Triệu chứng của bệnh u tuyến giáp và điều bạn cần biết
Trong những năm gần đây, bệnh lý về tuyến giáp đang có tỷ lệ người mắc rất cao. Vì thế, mỗi chúng ta cần phải chuẩn bị cho mình những kiến thức cơ bản nhằm phòng tránh, điều trị kịp thời. Nội dung bài viết hôm nay của Nutricare Pharma sẽ cung cấp thông tin chi tiết nhất về triệu chứng của u tuyến giáp để bạn đọc tham khảo và bảo vệ sức khỏe của bản thân cũng như gia đình tốt hơn.
>> Xem thêm: Sữa dành cho bệnh tuyến giáp
Khái quát về u tuyến giáp
U tuyến giáp hình thành do tổn thương của các tế bào bên trong gây ra sự thay đổi về chức năng và cơ chế hoạt động bình thường ở tuyến giáp. Chúng có thể là đơn hoặc đa nhân, rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu do đường kính nhỏ khoảng hơn 1cm. Phần lớn các khối u của người bệnh đều ở dạng đặc, dịch lỏng chỉ chiếm 15 - 25%, chia làm 2 loại sau:
- U lành tính không quá nguy hiểm nhưng sẽ khiến tuyến giáp sản sinh một lượng hormon bất thường và chèn ép lên các bộ phận xung quanh.
- Khối u ác tính gây ung thư tuyến giáp, chiếm khoảng 4 - 7 % tổng số trường hợp mắc. Nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời thì khả năng sống của bệnh nhân có thể lên tới 90 - 95%.
U tuyến giáp đang trở thành một trong những căn bệnh phổ biến nhất hiện nay hình thành do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
- Mô tuyến giáp phát triển nhanh quá mức.
- Viêm tuyến giáp mạn tính khiến việc sản xuất hormone bị rối loạn, dễ hình thành các khối u.
- Khẩu phần ăn hàng ngày không cung cấp đủ lượng i-ốt cần thiết.
- Di truyền từ bố mẹ hoặc người thân trong gia đình có tiền sử mắc bệnh tuyến giáp.
- Phơi nhiễm phóng xạ, hóa chất độc hại.
- Chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày không lành mạnh, khoa học.
- Suy giảm hệ miễn dịch.
U tuyến giáp là căn bệnh đang có tỷ lệ mắc rất cao hiện nay
Triệu chứng của u tuyến giáp
Ở giai đoạn đầu, các khối u tuyến giáp có kích thước nhỏ nên hầu như không gây ra bất cứ triệu chứng nào rõ rệt. Chỉ khi nó chèn ép lên cơ quan lân cận gây khó thở, nuốt nghẹn, khàn tiếng hoặc chúng ta đi khám sức khỏe mới phát hiện ra. Tuy nhiên, nếu bạn thấy cơ thể xuất hiện một số dấu hiệu sau đây thì khả năng cao là đã mắc u tuyến giáp:
>> Xem thêm:
Cổ bị sưng
Nếu khối u tuyến giáp đã có kích thước lớn sẽ lồi lên và sưng ở cổ. Lúc này, người bệnh dễ dàng cảm nhận được sự tồn tại của của nó bằng việc sờ thấy hoặc soi gương nhìn rõ. Tình trạng này thường đi kèm với việc hô hấp hay nói chuyện khó hoặc khàn giọng.
Giảm cân đột ngột
Sự xuất hiện của các khối u sẽ khiến cho nồng độ hormone trong tuyến giáp tăng cao, ảnh hưởng đến việc chuyển hóa chất dinh dưỡng trong cơ thể. Điều này khiến người mắc bị sụt cân bất thường, gây ra tình trạng mệt mỏi, uể oải.
Người mắc u tuyến giáp có những triệu chứng và một số lưu ý
Dấu hiệu của u tuyến giáp: Run chân tay
Khi nồng độ hormone trong tuyến giáp tăng cao bất thường sẽ khiến người bệnh bị tê ngứa, run tay, chân đi kèm với đau mỏi cơ, khớp. Trong một số trường hợp khối u ác tính hoặc có kích thước quá lớn chèn ép lên dây thần kinh xung quanh cũng như ảnh hưởng đến hệ thần kinh còn gây ra tình trạng co rúm, tê liệt toàn thân rất nguy hiểm.
Ảnh hưởng đến tâm thần
Cảm thấy căng thẳng, hồi hộp, lo lắng, mất ngủ là triệu chứng thường thấy ở người mắc u tuyến giáp. Nếu chúng ta để tình trạng này kéo dài có thể rơi vào trầm cảm dẫn đến chữa trị sai bệnh. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến các vấn đề trên do lượng hormone bị suy giảm hoặc tăng nhanh chóng tác động lên hệ thần kinh và não bộ.
Nhịp tim tăng nhanh
Một số loại hormone ở tuyến giáp có tác dụng điều hòa nhịp tim, huyết áp. Khi khối u xuất hiện sẽ khiến cho các chất này được sản sinh nhiều hơn, gây ra tình trạng rối loạn. Vì thế, biểu hiện mà người bệnh gặp phải sẽ là nhịp tim nhanh, đánh trống ngực, hồi hộp.
U tuyến giáp ảnh hưởng đến nhịp tim của người bệnh
U tuyến giáp gây nguy hại gì cho sức khỏe?
Nhìn chung, u tuyến giáp không phải là căn bệnh quá nguy hiểm hay ảnh hưởng đến tính mạng người mắc nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời. Thậm chí, khả năng chữa khỏi còn có thể lên đến 90% đến 100% đối với dạng lành tính. Tỷ lệ này sẽ thấp hơn rất nhiều nếu chúng ta được chẩn đoán ung thư tuyến giáp hay còn gọi là u ác tính.
Vì thế, mọi người cần khám sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh sớm hoặc đi kiểm tra ngay khi xuất hiện các dấu hiệu của u tuyến giáp. Nếu chúng ta để tình trạng bệnh tiến triển nặng dễ gây ra nhiều biến chứng gây nguy hiểm và ảnh hưởng tới quá trình điều trị sau này. Về mức độ cụ thể bác sĩ sẽ dựa trên loại bệnh, ví dụ như:
U tuyến giáp lành tính
Đa phần những người mắc u tuyến giáp lành tính đều có thể chữa trị dứt điểm và không gây nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên, nếu chúng ta để tình trạng này kéo dài lâu sẽ dẫn đến một số vấn đề như hô hấp khó khăn, vướng nghẹn khi ăn uống, khàn tiếng do thanh quản bị chèn ép, mất thẩm mỹ,…
Tùy thuộc vào kích thước của khối u và sức khỏe người bệnh bác sĩ có thể chỉ định uống thuốc điều trị hoặc sử dụng biện pháp can thiệp y khoa. Mục đích của các phương pháp này nhằm ức chế sự phát triển của tế bào hư tổn, ngăn ngừa di căn và làm tăng sức đề kháng của cơ thể người mắc, tránh chuyển biến bất thường sang ác tính.
U tuyến giáp lành tính có tỷ lệ chữa khỏi rất cao
U tuyến giáp ác tính
Khi các tế bào bệnh tiến triển sang ung thư thì các khối u sẽ chuyển sang ác tính. Tuy nhiên, còn tùy thuộc vào thể khác nhau bác sĩ mới xác định được mức độ nguy hiểm và đưa ra phác đồ điều trị hợp lý để kéo dài sự sống cho người mắc. Nếu chúng ta để tình trạng bệnh kéo dài lâu, đồng thời đã bước sau giai đoạn cuối rất khó chữa khỏi dứt điểm.
Trong u tuyến giáp ác tính thì ung thư thể nhú là loại mà người bệnh thường mắc phải với tỷ lệ lên đến hơn 85% và cũng nguy hiểm nhất. Khả năng chúng di căn sang các bộ phận khác rất cao, đặc biệt đối với xương, phổi. Lúc này, sức đề kháng của bạn sẽ suy giảm nhanh, dễ bị vi khuẩn, virus bên ngoài tấn công ảnh hưởng đến quá trình điều trị.
Về cơ bản, tỷ lệ điều trị khỏi bệnh u tuyến giáp ác tính ở những giai đoạn cuối rất thấp, đe dọa đến tính mạng của người bệnh. Muốn tiêu diệt tế bào ung thư nhanh chóng, chúng ta sẽ phải sử dụng đến các phương pháp y khoa chuyên sâu hơn như phẫu thuật, hóa trị, xạ bên ngoài,...
U tuyến giáp ác tính có thể gây nguy hiểm đến tính mạng
Bị u tuyến giáp cần lưu ý điều gì?
Nếu bạn đã kiểm tra sức khỏe mà biết mình bị u tuyến giáp thì không nên quá lo lắng. Nếu chúng ta đang ở những giai đoạn đầu thì khả năng chữa khỏi rất cao. Ngoài ra, y học hiện nay đã có rất nhiều phương pháp điều trị tiên tiến giúp ngăn chặn khối u tiếp tục phát triển và di căn sang khu vực khác, giúp kéo dài tuổi thọ cho người bệnh.
Vì thế, trong quá trình điều trị, người bệnh cần lưu ý một số một số vấn đề như sau:
- Người bệnh luôn phải giữ cho bản thân tinh thần lạc quan, vui vẻ.
- Xây dựng chế độ ăn uống và sinh hoạt lành mạnh, bổ sung đầy đủ chất, đặc biệt là i-ốt.
- Chúng ta phải tuyệt đối tuân thủ theo liệu trình điều trị của bác sĩ, không dừng thuốc đột ngột.
- Tiến hành thăm khám định kỳ thường xuyên để nắm rõ về tình trạng bệnh cũng như đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nhất.
- Theo dõi tình trạng cơ thể thường xuyên, nếu xuất hiện các dấu hiệu hoặc biến chứng bất thường phải đến cơ sở y tế để kiểm tra và được hỗ trợ kịp thời.
Người bệnh cần xây dựng cho mình lối sống khỏe mạnh
Lời kết
Những thông tin bổ ích mà bài viết hôm nay cung cấp đã giúp độc giả hiểu rõ hơn về các triệu chứng/ biểu hiện của u tuyến giáp. Điều này giúp chúng ta nhanh chóng phát hiện để điều trị bệnh kịp thời, hạn chế tối đa tình trạng chuyển biến nặng hoặc biến chứng gây nguy hiểm cho tính mạng.
Ngoài ra, trong quá trình điều trị bệnh ung thư tuyến giáp bạn có thể tham khảo sản phẩm y học của Nutricare Pharma: Leanpro Thyro. Đây là dòng sữa dinh dưỡng chuyên biệt giàu I-ốt, Selen giúp cải thiện hormone tuyến giáp, đặc biệt với hệ SLIM CARE độc quyền giúp kiểm soát cân nặng, giảm căng thẳng mệt mỏi, nâng cao thể trạng toàn diện.
Leanpro Thyro – Dinh dưỡng tăng cường sức khoẻ tuyến giáp. Mua ngay
Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh tuyến giáp vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.