Chế độ dinh dưỡng cho người ăn kiêng I-ốt trước khi điều trị Iod phóng xạ

SKĐS - Làm sao ăn kiêng I-ốt hiệu quả mà không lo thiếu hụt dinh dưỡng? Bài toán “cân não” này khiến dinh dưỡng trở thành thử thách không hề nhỏ khi điều trị bệnh tuyến giáp.

Tuyến giáp có hình dạng giống con bướm và nằm ở phía trước cổ bên dưới yết hầu. Đây là một tuyến nội tiết tạo ra hormone có liên quan đến quá trình điều chỉnh trao đổi chất của cơ thể. Nếu tuyến không sản xuất đủ hormone thì sẽ dẫn đến suy giáp, còn khi tuyến sản xuất quá nhiều thì gây ra cường giáp.

Người mắc bệnh tuyến giáp cũng có nguy cơ dẫn đến ung thư tuyến giáp. Khi điều trị cường giáp và ung thư tuyến giáp, người bệnh thường được bác sĩ chỉ định chế độ ăn kiêng I-ốt. Đây là một bài toán “cân não” khi xây dựng chế độ ăn cho người bệnh tuyến giáp.

>> Người mắc bệnh bướu cổ có ăn được rau muống không?

Chế độ ăn của người bệnh tuyến giáp

Tùy theo tình trạng bệnh lý, bác sĩ có thể khuyến nghị chế độ ăn bổ sung I-ốt hoặc kiêng I-ốt khi điều trị tuyến giáp. Chế độ ăn kiêng I-ốt thường được chỉ định trước một số phương pháp điều trị cường giáp hoặc ung thư tuyến giáp.

Người bệnh cường giáp sẽ cần tuân theo chế độ ăn ít I-ốt trước khi xạ trị để loại bỏ các tế bào tuyến giáp bị tổn thương hoặc dư thừa. Đối với người đang điều trị bằng I-ốt phóng xạ sau phẫu thuật ung thư tuyến giáp, thực đơn cũng phải áp dụng chế độ ăn kiêng I-ốt nghiêm ngặt.

Chế độ ăn kiêng I-ốt cho người trước khi điều trị I-ốt phóng xạ

Chế độ ăn kiêng I-ốt thường được chỉ định để điều trị cường giáp hoặc ung thư tuyến giáp

Hiệp hội Tuyến giáp Hoa Kỳ khuyến cáo người bệnh nên kiêng I-ốt 2 tuần trước khi điều trị I-ốt phóng xạ. Theo đó, hàm lượng I-ốt khẩu phần ăn ở mức thấp không quá 50mcg/ngày.

Đối với người bệnh tuyến giáp, chế độ ăn kiêng I-ốt không dễ thực hiện vì vừa phải tuân thủ các chỉ định liều lượng lại vừa phải cân đối thực đơn để đảm bảo dinh dưỡng. Thậm chí, không ít người bệnh nản lòng vì chế độ ăn kiêng khem đầy thử thách này.

>> Siêu âm tuyến giáp: Điều gì bạn cần biết?

Những thực phẩm người ăn kiêng I-ốt trước khi điều trị Iod phóng xạ có thể ăn 

Chế độ ăn kiêng I-ốt trước khi điều trị Iod phóng xạ đã khiến nhiều bệnh nhân gặp khó khăn trong việc chuẩn bị và thực hiện. Thực tế có một số nhóm thực phẩm người bệnh có thể ăn lành mạnh và cân bằng để hỗ trợ quá trình chữa trị:  

Bánh mỳ, các loại hạt và ngũ cốc 

Mỗi ngày bệnh nhân có thể ăn từ 4-6 khẩu phần bánh mỳ, ngũ cốc và các loại hạt. Cứ một lát bánh mỳ, nửa bát mỳ/bún/phở hoặc nửa bát cơm sẽ được tính là một khẩu phần. 

Bánh mỳ, các loại hạt và ngũ cốc 

>> Ung thư tuyến giáp có ăn được gạo lứt không và cách bổ sung

Thịt và protein

Nhóm thực phẩm người ăn kiêng I-ốt trước khi điều trị Iod phóng xạ có thể ăn mỗi ngày đó là thịt và protein. Hàng ngày người bệnh nên ăn từ 2-3 khẩu phần thịt, protein. Cứ 85g thịt gia súc, thịt gia cầm sẽ tương đương với một khẩu phần ăn.

Thịt và protein

Đồ uống

Mỗi ngày người ăn kiêng I-ốt trước khi điều trị Iod phóng xạ được uống từ 8-10 cốc nước (khoảng 2l nước), trừ khi bác sĩ có chỉ định đặc biệt.

Trái cây

Tùy vào nhu cầu của bản thân, mỗi ngày bệnh nhân có thể ăn lượng trái cây tươi sao cho phù hợp. Một miếng trái cây nhỏ hoặc ¾ cốc nước ép trái cây sẽ có giá trị dinh dưỡng tương đương 1 khẩu phần.

Trái cây

>> Những thực phẩm tốt cho tuyến giáp - Bật mí ngay

Cách ăn kiêng I-ốt hiệu quả trước khi điều trị I-ốt phóng xạ

Phương pháp điều trị I-ốt phóng xạ có thể áp dụng cho một số loại cường giáp lành tính (không phải ung thư) và ung thư tuyến giáp. Chế độ ăn kiêng I-ốt 2 tuần nhằm giúp tuyến giáp dễ dàng tiếp nhận I-ốt phóng xạ hơn để tăng cường hiệu quả điều trị.

Khi thực hiện chế độ ăn kiêng I-ốt, bạn nên tránh một số loại thực phẩm như muối, hải sản, lòng đỏ trứng, thực phẩm đóng hộp, bánh kẹo, trái cây sấy khô… Đây là những thực phẩm giàu I-ốt được khuyến cáo cho người cần bổ sung I-ốt. Trong thời gian ăn kiêng I-ốt, bạn cũng có thể ăn một số loại thực phẩm lành mạnh: ngũ cốc, trái cây tươi, lòng trắng trứng, các loại hạt, dầu thực vật…

Ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì trước và sau điều trị I-131?

Leanpro Thyro Lid là sản phẩm chuyên biệt cho chế độ ăn kiêng I-ốt để bổ sung vào thực đơn hàng ngày

Trong quá trình ăn kiêng I-ốt nghiêm ngặt, sự giới hạn các thực phẩm quen thuộc có thể khiến nhiều người bệnh tuyến giáp cảm thấy khó ăn ngon miệng và đảm bảo dinh dưỡng. Vì vậy, nhiều người bệnh tìm đến dòng sữa chuyên biệt cho chế độ ăn kiêng I-ốt để bổ sung vào thực đơn hàng ngày.

Thị trường hiện nay có sản phẩm Leanpro Thyro Lid là dinh dưỡng chuyên biệt cho người ăn kiêng I-ốt trong giai đoạn điều trị cường giáp và ung thư tuyến giáp. Leanpro Thyro Lid đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo khuyến nghị của Hiệp hội tuyến giáp Hoa Kỳ với hàm lượng I-ốt giảm tới 88% so với sản phẩm sữa thông thường.

Trong một ly tiêu chuẩn của Leanpro Thyro Lid chỉ có 12mcg I-ốt nên giúp người bệnh an tâm hơn khi dùng. Đồng thời, sản phẩm còn hỗ trợ giảm viêm, giảm mệt mỏi và tốt cho tiêu hóa. Với 23 loại vitamin và khoáng chất, sản phẩm giúp tăng cường sức khỏe khi bù đắp dinh dưỡng thiếu hụt do quá trình ăn kiêng nghiêm ngặt.

Ung thư tuyến giáp kiêng ăn gì trước và sau điều trị I-131?

Leanpro Thyro LID là giải pháp dinh dưỡng chuyên biệt cho chế độ kiêng I-ốt. XEM NGAY

Mục tiêu ăn kiêng I-ốt dường như rất khó khăn đối với cả người bệnh lẫn người chăm sóc vì áp lực phải đúng hàm lượng. Để giải quyết bài toán “cân não” của người bệnh tuyến giáp, Leanpro Thyro Lid đã mang đến giải pháp dinh dưỡng đơn giản chỉ với 2-3 ly sữa mỗi ngày. Khi bổ sung sữa vào thực đơn, bữa ăn kiêng của bạn sẽ không còn quá kham khổ nữa!

Leanpro Thyro LID là sản phẩm cung cấp dinh dưỡng chuyên biệt cho chế độ ăn kiêng I-ốt theo khuyến nghị của Hiệp hội tuyến giáp Hoa Kỳ. Với hàm lượng I-ốt thấp, sản phẩm giúp người bệnh tuyến giáp giảm mệt mỏi và tăng cường sức khỏe.

Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh tuyến giáp vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.