dấu hiệu dưới đây không nhé:

1. Âm đạo chảy máu

Nếu âm đạo chảy máu bất thường sau khi giao hợp, sau khi mãn kinh, chưa đến kỳ kinh,… thì bạn cần sắp xếp đi khám ngay. Đây là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung thường xảy ra khi niêm mạc tử cung bị biến đổi hoặc khối u lớn đã xâm lấn tới các vị trí xung quanh.

2. Dịch âm đạo bất thường

Dịch âm đạo tiết nhiều hơn, tỏa mùi hôi, có màu lạ như trắng đục, xanh mủ, hồng hồng có lẫn máu,… nhầy hoặc loãng thì tử cung của bạn đang “báo động” về bệnh lý đang mắc phải.

Dịch âm đạo bất thường là dấu hiệu dễ nhận thấy của ung thư cổ tử cung

3. Chu kỳ kinh nguyệt không đều

Đây là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung thường bị nữ giới bỏ quên. Hầu hết mọi người đều xem nhẹ những dấu hiệu như chậm kinh, kinh nguyệt ra nhiều, thời gian kinh nguyệt kéo dài, rong kinh,… Những biểu hiện này xuất hiện bởi sự mất cân bằng các hormone trong cơ thể nữ giới bởi vì ung thư cổ tử cung.

4. Đau khi quan hệ

Đau khi làm “chuyện ấy” cũng là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung nữ giới nên để ý. Khả năng cao “cô bé” đã bị các khối u tạo ra các tổn thương ở đường sinh dục khiến việc “sinh hoạt” bị khó chịu, đau, rát.

5. Xương chậu, lưng dưới đau đớn

Vùng xương chậu, lưng dưới bị đau rát, đau âm ỉ… cũng là biểu hiện của bệnh ung thư cổ tử cung. Khi khối u phát triển sẽ cản trở quá trình cung cấp oxy cho tế bào cơ thể, điều này sẽ dẫn tới cảm giác đau nhói của cơ thể.  

6. Tiểu tiện khó

Ung thư cổ tử cung còn dẫn đến các triệu chứng như tiểu buốt, tiểu ra máu, nước tiểu có mùi, màu sắc bất thường, tiểu không kiểm soát,… Các tình trạng này xuất hiện bởi vì khối u hình thành với kích thước lớn, dần xâm lấn tới các mô lân cận.

7. Sụt cân nhanh chóng

Khi cơ thể đột nhiên sụt cân bất thường trong một thời gian ngắn, nữ giới nên thăm khám sức khỏe thật sớm. Khối u ung thư cổ tử cung thường tác động tới hệ tiêu hóa, gây rối loạn toàn thân dẫn đến việc sụt cân.

Sụt cân nhanh chóng là dấu hiệu mọi người ít nghĩ đến ung thư cổ tử cung

>> Ung thư biểu mô tuyến giáp thể nhú có nguy hiểm hay không?

8. Chân bị sưng đau

Sưng đau ở chân sẽ xuất hiện khi khối u ung thư cổ tử cung phát triển lớn dần, lan rộng. Khối u sẽ chèn ép dây thần kinh, dẫn tới quá trình lưu thông máu bị tắc nghẽn làm cho người bệnh đau sưng chân.

9. Cơ thể mệt mỏi

Đây là dấu hiệu của ung thư cổ tử cung mà nữ giới thường không chú ý đến. Các biểu hiện như ăn không ngon, chán ăn,… sẽ xảy ra bởi vì khối u khiến số lượng các tế bào máu bị giảm đi. Điều này khiến cơ thể thiếu máu, suy giảm miễn dịch, mệt mỏi, suy nhược cơ thể và thiếu năng lượng.

Các cách ngăn ngừa ung thư cổ tử cung tốt nhất

Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC) khuyến cáo nữ giới nên ngăn ngừa ung thư cổ tử cung bằng cách:  

1. Tiêm vắc xin phòng ngừa HPV

Tiêm vắc xin ngăn ngừa ung thư cổ tử cung (HPV) sẽ bảo vệ cơ thể nữ giới khỏi virus HPV (nguyên nhân dẫn đến ung thư âm đạo, âm hộ và cổ tử cung). Tại Mỹ, tiêm vắc xin HPV được khuyến cáo cho nữ giới từ 9-12 tuổi.

Tiêm vắc xin phòng ngừa HPV sẽ ngăn ngừa hình thành ung thư cổ tử cung

Ở Việt Nam, Bộ Y Tế cũng khuyến cáo nữ giới nên tiêm vắc xin HPV trước 26 tuổi. Tốt nhất nữ giới cần tiêm 3 liều, mỗi liều cách nhau 6 tháng khi đủ 18 tuổi. Tiêm vắc xin phòng ngừa HPV không được khuyến cáo cho nữ giới >26 tuổi, độ tuổi này nữ giới đã phơi nhiễm với HPV (lợi ích dự phòng kém). Tuy nhiên nữ giới có thể hỏi ý kiến bác sĩ về việc tiêm vắc xin khi ở độ tuổi (27 đến 45 tuổi) nếu chưa chủng ngừa.

2. Tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ

Để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung, bên cạnh việc tiêm vắc xin thì nữ giới cần tầm soát phụ khoa định kỳ. Hiện nay có các phương pháp sàng lọc ung thư cổ tử cung chính xác như Pap smear và xét nghiệm HPV.

Tầm soát, thăm khám định kỳ sẽ phát hiện ung thư cổ tử cung từ sớm

Những phương pháp này sẽ phát hiện bệnh lý từ sớm, nữ giới có thể điều trị kịp thời, giảm nguy cơ biến chứng thành ung thư. Nữ giới 21 – 29 tuổi nên xét nghiệm Pap smear 3 năm/lần, từ 30 – 64 tuổi thì xét nghiệm Pap smear và HPV 5 năm/lần. Nữ giới có thể thực hiện tầm soát trong thời gian sớm hơn nếu nghi ngờ cơ thể xuất hiện các dấu hiệu của ung thư cổ tử cung.

3. Sinh hoạt lành mạnh, an toàn

Ngoài các phương pháp trên, nữ giới nên ngăn ngừa ung thư cổ tử cung bằng chế độ sinh hoạt lành mạnh, an toàn. Cơ thể sẽ có sức đề kháng tốt hơn nhờ vào:

  • Quan hệ tình dục an toàn.
  • Không sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp.
  • Bổ sung thực phẩm giàu vitamin, giàu chất chống oxy hóa.

Sinh hoạt lành mạnh để ngăn ngừa ung thư cổ tử cung

Ung thư cổ tử cung điều trị, khắc phục như thế nào?

Loại ung thư này tại Việt Nam đang được điều trị theo các phương pháp hiện đại, đảm bảo hiệu quả dựa vào giai đoạn bệnh như:

  • Phương pháp phẫu triệt căn.
  • Hóa xạ trị triệt căn.
  • Hóa xạ trị kết hợp phẫu thuật.

Bác sĩ điều trị sẽ xác định tình trạng bệnh lý của nữ giới để đưa ra phác đồ điều trị phù hợp. Nhìn chung phương pháp khắc phục phổ biến nhất đối với ung thư cổ tử cung đó là:

  • Khoét chóp cổ tử cung.
  • Cắt toàn bộ tử cung.
  • Cắt tử cung triệt căn.
  • Vét hạch bằng mổ nội soi.
  • Vét hạch bằng mổ mở.  

Quá trình điều trị sẽ hiệu quả hơn nếu bệnh nhân phát hiện được các dấu hiệu của ung thư cổ tử cung từ sớm. Nữ giới nên phòng ngừa bệnh kỹ càng, định kỳ tiêm vắc xin và tầm soát ung thư để bảo vệ sức khoẻ cổ tử cung tốt hơn. Hy vọng bài viết này của Nutricare Pharma đã giúp bạn cập nhật được nhiều thông tin hữu ích về ung thư cổ tử cung.

Trong quá trình điều trị bằng các phương pháp đã chỉ định, người bệnh có thể kết hợp sử dụng sản phẩm dinh dưỡng y học Leanmax Hope để khắc phục vấn đề suy mòn, suy nhược cơ thể. Việc bổ sung 2-3 ly Leanmax Hope mỗi ngày giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, tăng cường sức đề kháng, giảm mệt mỏi và giúp ăn ngon miệng.

Leanmax Hope - Dinh dưỡng y học cho người ung thư. XEM THÊM

Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho người bệnh ung thư, vui lòng liên hệ Hotline: 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc mua hàng trực tiếp gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.