Ăn đường thốt nốt có bị tiểu đường không?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh.

Hiện nay xu hướng sử dụng đường thốt nốt ngày càng nhiều. Bởi đây là loại đường nguyên chất được làm từ quả thốt nốt, không có chứa chất bảo quản nên rất an toàn khi sử dụng. Tuy nhiên, cũng có rất nhiều ý kiến thắc mắc ăn đường thốt nốt có bị tiểu đường không? Hãy cùng Nutricare Pharma tìm hiểu cụ thể bài viết sau đây!

>> Xem thêm: Sữa dành cho bệnh tiểu đường

Đường thốt nốt là gì?

Đường thốt nốt là loại đường được làm từ nhựa cây thốt nốt – là một loại cây thuộc họ cau. Đường thốt nốt được làm hoàn toàn từ tự nhiên, không chất bảo quản hay chất hóa học.

Quy trình chế biến đường thốt nốt hoàn toàn bằng phương pháp thủ công, gồm 2 bước như sau: Lấy phần nhựa từ cây thốt, sau đó đem phơi hoặc sấy để cho hỗn hợp nhựa bay hơi hết phần nước để thu được thành phẩm.

Đường thốt nốt được làm hoàn từ nhựa cây thốt nốt, không có chất hóa học đi kèm

Quy trình này sẽ phải diễn ra trong nhiều ngày mới có thể thu được tinh chế của đường thốt nốt. Đặc điểm của đường thốt nốt là có màu nâu gần giống với đường mía nhưng kích thước hạt nhỏ hơn. Chỉ số đường huyết của cây thốt nốt chỉ khoảng 35%, ít hơn 1/2  so với chỉ số ở đường trắng. 

Ăn đường thốt nốt có bị tiểu đường không?

Theo nghiên cứu trong mỗi một muỗng cafe đường thốt nốt có chứa 54 calories. Trong đó chủ yếu gồm hàm lượng carb và khoáng chất thiết yếu như: kẽm, sắt, canxi,... Bên cạnh đó, đường thốt nốt còn chứa một số loại axit béo chuỗi ngắn như polyphenol, các loại vitamin B1, B2, C,... và một số chất chống oxy hóa khác.

Mặc dù hàm lượng chất xơ ở trong đường thốt nốt không cao nhưng lại có chứa kết  cấu inulin. Đây là loại kết cấu đặc biệt giúp làm chậm quá trình hấp thụ glucose, đồng thời kiểm soát lượng đường trong máu ở mức an toàn.

Đường thốt nốt có chứa kết cấu inulin làm giảm quá trình hấp thụ glucose

Việc ăn đường thốt nốt không gây tiểu đường và cũng phù hợp để sử dụng cho người bị bệnh đái tháo đường. Nếu mắc bệnh tiểu đường bạn hoàn toàn có thể sử dụng đường thốt nốt với hàm lượng vừa phải sẽ không bị mắc bệnh tiểu đường và còn mang lại nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe.

Tham khảo thêm:

Một số lợi ích của đường thốt nốt với người tiểu đường

Đường thốt nốt có chứa nhiều khoáng chất và được làm hoàn toàn từ nguyên liệu tự nhiên. Do đó cũng sẽ mang lại một số lợi ích tốt cho sức khỏe như:

Cải thiện hệ miễn dịch, tốt cho da

Đường thốt nốt có chứa chất chống oxy hóa nên có thể ngăn chặn được sự phát triển của các gốc tự do. Đây vốn là những phân tử trực tiếp gây ra quá trình lão hóa khiến cho da xuất hiện những vết nhăn, thâm nám, đồi mồi. Bên cạnh đó, những chất oxy hóa này còn góp phần làm tăng sức đề kháng, cải thiện hệ miễn dịch cho cơ thể, giúp phòng chống lại mọi bệnh tật. Nếu biết cách sử dụng lượng đường này một cách phù hợp sẽ mang lại lợi ích tốt.

Hỗ trợ người bệnh tiểu đường ăn ngon

Các nghiên cứu đã chỉ ra chỉ số của đường thốt nốt thấp hơn đường trắng và mật ong. Chính vì vậy mà đường thốt nốt còn được coi như là một nguyên liệu an toàn cho người bị bệnh tiểu đường. Thông thường, những người tiểu đường sẽ thường phải ăn kiêng, hạn chế những thức ăn ngọt để kiểm soát lượng đường trong máu. Tuy nhiên, với loại đường này, người bị bệnh tiểu đường có thể sử dụng được nhiều hơn đường trắng nhưng vẫn cần dùng một lượng hợp lý.

Đường thốt nốt có thể sử dụng an toàn cho người tiểu đường hơn loại đường trắng thông thường

Tốt cho hệ tiêu hóa

Ngoài chứa các khoáng chất thiết yếu, đường thốt nốt còn chứa có chứa hàm lượng chất inulin đóng vai trò điều tiết hệ vi khuẩn đường ruột, đồng thời kích thích hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn. Bên cạnh đó, những chất xơ này còn thúc đẩy quá trình enzym tiêu hóa, hạn chế được chứng táo bón.

Ngăn ngừa thiếu máu

Trong đường thốt nốt còn chứa một hàm lượng vitamin B nhất định cùng với hàm lượng chất sắt giúp hạn chế tình trạng thiếu máu xảy ra. Nếu nữ giới đang trong thời kỳ kinh nguyệt nên bổ sung đường thốt nốt trong bữa ăn để hạn chế tình trạng hoa mắt, chóng mặt.

Cải thiện xương khớp

Hàm lượng sắt và mangan ở trong đường thốt nốt cũng có tác dụng giúp cho xương chắc khỏe, dẻo dai và làm giảm nguy cơ loãng xương. Bên cạnh đó nếu trẻ em được bổ sung loại đường này cũng sẽ giúp cho hệ thống mô xương được vững chắc hơn so với những bạn nhỏ không sử dụng đường thốt nốt.

Điều trị ho, cảm cúm

Không chỉ được dùng để chế biến cho các món ăn như chè, bánh,... đường thốt nốt còn được sử dụng trong các bài thuốc dân gian, chữa ho hoặc cảm cúm thông thường. Chỉ cần đun sôi nước rồi pha với đường thốt nốt và gừng tươi hoặc bạn cũng có thể sử dụng trà gừng cùng với đường thốt nốt. Phần trà gừng ấm nóng hòa quyện với vị ngọt thanh mát của đường sẽ giúp cơ thể trở nên ấm dần lên, giảm triệu chứng ho và cảm cúm.

Đường thốt nốt nấu cùng nước gừng giúp giảm ho, cảm cúm

Những lưu ý khi sử dụng đường thốt nốt đối với người tiểu đường

Đường thốt nốt có chứa giá trị dinh dưỡng thiết yếu cho cơ thể và sử dụng an toàn với người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên khi sử dụng đường thốt nốt cho người tiểu đường cũng nên chú ý để tránh gây hại cho sức khoẻ như:

  • Không sử dụng đường có dấu hiệu bị chua hoặc ôi thiu bởi sẽ rất dễ bị tiêu chảy, dị ứng, suy yếu thị lực, hoặc tăng nhiệt độc,...
  • Tuy đường thốt nốt được nghiên cứu có chứa nhiều giá trị dinh dưỡng nhưng không nên quá lạm dụng. Khi cơ thể dung nạp số lượng lớn đường thốt nốt sẽ chuyển hóa vào gan và máu gây hại cho sức khỏe không kém.  Đặc biệt làm cho lượng đường huyết tăng dẫn đến tiểu đường nghiêm trọng hơn.
  • Có thể sử dụng đường thốt nốt thay thế đường trắng để nấu chè, rượu thốt nốt và một số loại bánh với hàm lượng ít và không sử dụng thường xuyên.
  • Do đường được làm hoàn toàn từ tự nhiên và làm bằng hình thức thủ công nên thời gian sử dụng sẽ ngắn hơn, nhanh tan hơn các loại đường khác khi để ngoài. Trong quá trình sử dụng bạn nên hút chân không hoặc dùng túi zip cho đường vào để cất nơi khô ráo, thoáng mát.
  • Trong trường hợp đường bị ẩm có thể sấy khô và dùng tiếp.
  • Khi chọn đường nên chọn loại đường thốt nốt có màu vàng đục, không thấy ánh tinh thể đường, có mùi thơm xen lẫn mùi khét nhẹ. Đường thốt nốt mịn có thể cạo bằng muỗng, có vị ngọt thanh mát, xen lẫn vị chua nhẹ, tan nhanh trong nước, không để lại cặn.

Khi sử dụng đường thốt nốt nên dùng với hàm lượng thấp để hạn chế tăng lượng đường huyết

Mách bạn:

Đối với người khỏe mạnh ăn đường thốt nốt có bị tiểu đường không thì câu trả lời là KHÔNG. Đối với người mắc bệnh tiểu đường cũng có thể sử dụng đường thốt nốt với hàm lượng vừa phải từ lời khuyên của bác sĩ.

Bạn có thể bổ sung đường thốt nốt vào thực đơn dinh dưỡng cùng nhiều sản phẩm khác để bồi bổ và hỗ trợ sức khỏe tốt hơn khi mắc tiểu đường. Lời khuyên từ các chuyên gia tư vấn dinh dưỡng dành cho người tiểu đường chính là sử dụng sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt Nutricare Cerna - Giúp bổ sung dinh dưỡng cho cơ thể lại vừa giúp phòng ngừa các bệnh về tim mạch và giảm mệt mỏi, căng thẳng hiệu quả.

Ăn đường thốt nốt có bị tiểu đường không?

Nutricare Cerna: Giải pháp dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường, đã được chứng minh lâm sàng với chỉ số đường huyết thấp GI=32.5. MUA NGAY

mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh tiểu đường vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

BS BÙI HỒNG THANH 

Bác sĩ Chuyên khoa Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái