Ung thư tuyến giáp có ăn được khoai lang không và các lưu ý
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh.
Khoai lang là loại thực phẩm phổ biến trong thực đơn hàng ngày. Chúng có giá thành rẻ, nhiều dinh dưỡng và chế biến được đa dạng các món ăn. Vì vậy, rất nhiều người cùng đặt ra câu hỏi rằng bệnh nhân ung thư tuyến giáp có ăn được khoai lang không. Để giải đáp vấn đề này, mời bạn đọc cũng theo dõi nội dung bài viết sau của Nutricare Pharma nhé.
>> Xem thêm: Sữa dành cho bệnh tuyến giáp
- Ung thư tuyến giáp có uống được đông trùng hạ thảo không?
- Ung thư tuyến giáp có uống được tam thất không và lợi ích
Khoai lang có thành phần dinh dưỡng như nào?
Như đã giới thiệu, khoai lang là món ăn quen thuộc của người Việt. Loại củ được bày bán thông dụng ở chợ và các siêu thị. Dù là người lớn hay trẻ nhỏ đều ưa thích ít nhất một trong các món: khoai lang luộc, chiên, sấy khô, bim bim, bánh khoai rán, bánh khoai nướng...
Tuy có giá thành rẻ nhưng bạn không thể xem thường loại củ này. Trong khoai lang có rất nhiều loại khoáng chất, vitamin, carotenoid, thiamin, niacin, riboflavin... Chúng có tác dụng nhuận tràng, giúp làm đẹp và cải thiện mái tóc, làn da. Ở Mỹ, một số nghiên cứu chỉ ra ra rằng thành phần ở khoai lang tím có khả năng tiêu diệt tế bào ung thư và ngăn chặn sự lây lan của chúng.
Hàm lượng dinh dưỡng trong 100gr khoai lang cụ thể như sau:
- Năng lượng: 90 calo
- Chất đạm: 2 g
- Chất xơ: 3,3 g
- Tinh bột: 7,05 g
- Đường: 6,5 g
- Chất béo: 0,15 g
- Canxi: 38 mg
- Sắt: 0,69 mg
- Kẽm: 0,32 g
- Magie: 27 mg
- Kali: 475 mg
- Phốt pho: 54 mg
- Mangan: 0,5 mg
- Natri: 36 mg
- Cùng rất nhiều khoáng chất và vitamin có lợi cho sức khỏe như: A, C, E, B1, B2, B3, B6, B9…
Các loại khoai lang phổ biến ở Việt Nam hiện nay
Ung thư tuyến giáp có ăn được khoai lang không và vì sao?
Với thành phần dinh dưỡng đa dạng các chất có lợi cho sức khỏe, người bị ung thư tuyến giáp có ăn được khoai lang không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể ăn được khoai lang. Sử dụng loại củ này hàng ngày sẽ giúp cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất, hỗ trợ điều trị và cải thiện tình trạng bệnh tốt hơn. Sau đây là chi tiết về tác dụng của khoai lang đối với bệnh nhân K tuyến giáp.
Giảm thiểu di căn ung thư
Khoai lang, đặc biệt là khoai lang tím có chứa một hàm lượng anthocyanin và carotenoid ở mức cao. Hai trong số các nhóm chất có tác dụng ức chế rất tốt các hoạt động của tế bào ung thư, nhất là ung thư dạ dày, ung thư vú và ung thư ruột kết. Đối với ung thư tuyến giáp, ăn khoai lang tím sẽ giúp người bệnh ngăn ngừa nguy cơ di căn hoặc giảm tái phát bệnh sau khi điều trị.
Bệnh nhân ung thư tuyến giáp nên thường xuyên ăn khoai lang tím
Hỗ trợ tiêu hóa
Khoai lang cung cấp nguồn chất xơ có công dụng nhuận tràng, kích thích tiêu hóa, ngăn ngừa táo bón hiệu quả. Chất xơ cũng giúp duy trì đường huyết, cung cấp năng lượng, góp phần cân bằng dinh dưỡng cho người bệnh.
Tăng cường hệ miễn dịch
Thành phần vitamin D có trong khoai lang có tác dụng cải thiện sức khỏe, nâng cao sức đề kháng. Các vi chất sắt thúc đẩy quá trình sản xuất bạch cầu hồng hóa giúp chuyển hóa protein tốt cho hệ miễn dịch. Chúng giúp cho cơ thể nói chung và tuyến giáp luôn khỏe mạnh.
>> Xem thêm:
Ổn định thần kinh
Khoai lang là thực phẩm cung cấp nhiều magie, khoáng chất quan trọng của cơ thể. Trong quá trình điều trị, người bệnh ung thư tuyến giáp thường xuyên bị mệt mỏi vì tác dụng phụ của thuốc và lo lắng những vấn đề phát sinh, kinh phí... Ăn khoai lang giúp chống lại các căng thẳng giúp người bên an tâm điều trị. Đồng thời magie cũng có ý nghĩa then chốt trong sự phát triển của hệ thần kinh, tim mạch và cơ xương.
Bệnh nhân ung thư tuyến giáp nên ăn nhiều khoai lang
Cải thiện thị lực
Vitamin A giúp duy trì kết cấu võng mạc cho đôi mắt luôn sáng ngời. Ngoài ra, beta carotene (tiền chất của vitamin A) được chứng mình là sở hữu khả năng bảo vệ cơ thể con người tránh khỏi các tác nhân gây bệnh ung thư.
Một số lợi ích khác
Ngoài những tác dụng kể trên, theo Bộ y tế và cục an toàn thực phẩm, khoai lang còn có những công dụng sau:
- Chất anthocyanin trong khoai hỗ trợ tăng cường trí nhớ hiệu quả.
- Vị ngọt của khoai lang giúp cân bằng năng lượng, không làm tăng cân hay tăng đường huyết.
- Nhóm dưỡng chất batocide có trong thực phẩm giúp chống lại sự sinh sôi của nấm và vi khuẩn
- Hai hoạt chất peonidin và cyanidins có khả năng làm ức chế các tác động tiêu cực của kim loại nặng đến sức khỏe con người.
- Vitamin B6 giúp giảm ho nồng độ homocysteine trong máu, ngăn ngừa nguy cơ mắc các bệnh tai biến mạch máy não, xơ vữa động mạch hay nhồi máu cơ tim.
- Chất kali có vai trò kiểm soát nhịp tim, giảm sưng và bảo vệ thận.
Món chè khoai dẻo thơm mát và rất tốt cho sức khỏe
Lưu ý khi sử dụng khoai lang ở bệnh nhân K tuyến giáp
Bất kỳ món ăn nào dù có nhiều dinh dưỡng đến đâu thì cũng cần được sử dụng hợp lý mới phát huy được tốt nhất tác dụng của nó, khoai lang cũng không ngoại lệ. Người bệnh ung thư tuyến giáp khi lựa chọn khoai lang để tâm các lưu ý sau để có được hiệu quả tốt nhất. Đó là:
Ăn một lượng vừa phải
Thường xuyên sử dụng khoai lang là nguyên nhân dẫn đến dư thừa chất xơ. Điều này khiến hệ tiêu hóa hoạt động ở công suất cao, cơ thể dễ bị đầy bụng. Người bệnh luôn trong cảm giác no và không thể ăn thêm các loại thực phẩm khác. Tình trạng kéo dài sẽ làm mất cân bằng dinh dưỡng, ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Các chuyên gia khuyến cáo bạn chỉ nên ăn tối đa mỗi ngày từ 1 – 2 củ khoai là đủ.
Không nên ăn nhiều khoai lang trong một ngày
Không được ăn khoai lang sống
Trong quá trình điều trị, sức khỏe bệnh nhân ung thư tuyến giáp suy giảm khiến hệ tiêu hóa cũng ít nhiều bị ảnh hưởng. Nhựa trong khoai lang sống có thể gây ra các kích ứng co bóp dạ dày, khiến cơ thể bị nóng bụng, chướng bụng và khó tiêu. Vì vậy, bạn chỉ nên ăn thực phẩm đã được chế biến chín hẳn để đảm bảo sức khỏe cho bản thân.
Không ăn kèm đồ ngọt
Lương tinh bột khi ăn loại củ này đã đủ cung cấp năng lượng cho cơ thể. Khi kết hợp cùng với các thực phẩm ngọt làm tăng đường huyết. Cộng thêm sức đề kháng kém khiến bệnh nhân dễ mắc thêm căn bệnh tiểu đường cực kỳ nguy hiểm.
Bảo quản đúng cách
Một bí quyết khi mua khoai lang là bạn nên lựa chọn những củ tròn đều, lành lặn, vỏ trơn nhẵn đồng màu. Điều này sẽ giúp giữ được độ tươi và bảo quản khoai lang được tốt hơn. Nên để củ trong rổ rá thưa, đặt nơi thoáng mát, tránh ẩm mốc. Tuyệt đối không sử dụng nếu khoai bị hà sâu hoặc lên mầm.
Dự trữ khoai lang đúng cách để giữ được độ ngon của món ăn
Cân bằng dinh dưỡng
Chế độ ăn đóng vai trò quan trọng giúp bệnh nhân ung thư tuyến giáp cải thiện sức khỏe, nâng cao hiệu quả điều trị. Vì vậy, cho dù khoai lang có nhiều lợi ích, thực đơn hàng ngày vẫn cần đa dạng các món ăn khác nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ: chất đạm, tinh bột, chất béo và rau quả.
Tuy nhiên, do tâm lý bệnh tật và việc sử dụng thuốc kéo dài mà người bệnh thường xuyên gặp phải trình trạng chán ăn. Lúc này, bạn có thể tham khảo bổ sung thêm nhóm sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt cho tuyến giáp để giúp cân bằng sức khỏe, nâng cao thể trạng và giảm thiểu các tác dụng phụ không mong muốn.
Hạn chế ăn vỏ khoai lang nướng
Khoai lang thường được mọi người nướng lên bởi hương vị hấp dẫn, bùi bùi dễ ăn. Tuy nhiên cách ăn này lại khá nguy hiểm với bệnh nhân tuyến giáp, đặc biệt là ung thư tuyến giáp. Nếu có ăn người bệnh nên bóc hết lớp vỏ cháy xém của khoai lang để tránh nạp các chất độc hại vào cơ thể.
Bệnh nhân tuyến giáp không nên ăn khoai lang nướng
Vì sao bệnh nhân tuyến giáp nên uống sữa dinh dưỡng?
Một chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ hỗ trợ người bệnh cải thiện sức khỏe, hệ miễn dịch nếu có vấn đề tuyến giáp. Thương hiệu Nutricare đã tiên phong nghiên cứu sữa dinh dưỡng y học Leanpro Thyro và Leanpro Thyro LID.
Cả 2 loại sản phẩm này đều có dinh dưỡng chuyên biệt, cung cấp dinh dưỡng phù hợp để người bệnh hỗ trợ cải thiện hormone tuyến giáp. Mỗi ngày người bệnh có thể uống từ 1 – 2 cốc sữa để hỗ trợ kiểm soát cân nặng, giảm mệt mỏi, hạn chế căng thẳng và nâng cao thể trạng toàn diện.
Leanpro Thyro và Leanpro Thyro LID – Dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh ung thư tuyến giáp. Mua ngay
Kết luận
Như vậy, bài viết trên đây đã cung cấp tới độc giả lời giải đáp chi tiết nhất cho câu hỏi ung thư tuyến giáp có ăn được khoai lang không và cách sử dụng để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh nhân ung thư tuyến giáp vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.
* Bài viết này chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Bác sĩ Chuyên khoa Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.
Quá trình đào tạo
- 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
- 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
- Chứng chỉ dược lâm sàng
- Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
- Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản
Quá trình công tác
- 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
- 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
- 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
- 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái