Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư nào không?

Việc tầm soát ung thư có bao gồm việc xét nghiệm máu? Xét nghiệm máu có phát hiện ung thư nào không? Có không ít người băn khoăn những vấn đề này bởi vì lo lắng vấn đề sức khỏe của mình. Để bạn có cái nhìn chính xác, khách quan nhất dưới đây Nutricare Pharma đã tổng hợp thông tin về xét nghiệm máu khi chẩn đoán ung thư, bạn theo dõi để hiểu rõ hơn nhé.

>> Dinh dưỡng cho người ung thư

Vai trò của xét nghiệm máu khi tầm soát ung thư

Xét nghiệm máu thường được bác sĩ chỉ định mọi người thực hiện nhằm tầm soát, tìm ra dấu hiệu ung thư. Chỉ số xét nghiệm máu thể hiện rõ ràng cho bác sĩ thấy các protein đặc biệt – tế bào ác tính mà ung thư sản sinh ra.

Xét nghiệm máu có vai trò quan trọng trong quá trình tầm soát ung thư

Hiện nay bác sĩ thường xét nghiệm máu khi tầm soát ung thư cho bệnh nhân để xác định chính xác giai đoạn bệnh, tiên lượng sống cho người bệnh. Tuy nhiên xét nghiệm máu không phải phương pháp chẩn đoán ung thư chính xác nhất. Vì thế, bác sĩ thường kết hợp một số hình thức chẩn đoán khác trong quá trình tầm soát ung thư. Cụ thể là siêu âm, nội soi, sinh thiết, chụp CT, chụp MRI,… để xác định bệnh.

>> Thực đơn cho người ung thư gan: Nên ăn gì, nên kiêng gì?

Các chỉ số biểu thị ung thư trong xét nghiệm máu

Kết quả xét nghiệm máu của bệnh nhân khi tầm soát ung thư được thể hiện qua các chỉ số cụ thể. Bác sĩ sẽ dựa vào đó những chỉ số này để kết luận:

  • Chỉ số AFP: Người bệnh có khả năng cao ung thư tinh hoàn, ung thư buồng trứng hoặc ung thư gan nguyên phát khi chỉ số này tăng cao.
  • Chỉ số CA 125: Chỉ số này tăng cao biểu thị người bệnh đang mắc ung thư vú, ung thư buồng trứng, ung thư tử cung, ung thư phổi, ung thư đường tiêu hóa.
  • Chỉ số CA 19-9: Bệnh nhân bị ung thư tuyến tụy, ung thư dạ dày, ung thư đường tiêu hóa thường có chỉ số này tăng cao.
  • Chỉ số CA 15-3: Chỉ số này tăng cao thì người bệnh có khả năng mắc bị ung thư vú, ung thư phổi.
  • Chỉ số HCG (tăng cao ngoài kỳ mang thai): Bệnh nhân dễ bị ung thư màng đệm hoặc ung thư tinh hoàn.
  • Chỉ số Cyfra 21-1: Bệnh nhân dễ bị ung thư phổi, ung thư tuyến tụy, ung thư vú, ung thư thực quản hoặc ung thư cổ tử cung.
  • Chỉ số kháng nguyên PSA: Dự đoán khá chính xác ung thư tuyến tiền liệt.
  • Chỉ số NSE: Chẩn đoán đúng ung thư phổi, u nguyên bào thần kinh và u nội tiết.
  • Chỉ số CA 72-4: Chẩn đoán chính xác ung thư dạ dày, ung thư buồng trứng và ung thư tinh hoàn.

Xét nghiệm máu sẽ cho thấy các chỉ số biểu thị ung thư

Một số hạn chế của xét nghiệm máu khi tầm soát ung thư

Nhiều kết quả xét nghiệm máu thường chẩn đoán ung thư không chính xác bởi bệnh nhân có máu chứa các chất tương đồng với khối u. Chính vì thế, bác sĩ ít khi chỉ định người bệnh kiểm tra đơn lẻ xét nghiệm máu nếu không kèm theo các hình thức chẩn đoán khác. Xét nghiệm máu cũng không chẩn đoán được một số ung thư không tiết AFP vào máu, cụ thể là ung thư gan.

>> Nguyên nhân, dấu hiệu và cách làm xẹp bụng ung thư gan

Vậy, xét nghiệm máu có phát hiện ung thư nào không?

Dù không chính xác 100% nhưng xét nghiệm máu vẫn được bác sĩ chỉ định mọi người thực hiện để phát hiện ung thư. Nếu bạn thắc mắc xét nghiệm máu có phát hiện ung thư nào không thì dưới đây chúng tôi đã liệt kê chi tiết. Bạn hãy theo dõi để biết vì sao bác sĩ chỉ định mình cần xét nghiệm máu khi tầm soát ung thư, cụ thể:

  • Ung thư máu.
  • Ung thư bạch cầu.
  • Ung thư vú.
  • Ung thư đại trực tràng.
  • Ung thư phổi.
  • Ung thư tuyến tụy.
  • Ung thư tinh hoàn.
  • Ung thư tuyến tiền liệt.
  • Ung thư dạ dày.
  • Ung thư gan.
  • Ung thư tuyến giáp.
  • Ung thư buồng trứng.

Xét nghiệm máu có thể phát hiện, chẩn đoán một số loại ung thư

Mọi người cần lưu ý gì khi xét nghiệm máu?

Trong quá trình tầm soát ung thư, mọi người cần chú ý một vấn đề nếu được bác sĩ chỉ định xét nghiệm máu. Xét nghiệm máu yêu cầu mọi người cần tuân thủ một số quy định để kết quả hiển thị các chỉ số chính xác nhất, cụ thể:

Trước khi xét nghiệm máu không uống thuốc

Thuốc uống khiến kết quả xét nghiệm máu tầm soát ung thư của mọi người bị sai lệch. Điều này khiến bác sĩ khó đưa ra chẩn đoán đúng trong quá trình bạn thăm khám. Do đó trước khi có lịch xét nghiệm máu hãy ngừng thuốc theo thời gian bác sĩ quy định.

Trước khi xét nghiệm không vận động mạnh

Thể chất, cảm xúc và tâm lý của mọi người cần giữ ở mức ổn định trước khi thực hiện việc xét nghiệm máu. Tốt nhất bạn không nên xét nghiệm máu tầm soát ung thư nếu đã vận động quá sức, quá mạnh khiến thể chất mệt mỏi,… Lúc này nồng độ glucose trong máu sẽ tăng lên, trả kết quả xét nghiệm không chính xác.

Mọi người không vận động mạnh trước khi xét nghiệm máu

Không uống cà phê, rượu bia, hút thuốc trước khi xét nghiệm

Không uống sữa, nước trái cây, nước ngọt, rượu bia, cà phê, sử dụng các chất kích thích… ít nhất 12 tiếng trước khi xét nghiệm máu là lưu ý cực kỳ quan trọng. Đặc biệt là cà phê, thuốc lá còn chứa cafein cùng nicotin khiến các chỉ số xét nghiệm không có độ chính xác.

Thời điểm tốt nhất nên lấy xét nghiệm máu

Buổi sáng là “thời điểm vàng” mọi người nên xét nghiệm máu để tầm soát ung thư. Tuy nhiên bạn nên lưu ý nhịn ăn từ 8 – 12 tiếng trước khi xét nghiệm để các chỉ số sinh hóa máu trả kết quả chính xác.

Một số lưu ý khác

Để kết quả xét nghiệm máu có kết quả chính xác khi tầm soát ung thư, ngoài các lưu ý phía trên, bệnh nhân nên lưu ý thêm một số vấn đề như:  

  • Tâm lý thoải mái, không nên căng thẳng, stress, không thức đêm… nếu hôm sau xét nghiệm máu.
  • Điền chính xác, đầy đủ các thông tin cá nhân, sức khỏe của bản thân.
  • Thực hiện xét nghiệm đúng hướng dẫn và chỉ định của nhân viên y tế.
  • Xét nghiệm máu ở cơ sở y tế, bệnh viện uy tín, có đủ máy móc và trang thiết bị tiên tiến.
  • Hãy chọn bác sĩ có uy tín trước khi nghe chẩn đoán xét nghiệm máu.

Bạn nên xét nghiệm máu tầm soát ung thư tại cơ sở y tế, bệnh viện uy tín

Phát hiện ung thư sau xét nghiệm máu, bệnh nhân nên làm gì?

Bệnh nhân nên tuân thủ phác đồ điều trị từ bác sĩ, giữ cho mình một tinh thần tích cực, suy nghĩ lạc quan…Bên cạnh đó cần nghỉ ngơi, sinh hoạt lành mạnh và thực hiện chế độ ăn uống dinh dưỡng để chống chọi lại các tế bào, khối u ác tính.

Người bệnh cũng nên bổ sung năng lượng cao, cải thiện hệ miễn dịch vào chế độ dinh dưỡng hàng ngày bằng sữa Leanmax Hope. Sữa dinh dưỡng chuyên biệt Leanmax Hope cung cấp các năng lượng, dưỡng chất lành mạnh cho bệnh nhân ung thư nhờ vào Omega 3, Omega 6, vitamin nhóm B, vitamin A, C, E, Selen, Nano curcumin, đạm Whey, chất béo MCT, protein và chất xơ hoà tan, BCAA.

Mỗi ngày bệnh nhân ung thư nên uống 2-3 cốc sữa Leanmax Hope để nâng cao đề kháng, tăng cân, tăng cơ an toàn, chống viêm,… Thể chất người bệnh sẽ đủ tốt để đáp ứng các phương pháp trị liệu do bác sĩ chỉ định.  

Nên uống sữa dinh dưỡng chuyên biệt Leanmax Hope sau khi phát hiện ung thư. TÌM HIỂU THÊM

Lời kết

Mong rằng bài viết này đã giúp bạn tìm được câu trả lời cho thắc mắc xét nghiệm máu có phát hiện ung thư nào không? Các chỉ số tăng cao trong xét nghiệm máu thường được các bác sĩ dựa vào đó để chỉ định bệnh nhân thực hiện các phương pháp chẩn đoán, xét nghiệm… tầm soát ung thư khác. Nhìn chung xét nghiệm máu vẫn là hình thức chẩn đoán, tầm soát ung thư quan trọng không kém so với nội soi, sinh thiết, chụp CT, chụp MRI, siêu âm.

Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho người bệnh ung thư, vui lòng liên hệ Hotline: 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc mua hàng trực tiếp gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.