Ung thư tuyến giáp có ăn được măng không và tại sao?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh.

Bổ sung dưỡng chất đối với bệnh nhân ung thư tuyến giáp qua khẩu phần ăn hàng ngày là điều vô cùng cần thiết. Tuy nhiên, không phải bất kỳ thực phẩm nào cũng mang lại lợi ích cho người bệnh. Ung thư tuyến giáp có ăn được măng không? Mời bạn đọc cùng Nutricare Pharma theo dõi thông tin qua bài viết sau đây.

>> Xem thêm: Sữa dành cho bệnh tuyến giáp

Ung thư tuyến giáp có ăn được măng không?

Măng là thực phẩm chứa nhiều chất goitrogens. Đây là thực phẩm bị nhiễm kim loại nặng, có khả năng hạn chế quá trình sản xuất hormone của tuyến giáp. Goitrogens được chia làm ba loại chính bao gồm goitrins, thiocyanates, và flavonoid.

Sử dụng măng hàng ngày có thể khiến quá trình hấp thu iod của tuyến giáp bị giảm sút, bên cạnh đó, Goitrogens có trong măng sẽ tương tác với TPO - enzyme peroxidase làm cho quá trình tổng hợp hormone không còn hiệu quả.

Khi việc tổng hợp hormone bị suy giảm, cơ thể sẽ tiến hành bù trừ bằng việc giải phóng TSH nhằm thúc đẩy việc sản xuất hormone ở tuyến giáp. Lúc này, TSH có tác dụng đẩy mạnh sự phát triển của các tế bào. Dưới tác dụng của TSH, tuyến giáp sẽ gia tăng kích thước và hình thành bệnh bướu cổ. 

Với lượng thông tin như vậy, chắc chắn chúng ta không nên sử dụng măng trong khẩu phần ăn hằng ngày của bệnh nhân ung thư tuyến giáp.

Ung thư tuyến giáp có ăn được măng không

Người bị ung thư tuyến giáp không nên ăn măng

Điểm danh thực phẩm không tốt cho ung thư tuyến giáp

Bên cạnh măng, một số thực phẩm mà bệnh nhân ung thư tuyến giáp tuyệt đối không nên sử dụng nếu muốn có kết quả điều trị tốt được liệt kê sau đây:

Thực phẩm nhiễm chì

Là một kim loại vô cùng độc hại, nếu chì tồn tại trong cơ thể thì sẽ có xu hướng tích tụ trực tiếp ở tuyến giáp, gây ra những ảnh hưởng không tốt đến hoạt động và chức năng tuyến giáp.

Một số loại thực phẩm dễ nhiễm chì như rau muống nước: lá màu đen, ăn có vị chát, nước luộc khi nguội chuyển màu xanh đen, có cặn xỉn. Ngoài ra, ốc, cua, trai,... cũng là loài dễ bị nhiễm chì do sống ở tầng đáy gần lớp bùn chứa kim loại nặng. .

Thực phẩm chứa thủy ngân

Nếu sử dụng các thực phẩm chứa thủy ngân, con người sẽ đối mặt với các bệnh về tuyến giáp như ung thư tuyến giáp, viêm tuyến giáp tự miễn hay suy giáp. Thủy ngân được tìm thấy ở một số loại cá biển và hải sản có vỏ. Nếu sử dụng các thực phẩm này quá thường xuyên sẽ gây ra những tác hại tiềm ẩn cho cơ thể.

Ung thư tuyến giáp có ăn được măng không

Thực phẩm chứa thủy ngân khiến con người dễ mắc bệnh về tuyến giáp

Thực phẩm chứa gluten

Xây dựng một chế độ ăn không chứa gluten sẽ giúp kiểm soát bệnh tình cũng như bảo vệ tuyến giáp của bạn. Một số thực phẩm mà bệnh nhân ung thư tuyến giáp không nên sử dụng như bột mì và tất cả các chế phẩm có liên quan đến lúa mì nguyên cám, bột mì, mầm lúa mì và cám mì.

Một số thực phẩm đã qua chế biến người bệnh cũng nên tránh như bánh mì, mì ý, ngũ cốc sử dụng cho buổi sáng, bia, bánh ngọt,…đặc biệt là không sử dụng nước tương. Hầu hết các sản này đều được sản xuất công nghiệp nên chứa rất nhiều gluten. Do vậy, tốt nhất bệnh nhân nên sử dụng thực phẩm không qua chế biến hoặc chế biến ít.  .

Muối iốt

Theo chuyên gia, các bệnh nhân đang trong quá trình điều trị phóng xạ cần duy trì chế độ ăn uống với nồng độ iod thấp. Tuyệt đối không sử dụng các thực phẩm chứa nhiều muối hay tẩm ướp muối như dưa muối, cà muối, cá muối,...

Ung thư tuyến giáp có ăn được măng không

Muối iod được khuyến cáo sử dụng ít hoặc không sử dụng khi điều trị phóng xạ

Đồ ăn nướng

Việc ăn quá nhiều đồ nướng khiến người bệnh hấp thụ một lượng lớn hoạt chất AGE vào cơ thể. Điều này làm ảnh hướng đến các mô, tế bào và mạch máu. Đặc biệt đối với bệnh nhân ung thư tuyến giáp, nên hạn chế tối đa việc sử dụng đồ nướng bằng  cách thay đổi món ăn như các món luộc, hấp.

>> Xem thêm:

Thực phẩm cứng

Ung thư tuyến giáp là việc xuất hiện các khối u xung quanh cổ  khiến cho việc nhai nuốt dễ bị mắc nghẹn. Vì vậy, bệnh nhân cần tránh xa các thực phẩm khô cứng như bánh mì, bánh quy, khoai tây chiên,... đồng thời lựa chọn những loại thức ăn mềm, hoặc sử dụng máy xay xay nhuyễn.

Đậu nành

Các y bác sĩ khẳng định đậu nành có nhiều tác động tiêu cực đến chức năng tuyến giáp của con người, nhất là những người thiếu iod. Ngoài ra, đậu nành còn hạn chế khả năng hấp thu của thuốc trong quá trình điều trị bệnh

Ung thư tuyến giáp có ăn được măng không

Đậu nành làm hạn chế khả năng hấp thu thuốc của cơ thể

Đồ ăn chứa nhiều mỡ và đường

Đường và mỡ là những chất mà bệnh nhân ung thư tuyến giáp nên hạn chế sử dụng. Quá nhiều dầu mỡ sẽ làm giảm lượng hormone sinh sản bởi tuyến giáp. Điều này không tốt cho tiêu hóa của bệnh nhân sau phẫu thuật.

Bên cạnh đó, bệnh nhân cũng nên hạn chế và cắt giảm lượng đường trong khẩu phần ăn hàng ngày. Bởi lượng đường hấp thụ nhiều khiến huyết áp tăng cao, dễ mắc phải các bệnh tiểu đường và dẫn đến việc phát triển các tế bào ung thư.

Rượu bia, thuốc lá, cà phê

Một số thực phẩm người bệnh cần loại bỏ hoàn toàn trong quá trình điều trị bệnh ung thư tuyến giáp đó là rượu bia, thuốc lá, cà phê. Những thực phẩm này không chỉ gây hại đối với sức khỏe mà còn khiến cho ung thư tuyến giáp có thế tái phát. Không chỉ thế, rượu bia, cà phê còn dẫn đến việc khó tiêu cho bệnh nhân hậu phẫu thuật, ngăn cản quá trình giải phóng hormone tuyến giáp của cơ thể.

Chế độ dinh dưỡng hậu phẫu thuật ung thư tuyến giáp

Việc phẫu thuật ung thư tuyến giáp sẽ để lại một số tác dụng phụ. Lúc này, bệnh nhân cần có thời gian để hồi phục. Sau đây là một số thực phẩm có lợi cho việc cải thiện sức khỏe của người bệnh.

Cháo, súp dinh dưỡng

Bệnh nhân sau khi phẫu thuật nên ăn các thức ăn dạng lỏng dễ nuốt, dễ hấp thụ. Bên cạnh đó, cháo, súp dinh dưỡng còn hỗ trợ nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Ung thư tuyến giáp có ăn được măng không

Sau khi phẫu thuật, người bệnh nên sử dụng các món ăn dạng lỏng

Thực phẩm chứa nhiều protein

Để bổ sung dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp, người nhà nên lựa chọn các thực phẩm giàu protein như tôm, cá, cua,... để có thể cung cấp đầy đủ lượng calo, năng lượng, canxi mà cơ thể cần cho việc hồi phục. Bên cạnh đó, bạn cũng nên chế biến thành những món ngon, hợp khẩu vị của người bệnh, giúp họ có cảm giác “thèm” và ăn được nhiều hơn.

Rau củ quả

Các bệnh nhân mắc phải ung thư tuyến giáp thường gặp triệu chứng táo bón. Do vậy, họ cần tăng cường và bổ sung nước, hoa quả, sinh tố hay nước ép trái cây. Những thực phẩm này rất giàu chất xơ, tốt cho người bệnh, ngăn ngừa tình trạng táo bón đặc biệt là ở giai đoạn xạ trị. Hơn thế nữa, uống nhiều nước cũng giúp cải thiện hệ tiêu hóa và sức khỏe đường ruột.

Ung thư tuyến giáp có ăn được măng không

Cần bổ sung trái cây, rau xanh vào bữa ăn hàng ngày của bệnh nhân

 Lời kết

Qua bài viết trên là câu trả lời chi tiết cho vấn đề ung thư tuyến giáp có ăn được măng không. Mong rằng với những chia sẻ này, bệnh nhân điều trị ung thư tuyến giáp sẽ có thể cải thiện chất lượng khẩu phần ăn của mình.

Bên cạnh đó, để có thể trạng tốt trước, trong và sau điều trị bệnh ung thư tuyến giáp cũng như giúp hồi phục và hạn chế biến chứng. Bạn có thể bổ sung sữa chuyên biệt phù hợp với từng giai đoạn bệnh. Bộ đôi Leanpro Thyro/ Leanpro Thyro LID của Nutricare Pharma. 2 dòng sản phẩm đáp ứng tiêu chuẩn dinh dưỡng chuẩn hóa theo khuyến nghị của RNI Việt Nam, trong đó:

Leanpro Thyro: bổ sung I-ốt, Selen hàm lượng phù hợp nhằm điều hòa hormon tuyến giáp, giàu Canxi điều hòa Canxi máu, hỗ trợ giảm viêm nhờ EPA và DHA, cải thiện hấp thu chất xơ, phù hợp với bệnh nhân ung thư tuyến giáp sau phẫu thuật hoặc sau điều trị I-ốt phóng xạ.

Leanpro Thyro LID: loại bỏ đến 88% lượng I-ốt, bổ sung thêm Canxi, Omega-3, Magie, Vitamin B6, phù hợp với bệnh nhân ăn kiêng I-ốt hoặc ung thư tuyến giáp trước khi tiếp nhận I-ốt phóng xạ I-131.

Leanpro – Dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh ung thư tuyến giáp. Mua ngay

Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh tuyến giáp vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki, TikTok Shop.

*Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa. 

 

BS BÙI HỒNG THANH 

Bác sĩ Chuyên khoa Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái