Vai trò và quy tắc xây dựng thực đơn cho người suy thận và tiểu đường
Thực đơn cho người suy thận và tiểu đường sẽ khắt khe hơn chế độ ăn uống của bệnh nhân chỉ bị suy thận. Nguy cơ biến chứng của nhóm bệnh nhân này cũng cao hơn, bệnh dễ phát triển phức tạp nếu không khắt khe xây dựng, tuân thủ chế độ ăn hợp lý. Bài viết hôm nay Nutricare Pharma đã tổng hợp thông tin chi tiết để bạn đọc dễ tham khảo và áp dụng theo nhé.
Vai trò quan trọng của thực đơn cho người suy thận và tiểu đường
Thực đơn ăn uống hàng ngày của bệnh nhân suy thận đái tháo đường đóng vai trò quan trọng trong việc hạn chế thận tổn thương, ổn định đường huyết. Khi tuân thủ chế độ ăn uống hợp lý, người bệnh sẽ kiểm soát lượng đường trong máu và lượng chất thải, chất lỏng thận cần xử lý. Nhờ đó bệnh sẽ ở ngưỡng an toàn, không có các biến chứng nguy hiểm.
Thực đơn ăn uống phù hợp sẽ mang lại nhiều lợi ích cho người suy thận bị tiểu đường
>> Chế độ dinh dưỡng cho người suy thận: Vai trò và quy tắc cần tuân thủ
Quy tắc xây dựng thực đơn cho người suy thận và tiểu đường
Nhu cầu ăn uống của bệnh nhân suy thận đái tháo đường cần được xây dựng dựa theo độ tuổi, mức độ hoạt động, giai đoạn bệnh và phương pháp điều trị mà bác sĩ đang áp dụng. Nhìn chung bệnh nhân sẽ cần tuân thủ những quy tắc sau để bảo vệ thận, giữ chỉ số đường huyết ở mức an toàn. Cụ thể:
Giảm natri
Người bị suy thận và tiểu đường cần giảm thiểu lượng natri tiêu thụ trong chế độ ăn uống. Chất này thường có nhiều ở thực phẩm đóng gói và thực phẩm chế biến sẵn. Do đó người bệnh nên ưu tiên mua các sản phẩm có nhãn “giảm natri”, “natri thấp”, “không thêm muối”. Tốt nhất lượng natri bổ sung vào mỗi bữa ăn nên thấp hơn 600 miligam (mg).
Bệnh nhân suy thận đái tháo đường hãy ăn cá, thịt gia cầm tươi, thịt lợn nạc thay vì sử dụng những loại thịt đã qua xử lý, hun khói, ướp muối. Người bệnh nên ăn nhạt, nêm nếm ít gia vị khi nấu, ưu tiên dùng tỏi, gia vị không muối, hạt nêm để hạn chế tổn thương cho thận.
Thực đơn cho người suy thận và tiểu đường cần giảm thiểu tối đa lượng natri
Kiểm soát lượng phốt pho
Hạn chế lượng phốt pho tiêu thụ vào cơ thể là quy tắc mà bệnh nhân suy thận đái tháo đường cần chú ý. Nếu lượng phốt pho vượt mức an toàn thì bệnh sẽ diễn biến nguy hiểm hơn. Do đó bệnh nhân nên hạn chế phốt pho trong chế độ ăn uống bằng cách:
Hạn chế ăn phô mai, thịt đông lạnh,…
Không uống nước ngọt có gas, trà đóng chai, bia rượu.
Hạn chế nước sốt và các sản phẩm đã chế biến sẵn.
Ít ăn thực phẩm giàu kali
Kali là chất khiến cho thận phải hoạt động nhiều hơn, dễ tích trữ các chất độc hại khiến cơ thể không thể đào thải hết. Vì thế người bệnh nên hạn chế một số thực phẩm giàu kali như:
Trái cây như mơ, chuối, dưa lưới, mận, kiwi, xoài, đu đủ, cam và hoa quả sấy khô,…
Rau củ quả như củ cải, bí đỏ, đậu bắp, bơ, bắp cải, su hào, cà chua và rau bina…
Một số thực phẩm khác như dừa, sữa chua, sô cô la, khoai tây chiên, bơ đậu phộng, đậu hũ…
Thực đơn cho người suy thận và tiểu đường càng ít kali càng tốt
Hạn chế đường
Người bệnh suy thận và tiểu đường nên ăn những thực phẩm có nhiều chất xơ, hạn chế các thực phẩm có chỉ số đường huyết cao đơn độc. Bởi vì những thực phẩm có chỉ số đường huyết cao dễ gây tổn thương thận, tăng huyết áp,… dẫn đến các biến chứng nguy hiểm khác.
Ăn các thực phẩm có chất béo tốt
Khi xây dựng thực đơn cho người suy thận và tiểu đường, chất béo tốt là dưỡng chất cần thiết nên bổ sung để giúp cơ thể ổn định, có thể làm chậm quá trình hấp thụ đường vào máu. Chất béo tốt có nhiều trong thực vật, cá béo… Vì thế bệnh nhân nên kiêng tuyệt đối chất béo có trong mỡ, da, nội tạng động vật để bệnh tình không diễn biến phức tạp hơn.
Bổ sung thêm chất xơ
Thực đơn cho người suy thận và tiểu đường nên có nhiều chất xơ (rau có màu xanh lá) để giảm nguy cơ tăng cholesterol có hại và giảm lượng đường có trong máu. Khi chế biến, người bệnh nên hấp, luộc để ăn thay vì chiên, xào nhiều gia vị.
Bổ sung thêm chất xơ sẽ giúp bệnh nhân suy thận bị tiểu đường ít gặp biến chứng
Gợi ý thực đơn 7 ngày cho người suy thận tiểu đường
Lưu ý rằng dưới đây là thực đơn được gợi ý cho bệnh nhân suy thận và tiểu đường. Tốt nhất người bệnh nên tham khảo trước ý kiến của bác sĩ điều trị hoặc chuyên gia dinh dưỡng trước khi áp dụng để đảm bảo an toàn. Cụ thể:
Thứ 2
Sáng: Bún thang.
Trưa: Cơm + Trứng cuộn + Canh cua đồng rau cải + Trái cây.
Tối: Cơm + Salad rau càng cua + Gà nấu nấm + Trái cây.
Thứ 3
Sáng: Phở gà + Trái cây.
Trưa: Cơm + Đậu phụ + Canh bí đỏ nấu thịt xay + Cá kho + Trái cây.
Tối: Cơm + Thịt gà kho + Rau cải luộc + Trái cây.
Thứ 4
Sáng: Bánh cuốn + Trái cây.
Trưa: Cơm + Thịt gà kho + Rau muống luộc + Canh cá hồi nấu măng chua + Trái cây.
Tối: Cơm + Thịt heo luộc + Dưa cải + Canh cải xoong nấu tôm + Trái cây.
Thứ 5
Sáng: Cháo đậu đỏ.
Trưa: Phở cuốn + Trái cây.
Tối: Cơm + Cà tím nấu với thịt heo xay + Mướp đắng xào trứng + Trái cây.
Thứ 6
Sáng: Bún bò Huế.
Trưa: Cơm + Đậu phụ sốt cà chua + Canh bông cải (kèm tôm, thịt, nấm) + Trái cây.
Tối: Cháo sườn + Trái cây.
Thứ 7
Sáng: Cháo đậu đỏ.
Trưa: Phở cuốn + Trái cây.
Tối: Cơm + Cà tím nấu với thịt heo xay + Mướp đắng xào trứng + Trái cây.
Chủ nhật
Sáng: Hủ tiếu + Trái cây.
Trưa: Cơm + Hoa thiên lý xào thịt bò + Canh bí đao nấu xương + Trái cây.
Tối: Cơm + Đậu phụ nhồi thịt + Rau muống luộc + Trái cây.
Thực đơn cho người suy thận tiểu đường cũng dễ chuẩn bị và áp dụng
>> Bệnh nhân suy thận nên ăn gì và kiêng gì khi chữa bệnh?
Sữa dinh dưỡng Leanmax Rena Gold 1 cho người suy thận và tiểu đường
Leanmax Rena Gold 1 là sản phẩm không nên thiếu khi bệnh nhân xây dựng, tuân thủ quy tắc ăn uống khi điều trị bệnh suy thận.
Thành phần của Leanmax Rena Gold 1
Sữa được nghiên cứu và sản xuất bởi công ty Cổ phần Dinh dưỡng Nutricare với bảng thành phần tối ưu, nổi bật:
Sử dụng đạm có giá trị sinh học cao (đạm Whey, đạm đậu nành,…).
Ít Natri, Kali, Phốt-pho, giảm Protein.
Hệ bột đường Maltitol, Isomalt, Palatinose (chỉ số đường huyết thấp), phù hợp cho người suy thận kèm tiểu đường.
Hệ chất béo nguồn gốc thực vật MUFA và PUFA.
Omega 3 (giàu EPA, DHA).
Bộ đôi Sắt và Axit Folic.
Tác dụng của sữa Leanmax Rena Gold 1
Mỗi ngày uống 2-3 ly sữa Leanmax Rena Gold 1, bệnh nhân bị suy thận đái tháo đường sẽ duy trì và bảo vệ chức năng hoạt động của thận. Hơn nữa còn làm chậm được quá trình bệnh diễn biến và một số biến chứng nguy hiểm như:
Cân bằng huyết áp, nhịp tim, chất điện giải.
Hạn chế lượng nước hấp thụ vào cơ thể, phù nề, loãng xương,…
Tăng cường thể trạng, nâng cao sức khỏe và hệ miễn dịch.
Kiểm soát chỉ số đường huyết, ngừa nguy cơ biến chứng của đái tháo đường.
Loại bỏ nguy cơ mắc một số bệnh lý về tim mạch.
Ngừa một số vấn đề như thiếu máu, táo bón…
Tăng sức khỏe hệ đường ruột.
Sữa dinh dưỡng Leanmax Rena Gold 1 cho người suy thận và tiểu đường. XEM THÊM
Qua bài viết này, chắc hẳn bạn cũng hiểu được vai trò quan trọng và cách xây dựng thực đơn cho người suy thận và tiểu đường. Nếu bạn muốn bảo vệ thận, ổn định đường huyết trong quá trình điều trị thì cân nhắc mua, sử dụng sữa Leanmax Rena Gold 1 để duy trì và cải thiện sức khỏe nhé.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.