Ung thư tuyến giáp có được ăn lạc không và lưu ý sử dụng?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh.

Ung thư tuyến giáp có được ăn lạc không đang là câu hỏi mà nhiều quý độc giả quan tâm hiện nay. Bởi hạt này có hàm lượng chất béo thực vật rất tốt đối với sức khỏe của chúng ta. Mời bạn đọc đang quan tâm tới vấn đề này hãy cùng Nutricare Pharma theo dõi trọn vẹn nội dung bài viết sau của để có câu trả lời cho mình nhé.

>> Xem thêm: Sữa dành cho bệnh tuyến giáp

Giá trị dinh dưỡng từ hạt lạc là gì?

Trước khi tìm hiểu về việc ung thư tuyến giáp có ăn được lạc hay không chúng tôi sẽ đưa bạn đi khám phá về giá trị dinh dưỡng có trong thực phẩm này sau đây:

  • Chất béo: Hạt lạc chứa hàm lượng chất béo lớn với 100g lạc có tới 49,2g chất béo lành mạnh không bảo hòa.
  • Protein: Trong thành phần của lạc chứa protein thực vật dồi dào cho cơ thể với 100g lạc có chứa khoảng 25,6g protein.
  • Hạt lạc có chứa hàm lượng carbohydrate thấp chiếm khoảng 13 - 16% trong tổng trọng lượng và không ảnh hưởng đến đường huyết trong máu.
  • Các vitamin có trong lạc khá đa dạng với các loại như Biotin, vitamin B3, B8, vitamin E, B9, B8,... Đây đều là những vitamin có lợi cho sức khỏe con người.
  • Khoáng chất photpho, magie, mangan có trong thành phần của hạt lạc giúp cải thiện đáng kể sức khỏe của họ.
  • Trong hạt lạc còn chứa nhiều hợp chất có tính chống oxy hóa tế bào như Acid p-Coumaric, Resveratrol, Acid phytic, Phytosterol đem lại tác dụng tốt cho sức khỏe con người.

Ung thư tuyến giáp có được ăn lạc không

Lạc là thực phẩm có giá trị dinh dưỡng khá cao

Giải đáp ung thư tuyến giáp có được ăn lạc không?

Người ung thư tuyến giáp hoàn toàn có thể ăn được lạc vì nó mang đến hàm lượng dinh dưỡng khá cao tốt cho sức khỏe. Sau đây là những lợi ích từ nguồn thực phẩm này để bệnh nhân có thể an tâm sử dụng:

Tăng cường sức khỏe tim mạch

Hầu hết những người bị ung thư tuyến giáp thường có một số triệu chứng ảnh hưởng đến sức khỏe tim mạch khiến nó đập nhanh, loạn nhịp,... Khi sử dụng lạc cung cấp chất béo từ thực vật được đánh giá là rất tốt cho hệ tim mạch và hạn chế biến chứng nguy hiểm xảy ra. Ngoài ra, trong đậu phộng còn chứa nhiều vitamin E, folate, protein là những chất giúp duy trì trái tim khỏe mạnh cũng như hạn chế nguy cơ béo phì.

Giảm tình trạng rụng tóc

Thông thường những đối tượng bị ung thư tuyến giáp sau khi tiến hành xạ trị đều không tránh khỏi được tình trạng rụng tóc. Điều này khiến cho người bệnh cảm thấy ái ngại về ngoại hình và buồn rầu vì lo lắng. Tuy nhiên khi sử dụng lạc với thành phần dinh dưỡng giúp cho mái tóc được nuôi dưỡng tốt. Trong thực phẩm này chứa Biotin có vai trò quan trọng khiến cho tóc luôn chắc khỏe.

Ung thư tuyến giáp có được ăn lạc không

Khi bệnh nhân sử dụng lạc sẽ hạn chế được tình trạng rụng tóc

Giảm nguy cơ bị sỏi mật

Đối với những người bị ung thư tuyến giáp lại mắc thêm bệnh lý về sỏi mật sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến quá trình điều trị. Khi bổ sung lạc vào thực đơn của đối tượng này sẽ ngăn ngừa được nguy cơ mắc phải sỏi mật.

Tăng cường chức năng não

Theo nghiên cứu đã chỉ ra trong thành phần của lạc có chứa resveratrol, B3 giúp tăng cường hoạt động của tuần hoàn não. Người bệnh khi sử dụng trong thực đơn hằng ngày sẽ tăng cường trí nhớ, tập trung trí não. Hơn nữa trong thành phần của lạc còn chứa acid amin tryptophan giúp cơ thể sản sinh serotonin thật sự hữu ích đối với người bị ung thư tuyến giáp.

Ung thư tuyến giáp có được ăn lạc không

Thành phần của lạc sẽ giúp tăng cường trí nhớ

Lưu ý khi sử dụng lạc cho người ung thư tuyến giáp

Như đã thông tin phía trên lạc rất tốt đối với người bị ung thư tuyến giáp vì chứa nhiều giá trị dinh dưỡng. Tuy nhiên khi sử dụng đậu phộng vẫn có một số phản ứng không mong muốn xảy ra mà chúng ta cần lưu ý được chúng tôi tổng hợp như sau:

>> Xem thêm:

Ngộ độc aflatoxin

Một trong những phản ứng không mong muốn xảy ra khi sử dụng lạc bị nấm mốc đó là ngộ độc. Khi người bệnh sử dụng loại thực phẩm này sẽ có một số biểu hiện như: chán ăn, vàng da, vùng gan bị đau tức,... Khi thấy bản thân xuất hiện những dấu hiệu này bạn cần tới ngay bệnh viện để được bác sĩ thăm khám và điều trị kịp thời. Chúng ta không nên chủ quan sẽ dẫn tới những nguy hiểm khó lường cho sức khỏe.

Ung thư tuyến giáp có được ăn lạc không

Khi cảm giác chán ăn, vàng da sau khi sử dụng lạc cần đến gặp bác sĩ ngay

Chất kháng dinh dưỡng

Acid phytic chính là một chất thường có trong thành phần của loại họ đậu và lạc cũng không ngoại lệ. Nó sẽ làm cản trở việc hấp thu dinh dưỡng của cơ thể khi dung nạp thức ăn vào. Vậy nên việc cần thiết cân bằng chất dinh dưỡng có vai trò quan trọng đối với những bệnh nhân bị ung thư tuyến giáp.

Dị ứng

Một số trường hợp khi sử dụng đậu phộng còn xảy ra tác dụng không mong muốn như dị ứng. Mặc dù nó được nhận định khá thấp ít gặp nhưng lại rất nguy hiểm, thậm chí gây nguy hại tới tính mạng. Vậy nên khi người bệnh sử dụng lạc thấy cơ thể có những dấu hiệu như: mẩn đỏ, tê môi, tê đầu lưỡi, ho, khó thở, tiêu chảy thì cần đến ngay cơ sở y tế để được kiểm tra và điều trị kịp thời.

Ung thư tuyến giáp có được ăn lạc không

Dị ứng nổi mẩn đỏ là phản ứng không mong muốn khi ăn đậu phộng

Lưu ý sử dụng lạc đúng cách cho người ung thư tuyến giáp là gì?

Mặc dù người bị ung thư tuyến giáp hoàn toàn có thể ăn được lạc nhưng bạn không nên dùng quá nhiều và cần phải biết cách sử dụng hợp lý sau đây để tránh gây ra những tác động xấu:

  • Người bệnh nên chú ý không nên ăn lạc khi bụng đói vì trong thành phần của nó có chứa nhiều chất béo sẽ khiến bạn cảm giác khó chịu. Cụ thể khi hạt này dung nạp vào cơ thể sẽ gây nên phản ứng chướng bụng, khó tiêu xảy ra.
  • Đối với phụ nữ bị ung thư tuyến giáp trong khi mang bầu không nên ăn quá nhiều lạc vì sẽ khiến khả năng dị ứng tăng cao.
  • Đối với các trường hợp người bệnh ung thư tuyến giáp còn mắc phải mỡ máu cao, gan nhiễm mỡ, gout hãy hạn chế sử dụng lạc để tránh làm ảnh hưởng xấu khiến tình trạng thêm trầm trọng hơn.
  • Bạn cũng nên cẩn thận trong quá trình chọn lạc để tránh mua phải loại ẩm mốc kém chất lượng. Bởi điều này sẽ khiến cho người sử dụng có nguy cơ mắc phải những bệnh lý khác như ung thư dạ dày, gan hay gây ngộ độc ảnh hưởng tới sức khỏe và quá trình điều trị.
  • Chúng ta khi mua về nên chú ý cách bảo quản như để lạc ở vị trí nơi khô thoáng. Các bạn có thể bỏ hết ở trong hộp đậy nắp kín hoặc túi bóng sau đó buộc chặt cẩn thận để tránh xảy ra hiện tượng bị mốc. Đồng thời khi lấy ra để chế biến chúng ta nên kiểm tra kỹ càng và phát hiện dấu hiệu mốc hãy dừng sử dụng ngay.

Ung thư tuyến giáp có được ăn lạc không

Bạn tuyệt đối không được ăn lạc khi bụng đói sẽ bị khó tiêu

Lời kết

Như vậy, bài viết của chúng tôi đã dành trọn vẹn thời lượng cung cấp cho độc giả biết được đáp án cho thắc mắc ung thư tuyến giáp có được ăn lạc không. Đây là thực phẩm mang đến nhiều lợi ích cho người bệnh nhưng bạn cần phải lưu ý khi sử dụng để tránh ảnh hưởng xấu tới sức khỏe.

Bên cạnh đó, để có thể trạng tốt trước, trong và sau điều trị bệnh ung thư tuyến giáp cũng như giúp hồi phục và hạn chế biến chứng. Bạn có thể bổ sung sữa chuyên biệt phù hợp với từng giai đoạn bệnh. Bộ đôi Leanpro Thyro/ Leanpro Thyro LID của Nutricare Pharma. 2 dòng sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn dinh dưỡng chuẩn hóa theo khuyến nghị của RNI Việt Nam, trong đó:

Leanpro Thyro: bổ sung I-ốt, Selen hàm lượng phù hợp nhằm điều hòa hormon tuyến giáp, giàu Canxi điều hòa Canxi máu, hỗ trợ giảm viêm nhờ EPA và DHA, cải thiện hấp thu chất xơ, phù hợp với bệnh nhân ung thư tuyến giáp sau phẫu thuật hoặc sau điều trị I-ốt phóng xạ.

Leanpro Thyro LID: loại bỏ đến 88% lượng I-ốt, bổ sung thêm Canxi, Omega-3, Magie, Vitamin B6, phù hợp với bệnh nhân ăn kiêng I-ốt hoặc ung thư tuyến giáp trước khi tiếp nhận I-ốt phóng xạ I-131.

Ung thư tuyến giáp có được ăn lạc không và lưu ý sử dụng?

Leanpro – Dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh ung thư tuyến giáp. Mua ngay

Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh tuyến giáp vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

BS BÙI HỒNG THANH 

Bác sĩ Chuyên khoa Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái