Những người mắc bệnh tiểu đường có ăn được bánh mì không?
Dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường rất quan trọng. Nếu chúng ta không biết cách cân đối khẩu phần ăn hàng ngày sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Vì vậy, nhiều người đang quan tâm đến vấn đề bệnh tiểu đường có ăn được bánh mì không vì loại thực phẩm này khá phổ biến và rất được yêu thích. Hãy theo dõi nội dung bài viết hôm nay của Nutricare Pharma để tìm hiểu cụ thể bạn nhé.
>> Xem thêm: Sữa dành cho bệnh tiểu đường
Bánh mì có những thành phần dinh dưỡng nào?
Bánh mì là một trong những loại thực phẩm khá giàu calo và carb nên rất thích hợp dùng để bổ sung năng lượng nhanh chóng khi cơ thể mệt mỏi, suy nhược. Tuy nhiên trong thành phần của nó lại chứa ít protein, axit amin, vitamin và khoáng chất nên nhìn chung chưa đáp ứng đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng cần để duy trì được sức khỏe tốt.
Vì thế, rất nhiều loại bánh khác nhau đã ra đời để bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho người dùng trong quá trình sử dụng. Ví dụ như những sản phẩm được làm từ lúa mì nguyên chất hoặc các loại ngũ cốc nảy mầm sẽ có hàm lượng chất xơ rất cao, lại giàu vitamin C, E và beta-carotene dẫn đến giá trị calo sẽ thay đổi, không cố định.
Theo một số nghiên cứu khoa học mới nhất hiện nay đã chỉ ra rằng giá trị dinh dưỡng trung bình của một lát bánh mì trắng (25 gram) là khoảng 67 calo, trong đó:
- Tổng lượng chất béo: 1g
- Carbs: 13g
- Chất đạm: 2g
- Chất xơ: 0.6g
- Thiamine: 8% RDI
- Folate: 7% RDI
- Natri: 7% RDI
- Mangan: 6% RDI
- Selen: 6% RDI
- Riboflavin (vitamin B2): 5 % RDI
- Niacin: 5 % RDI
- Sắt: 5 % RDI
Con số này sẽ thay đổi theo chiều hướng tăng nhanh chóng nếu được bổ sung thêm ngũ cốc hoặc thịt, trứng, rau,... Nếu tính trung bình thì một chiếc bánh mì đang chứa từ 500 - 579 calo, cung cấp đến 40% nhu cầu năng lượng cần thiết cho người trưởng thành hoạt động mỗi ngày.
Bánh mì cung cấp rất nhiều năng lượng cho cơ thể con người
Mắc bệnh tiểu đường có ăn được bánh mì không?
Carbohydrate dạng đơn giản có trong những sản phẩm tinh chế như bánh mì khi đi vào cơ thể sẽ được hấp thụ nhanh chóng và phân giải thành glucose. Nếu chúng ta tiêu thụ nó quá nhiều sẽ dẫn đến tăng nhanh lượng đường trong máu và điều này ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tình trạng bệnh của người mắc tiểu đường.
Tuy nhiên điều này cũng không thể chứng tỏ được người mắc bệnh tiểu đường không thể ăn được bánh mì. Trên thực tế, nếu nó được bổ sung thêm ngũ cốc nguyên hạt chứa carbohydrate phức hợp và nhiều chất xơ sẽ làm chậm lại quá trình hấp thụ đường vào máu để hỗ trợ điều hòa sức khỏe tốt hơn. Vì thế, người bệnh tiểu đường vẫn CÓ THỂ ăn được bánh mì nhưng cần chú ý về hàm lượng dinh dưỡng cụ thể.
Đặc biệt, các loại bánh mì làm từ ngũ cốc nguyên hạt còn chứa nhiều protein và khoáng chất như selen và mangan. Những thành phần này khi đi vào cơ thể ngoài việc cung cấp năng lượng còn giúp cho tế bào hoạt động khỏe mạnh để tăng sức đề kháng chống lại bệnh tật. Cùng với đó, do chỉ đáp ứng đủ số calo cần thiết nên nó sẽ không gây ra tình trạng tích mỡ, béo phì, hỗ trợ rất tốt trong quá trình chúng ta điều trị tiểu đường.
Người bị tiểu đường nên ăn các loại bánh mì nguyên chất
Một số lưu ý cho người bệnh tiểu đường khi dùng bánh mì
Không phải loại bánh mì nào người mắc bệnh tiểu đường cũng nên ăn. Và trong quá trình sử dụng chắc chắn chúng ta còn cần chú ý đến một số vấn đề sau để bảo vệ sức khỏe của mình tốt nhất:
>> Xem thêm:
Nên chọn loại bánh mì tốt cho sức khỏe
Mục tiêu của người bệnh là đảm bảo lượng đường huyết trong cơ thể luôn ổn định nên rất thích hợp sử dụng các loại bánh mì như:
- Bánh mì ngũ cốc nguyên hạt 100% chứa nhiều chất xơ, protein, vitamin, khoáng chất, ít tinh bột nên giúp giảm nguy cơ mắc tiểu đường. Còn nếu chúng ta đang trong quá trình điều trị có thể nhanh chóng bổ sung dinh dưỡng nhưng không gây ra tình trạng dư thừa năng lượng dẫn đến những biến chứng nguy hiểm.
- Bánh mì lúa mạch đen 100% giúp chúng ta no lâu và ít ảnh hưởng đến lượng đường trong máu hơn. Ngoài ra, lượng chất xơ hòa tan cao có trong sản phẩm này còn làm tăng công hiệu của insulin và chậm quá trình tiêu hóa carb trong cơ thể. Đây là yếu tố then chốt để người mắc tiểu đường điều trị bệnh nhanh chóng.
- Bánh mì yến mạch có nhiều beta glucan và vitamin và các khoáng chất cần thiết giúp giảm mức cholesterol trong máu để điều chỉnh chỉ số đường huyết cân bằng.
Các loại bánh mì có hạt ngũ cốc rất tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường
Người bệnh tiểu đường nên tránh dùng những loại bánh mì nào?
Trước khi mua bánh mì, mọi người nên kiểm tra kỹ thành phần của sản phẩm. Ví dụ như một số loại ghi có thành phần “yến mạch” nhưng không có nghĩa là tốt cho sức khỏe nếu chỉ chiếm một lượng nhỏ và đa phần là bột tinh chế, đường và dầu.
Cũng có một số loại ngũ cốc chứa các chất không lành mạnh có thể ngăn chặn cơ thể hấp thụ dinh dưỡng. Đặc biệt nếu có nhiều axit phytic sẽ hạn chế việc cơ thể người bệnh phân giải và chuyển hóa sắt, kẽm, magie và canxi. Vì thế, nếu người bệnh dùng bánh mì được đóng gói sẵn, có niêm yết rõ bảng thành phần nên đọc kỹ để chọn được loại phù hợp với tình trạng sức khỏe của mình.
Chúng ta cũng nên hạn chế sử dụng bánh mì trắng vì thường được cho thêm thành phần chất tẩy cực hại cho sức khỏe, hoặc những loại có có vỏ ngoài quá cứng làm tổn thương niêm mạc dạ dày. Điều này khiến hệ tiêu hóa bị ảnh hưởng nghiêm trọng, về lâu dài sẽ gây suy giảm chức năng lẫn sức đề kháng của cơ thể người bệnh mắc tiểu đường.
Các loại bánh mì quá cứng sẽ làm tổn thương hệ tiêu hóa
Lựa chọn nơi bán uy tín
Người mắc bệnh tiểu đường luôn phải quan tâm đến vấn đề an toàn thực phẩm vì chức năng của hệ tiêu hóa lúc này sẽ kém hơn so với bình thường. Nếu bị nhiễm vi khuẩn hoặc các tác nhân gây hại khác sẽ khiến sức đề kháng suy giảm nhanh chóng. Vì thế, chúng ta nên tìm đến những địa chỉ uy tín và có nguồn gốc rõ ràng để đảm bảo về chất lượng sản phẩm.
Đặc biệt, chúng ta tuyệt đối không được sử dụng các loại bánh mì đã quá hạn sự dụng hay không rõ về thành phần các chất dinh dưỡng bên trong. Điều này sẽ khiến lượng đường huyết của người bệnh tăng nhanh nếu có nhiều bột tinh chế, glucose và dầu bên trong.
Thời điểm sử dụng bánh mì
Bánh mì cung cấp nhiều năng lượng, vì thế người bệnh nên sử dụng vào buổi sáng hoặc trưa để nạp vào đầy đủ calo cần thiết cho cơ thể hoạt động trong suốt một ngày dài. Hoặc đã ăn quá no thì chúng ta cần cắt giảm luôn vì nếu tiếp nhận thêm thực phẩm sẽ khiến cơ quan tiêu hóa bị quá tải.
Đặc biệt, người mắc tiểu đường không nên sử dụng bánh mì vào buổi đêm, đặc biệt là lúc gần đi ngủ. Bởi vì lượng calo không được tiêu hóa hết và để tồn đọng lại trong dạ dày có thể khiến chúng ta cảm thấy chướng bụng, đầy hơi và thúc đẩy lượng đường huyết trong máu tăng nhanh dễ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.
Người bệnh tiểu đường nên hạn chế ăn bánh mì vào buổi tối trước khi ngủ
Dùng một lượng bánh mì hợp lý
Hàm lượng calo và chất dinh dưỡng sẽ thay đổi phụ thuộc vào từng loại bánh mì cụ thể. Nếu chúng ta kết hợp thêm các thực phẩm khác như thịt bò, gà, lợn, rau,... thì rất khó kiểm soát được lượng mình đã nạp vào cơ thể có dư thừa hay không, dẫn đến tình trạng tích mỡ gây thừa cân, béo phì. Thậm chí trong một số trường hợp còn xảy ra nhiều biến chứng nguy hiểm do lượng đường trong máu tăng cao.
Nếu người bệnh sử dụng các loại bánh mì nguyên chất hoặc thêm ngũ cốc nảy mầm có thể sử dụng nhiều hơn, nhưng không quá 3-4 ngày/tuần. Hoặc nếu đã nạp một lượng calo quá lớn thì chúng ta cần hạn chế ăn thực phẩm khác và cân đối lại khẩu phần dinh dưỡng sao cho hợp lý.
Sữa cho người bệnh tiểu đường - Nutricare Cerna
Bên cạnh đó, có thể bổ sung trong khẩu phần ăn của bệnh nhân tiểu đường 2,3 ly Nutricare Cerna mỗi ngày. Đây là sản phẩm dinh dưỡng y học cho bệnh nhân đái tháo đường, đã được chứng minh lâm sàng có chỉ số đường huyết thấp, GI=32.5
Việc bổ sung 2 - 3 ly Nutricare Cerna mỗi ngày giúp người tiểu đường ổn định đường huyết, ngăn ngừa xơ vữa mạch, tăng cường sức khỏe tổng thể và phòng chống biến chứng. Sản phẩm Nutricare Cerna là sự lựa chọn phù hợp cho người bệnh tiểu đường, người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, rối loạn dung nạp Glucose.
Sữa Nutricare Cerna đã được chứng minh lâm sàng có Chỉ số đường huyết thấp, GI=32.5. XEM THÊM
Lời kết
Như vậy, những nội dung được chia sẻ trong bài viết hôm nay đã giúp độc giả tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi bệnh tiểu đường có ăn được bánh mì không. Về cơ bản, các bạn nên hạn chế sử dụng quá nhiều và thường xuyên loại thực phẩm này.
Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.