Ung thư tuyến giáp có nên ăn quả bơ và một số món phổ biến?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh.

Bơ chính là một loại quả chứa nhiều dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Vậy nên trái cây này được nhiều người yêu thích sử dụng để ăn, làm sinh tố. Tuy nhiên những bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp có nên ăn quả bơ hay không? Mời quý độc giả cùng theo chân Nutricare Pharma để tìm hiểu tận tường giải đáp về thắc mắc này ngay trong bài viết sau đây nhé.

>> Xem thêm: Sữa dành cho bệnh tuyến giáp

Hàm lượng dinh dưỡng có trong quả bơ là gì?

Quả bơ là loại trái cây rất bổ dưỡng với vỏ màu xanh và thịt của nó xanh vàng với vị ngọt nhạt và béo ngậy. Chúng ta có thể chế biến thành nhiều món ngon hấp dẫn và mang đến nhiều giá trị dinh dưỡng, cụ thể trong 100g thịt quả bơ có chứa:

  • 160 kcal năng lượng
  • 73.2g nước
  • 14.7g chất béo
  • 6.7 g chất xơ
  • 8.53g carbohydrate
  • 2g chất đạm
  • 29 mg magie
  • 52 mg photpho
  • 7 mg natri
  • 10mg vitamin C
  • 81 mcg Folate
  • 12 mg canxi
  • 2.07 g Vitamin E
  • 14.2 mg Choline
  • 146 IU Vitamin A
  • 1 mcg Vitamin K
  • 271 mcg Lutein và zeaxanthin

Ung thư tuyến giáp có nên ăn quả bơ

Quả bơ mang đến hàm lượng dinh dưỡng cao tốt cho sức khỏe

Ung thư tuyến giáp có nên ăn quả bơ hay không?

Vậy, ung thư tuyến giáp có nên ăn quả bơ hay không? Đáp án là Có. Bởi trong thành phần của quả bơ như đã nói ở trên có hàm lượng dinh dưỡng rất phong phú. Vậy nên khi người bệnh ung thư tuyến giáp sử dụng sẽ mang đến nhiều công dụng tốt, cụ thể như sau:

Tăng chức năng miễn dịch

Quả bơ có chứa nhiều khoáng chất như sắt, canxi, magie, phốt pho, kali và kẽm rất tốt cho sức khỏe. Đồng thời loại trái cây này còn chứa nhiều nhóm vitamin như C, B, K, E. Toàn bộ những chất này sẽ có tác dụng tốt cho hệ miễn dịch của cơ thể để bạn thêm khỏe mạnh. Người bệnh ung thư tuyến giáp sẽ hạn chế được những nguy cơ về bệnh lý ảnh hưởng đến sức khỏe.

Bên cạnh đó trong thành phần của trái bơ còn chứa hợp chất khác với tác dụng chống nguy cơ mắc ung thư ở các bộ phận khác. Điều này thật sự tốt cho người mắc ung thư tuyến giáp không phải đối mặt với nhiều bệnh lý cùng lúc. Các hợp chất carotenoid, Phytochemical có trong quả này còn hạn chế sự phát triển của tế bào ung thư.

Ung thư tuyến giáp có nên ăn quả bơ

Ung thư tuyến giáp nên ăn quả bơ để tăng khả năng miễn dịch

Chức năng tiêu hóa được cải thiện

Đối với người ung thư tuyến giáp thường luôn có cảm giác mệt mỏi, chán ăn. Vậy nên khi sử dụng quả bơ sẽ giúp cho hệ tiêu hóa của họ được cải thiện đáng kể và sẽ ăn ngon miệng, hấp thu dinh dưỡng tốt. Qua đó bệnh nhân có thêm sức khỏe, giảm tình trạng suy kiệt xảy ra để có thể điều trị hiệu quả. Hàm lượng chất xơ ở loại quả này sẽ khiến cho nhu động ruột được ổn định hoạt động tốt.

Trái tim khỏe mạnh

Khi sử dụng trái bơ người ung thư tuyến giáp sẽ giảm thiểu được nguy cơ đột quỵ và bệnh nhồi máu cơ tim. Bởi trong thành phần của loại quả này như đã thông tin chứa nhiều chất béo lành tính tốt cho tim mạch làm giảm tình trạng xơ vữa động mạch, hình thành máu đông.

Ung thư tuyến giáp có nên ăn quả bơ

Khi người bệnh ăn bơ sẽ giúp cho trái tim khỏe mạnh

Gợi ý một số món từ trái bơ cho ai bị ung thư tuyến giáp

Người bị ung thư tuyến giáp hoàn toàn có thể sử dụng bơ mà không lo lắng ảnh hưởng tới sức khỏe. Sau đây là gợi ý một số món từ quả này cho bạn tham khảo làm:

 >> Xem thêm:

Sinh tố bơ

Nhắc đến trái bơ chúng ta không thể nào bỏ qua món sinh tố thơm ngon  béo ngậy được nhiều người yêu thích. Món ăn này thực sự được nhiều người yêu thích với cách làm đơn giản. Sinh tố bơ thực sự phù hợp với bệnh nhân ung thư tuyến giáp vừa mới phẫu thuật đang gặp khó khăn trong việc nhai nuốt. Hương vị thơm ngon, béo ngậy kết hợp với sữa sẽ khiến bệnh nhân cảm giác ngon miệng hơn.

Cách làm sinh tố bơ khá đơn giản khi bạn chỉ cần lấy thịt của nó và kết hợp cùng sữa tươi cho vào máy xay sinh tố cho nhuyễn. Ngoài ra bạn cũng có thể mix cùng với các hoa quả khác khác tùy thích để tăng thêm hương vị cho món sinh tố.

Ung thư tuyến giáp có nên ăn quả bơ

Sinh tố bơ khá thơm ngon với cách làm đơn giản

Bơ dầm hoa quả

Đối với bệnh nhân ung thư tuyến giáp món bơ dầm hoa quả cũng được đánh giá là rất tốt cho sức khỏe. Cách thực hiện đơn giản khi bạn cắt bơ thành từng miếng vừa ăn và kết hợp cùng với các các loại quả khác. Sau đó mọi người đổ sữa tươi trộn đều vào để sử dụng sẽ cảm nhận được hương vị ngọt nhẹ thơm ngon từ các loại trái cây.

Salad bơ

Salad bơ là món người ung thư tuyến giáp nên sử dụng để kích thích vị giác, từ đó cho họ cảm thấy không còn chán ăn. Món này khá thanh đạm không dầu mỡ mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng. Tùy vào sở thích của từng người có thể lựa chọn món salad bơ chay hay kết hợp cùng với trứng, thịt gà, thịt bò, cá hồi,...

Để làm món salad bơ bạn hãy chuẩn bị một số nguyên liệu như trứng gà luộc, thịt ức gà xe nhỏ, cá hồi áp chảo. Đổng thời mọi người sơ chế các loại rau để kết hợp cùng như ngô ngọt, cà chua, xà lách, dưa chuột,... Sau đó bạn cắt thành miếng nhỏ vừa ăn và trộn đều cùng với dầu oliu và gia vị và thêm bơ đã cắt nhỏ vào đảo đều vào là có thể sử dụng.

Ung thư tuyến giáp có nên ăn quả bơ

Salad bơ là món người ung thư tuyến giáp nên sử dụng

Lưu ý dùng quả bơ cho người bệnh ung thư tuyến giáp

Đối với các bệnh nhân ung thư tuyến giáp nên sử dụng quả bơ vào thực đơn của mình. Tuy nhiên mọi người nên biết cách dùng tránh tác dụng không mong muốn và cụ thể sau đây là một số lưu ý:

  • Người bệnh không nên sử dụng quá nhiều quả bơ vì lượng chất béo vượt mức cho phép có trong trái này sẽ gây nên tình trạng rối loạn chuyển hóa không tốt cho sức khỏe.
  • Thời điểm tốt nhất nên sử dụng quả bơ là vào buổi sáng vì trong thành phần của nó có chứa chất béo và calo sẽ cung cấp năng lượng cho cả ngày. Bạn nên hạn chế ăn bơ vào buổi tối vì sẽ khiến cho mình cảm giác khó chịu như đầy bụng, khó tiêu, mất ngủ.
  • Đối tượng đang gặp phải vấn đề về gan mật bị ung thư tuyến giáp nên hỏi bác sĩ để biết được liều lượng sử dụng phù hợp không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.
  • Quả bơ có thể ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc điều trị tuyến giáp. Bởi vậy mọi người cần nghe theo lời tư vấn của bác sĩ để biết được khoảng thời gian nên cách nhau dùng bơ với uống thuốc để tránh làm mất tác dụng điều trị.
  • Người bệnh không nên sử dụng bơ thường xuyên vì sẽ gây cảm giác nhàm chán. Đồng thời bạn có thể kết hợp mùi vị cùng hoa quả khác như cam, táo, dứa, dâu tây,... để tăng hương vị.

Ung thư tuyến giáp có nên ăn quả bơ

Người bệnh ung thư tuyến giáp không nên ăn bơ liên tục

Kết luận

Như vậy, bài viết trên của chúng tôi đã dành trọn thời lượng để cung cấp cho bạn biết những thông tin giải mã cho đáp án ung thư tuyến giáp có nên ăn quả bơ. Trái cây này rất tốt cho bệnh nhân nhưng nên lưu ý sử dụng để đảm bảo không tác động tiêu cực tới quá trình điều trị.

Bên cạnh đó, để có thể trạng tốt trước, trong và sau điều trị bệnh ung thư tuyến giáp cũng như giúp hồi phục và hạn chế biến chứng. Bạn có thể bổ sung sữa chuyên biệt phù hợp với từng giai đoạn bệnh. Bộ đôi Leanpro Thyro/ Leanpro Thyro LID của Nutricare Pharma. 2 dòng sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn dinh dưỡng chuẩn hóa theo khuyến nghị của RNI Việt Nam, trong đó:

Leanpro Thyro: bổ sung I-ốt, Selen hàm lượng phù hợp nhằm điều hòa hormon tuyến giáp, giàu Canxi điều hòa Canxi máu, hỗ trợ giảm viêm nhờ EPA và DHA, cải thiện hấp thu chất xơ, phù hợp với bệnh nhân ung thư tuyến giáp sau phẫu thuật hoặc sau điều trị I-ốt phóng xạ.

Leanpro Thyro LID: loại bỏ đến 88% lượng I-ốt, bổ sung thêm Canxi, Omega-3, Magie, Vitamin B6, phù hợp với bệnh nhân ăn kiêng I-ốt hoặc ung thư tuyến giáp trước khi tiếp nhận I-ốt phóng xạ I-131.

Ung thư tuyến giáp có nên ăn quả bơ và một số món phổ biến?

Leanpro – Dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh ung thư tuyến giáp. Mua ngay

Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh tuyến giáp vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

BS BÙI HỒNG THANH 

Bác sĩ Chuyên khoa Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái