Suy thận có chữa được không? Tổng hợp phương pháp chữa trị phổ biến nhất

Sau khi nhận được chẩn đoán từ bác sĩ về căn bệnh suy thận, hầu hết bệnh nhân đều lo lắng về tiên lượng sống của mình. Vậy, căn bệnh suy thận có chữa được không? Có phương pháp nào đang được ứng dụng để điều trị? Bài viết dưới đây Nutricare Pharma đã giải đáp tường tận để bạn có cái nhìn khách quan nhất về căn bệnh này. 

Suy thận có chữa được không? 

Đáp án chính xác dành cho câu hỏi: Suy thận có chữa được không? còn phụ thuộc vào việc bệnh nhân đang ở giai đoạn nào của bệnh suy thận. Bệnh lý này bao gồm 02 loại chính, bao gồm suy thận cấp và suy thận mạn. Cụ thể:

Suy thận cấp

Suy thận cấp là tình trạng khiến các chất điện giải, độc tố và chất thải không được đào thải ra khỏi máu. Những chất này sẽ ứ đọng lại trong cơ thể và gây hại cho sức khỏe bởi vì suy giảm cấp tính độ lọc cầu thận trong thời gian ngắn (từ vài giờ đến vài ngày). 

Vậy, căn bệnh suy thận có chữa được không? Trường hợp bệnh nhân bị suy thận cấp được điều trị kịp thời thì bác sĩ có thể hồi phục chức năng thận hoàn toàn cho bệnh nhân. 

Suy thận có chữa được không - Chữa được nếu bệnh ở dạng cấp tính

>> Người suy thận nên ăn rau gì? Nên kiêng rau gì? Một số lưu ý hữu ích

Suy thận mạn

Loại suy thận này có đến 05 giai đoạn, diễn biến từ nhẹ đến nặng (biểu thị sự tổn thương, tồn đọng những chất độc hại trong thận). Cụ thể: 

  • Giai đoạn 1: Thận gặp tổn thương, mức lọc cầu thận ở ngưỡng bình thường (≥ 90 ml/phút).

  • Giai đoạn 2: Thận tổn thương nhẹ, mức lọc cầu thận giảm xuống còn (60 – 89 ml/phút).

  • Giai đoạn 3: Mức lọc cầu thận giảm xuống mức vừa (30 – 59 ml/phút).

  • Giai đoạn 4: Thận bị tổn thương nặng, mức lọc cầu thận cũng giảm nặng (15 – 29 ml/phút).

  • Giai đoạn 5: Suy thận giai đoạn cuối, mức lọc cầu thận đã giảm xuống < 15 ml/phút.

Vậy, bệnh lý suy thận có chữa được không? Nhìn chung suy thận mạn là tình trạng bệnh mà cơ thể đã suy giảm chức năng thận (một phần hoặc mất hoàn toàn). Nếu bệnh nhân phát hiện sớm ở giai đoạn 1, 2 và nhận được sự can thiệp, điều trị kịp thời từ bác sĩ chuyên khoa thì bệnh sẽ được ức chế ở ngưỡng an toàn, giúp cơ thể khỏe mạnh nhưng không chữa khỏi được nếu không thay thận. 

Trường hợp mức độ suy thận đã nặng, bệnh nhân cần tiến hành lọc máu và chạy thận định kỳ như bác sĩ chỉ định để duy trì sự sống. Theo các chuyên gia y tế, tỷ lệ sống sót của bệnh nhân bị suy thận mạn không cao. Có nhiều yếu tố ảnh hưởng tới tuổi thọ của người bệnh bởi vì bệnh có bản chất khó lường cũng như sức khỏe tổng thể và sự đáp ứng của cơ thể đối với phương án điều trị.

Suy thận có chữa được không – Không chữa được nếu bệnh ở dạng mạn tính

Bệnh suy thận có nguy hiểm tính mạng không?  

Có đáp án chính xác cho câu hỏi bệnh suy thận có chữa được không, ắt hẳn bạn rất tò mò về độ nguy hiểm của bệnh lý này. Có thể thấy đây là căn bệnh nguy hiểm, có thể đe dọa tính mạng của bệnh nhân nếu cơ thể tích tụ quá nhiều các chất độc hại. Nếu không kiểm soát bằng cách dùng thuốc, lọc máu, chạy thận… kịp thời, người bệnh có thể tử vong nếu nếu các chỉ số ion trong máu cao vượt ngưỡng.

Việc tăng/giảm kali máu của bệnh nhân suy thận rất nguy hiểm, dẫn tới các biểu hiện như nôn nhiều, đi ngoài… gây mất điện giải, đều tác động xấu tới tim khiến cho rối loạn nhịp tim. Lúc này bệnh nhân suy thận có nguy cơ bị đột tử rất cao. 

Nếu bệnh nhân suy thận (cấp tính hay mạn tính) không phát hiện và điều trị sớm thì cơ thể sẽ gặp nhiều nguy hiểm. Khi bệnh đã ở giai đoạn nặng, bệnh nhân sẽ phải chạy thận suốt đời, ghép thận mới có thể duy trì sự sống. Nếu không sống phụ thuộc vào máy móc điều trị, không lọc máu, người bệnh sẽ gặp nhiều biến chứng nguy hiểm khác và tử vong.

Bệnh nhân nên lưu ý, chi phí và thời gian chạy thận, thay thận rất đắt đỏ. Thực tế đa phần bệnh nhân phải từ bỏ việc điều trị vì tài chính không đủ khả năng chữa trị bệnh, hoàn cảnh không khá giả. 

Bệnh suy thận rất nguy hiểm, chi phí chữa trị đắt đỏ, tiên lượng sống không cao

>> Chế độ ăn của bệnh nhân suy thận: Vai trò và quy tắc xây dựng thực đơn

Dấu hiệu bệnh suy thận cần nhận biết sớm

Bạn đã biết câu trả lời cho thắc mắc bệnh suy thận có chữa được không thì đừng bỏ qua những dấu hiệu dễ nhận biết của bệnh lý này. Khi phát hiện sớm, can thiệp điều trị kịp thời ở giai đoạn cấp tính, mạn tính cấp 1, cấp 2 thì bệnh nhân sẽ có tiên lượng sống cao. Cụ thể: 

  • Thấy buồn nôn và dễ nôn mửa.

  • Cơ thể mệt mỏi, yếu ớt nhiều hơn.

  • Thường xuyên đau đầu.

  • Đi tiểu ít hoặc đi nhiều hơn so với lúc bình thường.

  • Vị giác kém, mất vị giác. 

  • Lưng hoặc vùng thận bị đau nhức.

  • Phù nề một số bộ phận trên cơ thể như mắt, chân và tay. 

Dấu hiệu của bệnh suy thận

Các phương pháp điều trị suy thận được ứng dụng phổ biến

Bác sĩ thường chỉ định điều trị suy thận bằng các phương pháp kết hợp để thu về hiệu quả chữa trị tốt nhất. Bao gồm các phương pháp điều trị phổ biến như sau: 

Điều trị nguyên nhân gây bệnh

Trường hợp bệnh nhân bị suy thận do bệnh lý khác thì bác sĩ sẽ cải thiện chức năng thận và giảm nguy cơ tiến triển bằng cách điều trị bệnh lý chính. Hầu như suy thận là biến chứng của các bệnh như đái tháo đường, tăng huyết áp,… 

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Để giảm tải và cải thiện chức năng cho thận, bác sĩ sẽ khuyến cáo bệnh nhân nên tránh ăn nhiều muối, đường, thực phẩm chứa protein, chất béo. Đồng thời nên tăng cường ăn rau xanh, các loại thực phẩm giàu chất xơ và trái cây. 

Dùng thuốc

Bác sĩ dựa vào tình trạng bệnh sẽ kê toa để bệnh nhân kiểm soát tình trạng suy thận bằng các loại thuốc như:

  • Thuốc giảm huyết áp.

  • Thuốc kháng viêm. 

  • Thuốc kháng khuẩn. 

  • Thuốc giảm cholesterol. 

  • Thuốc giảm đau. 

Bệnh nhân cần sử dụng thuốc đúng như chỉ định của bác sĩ để hạn chế các tác dụng phụ và những tương tác không mong muốn có thể xảy ra. Có bất cứ điều gì khác thường, bệnh nhân hãy thông báo ngay cho bác sĩ để nhận được sự can thiệp tốt nhất. 

Dùng thuốc là phương pháp điều trị suy thận hay được áp dụng

Chạy thận nhân tạo hoặc thay/ghép thận mới 

Trường hợp bệnh nhân suy thận ở giai đoạn nặng, không thể cải thiện chức năng hoạt động của thận bằng các phương pháp trên, bác sĩ sẽ chỉ định người bệnh sử dụng thận nhân tạo hoặc thay thận mới. Cụ thể thận nhân tạo là cách giúp người bệnh duy trì cuộc sống bình thường, sử dụng máy lọc máu để loại bỏ các chất độc hại, thải ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên chi phí chạy thận nhân tạo hoặc thay thận mới đều rất đắt đỏ.  

Các cách ngăn ngừa bệnh suy thận tiến triển nặng

Bệnh nhân có thể làm chậm quá trình suy thận và khắc phục chức năng hoạt động của thận duy trì chế độ sinh hoạt khoa học, chế độ dinh dưỡng hợp lý. Tốt nhất bệnh nhân nên thực hiện song song trong quá trình nhận sự điều trị từ bác sĩ. Cụ thể: 

Uống nhiều nước

Nước sẽ giúp cơ thể thanh lọc, đào thải độc tố trong cơ thể nhằm giảm bớt gánh nặng giải độc cho thận. Bệnh nhân nên uống tối thiểu 2 lít nước/ngày. 

Không nhịn tiểu 

Bệnh nhân suy thận không được nhịn tiểu quá lâu và quá thường xuyên vì điều này dẫn tới việc bàng quang bị căng tức, gây áp lực lên thận. Bệnh nhân không những bị suy thận mà còn có nguy cơ bị thêm sỏi thận.

Chế độ ăn uống hợp lý

Người bệnh nên bổ sung vào cơ thể những loại thực phẩm cung cấp nhiều dưỡng chất như lòng trắng trứng, hạt mè, rau mùi… Chú ý món ăn không được mặn, cay nóng, có nhiều gia vị.

Sử dụng sữa Leanmax Rena Gold 1

Bệnh nhân suy thận nên uống Leanmax Rena Gold 1 khoảng 2 - 3 ly/ngày để hỗ trợ duy trì và bảo tồn chức năng thận, nâng cao sức khỏe. Sản phẩm dinh dưỡng này được nghiên cứu với thành phần phù hợp với người suy thận, với chế độ giảm Protein và sử dụng loại đạm có giá trị sinh học cao. Đồng thời, công thức ít Natri, Kali và Phốt pho hỗ trợ cân bằng điện giải, tránh ứ đọng muối gây phù nề, tăng huyết áp, giảm thiểu tối đa lượng nước hấp thu vào cơ thể. 

Sử dụng sữa Leanmax Rena Gold 1 hỗ trợ ngăn ngừa bệnh suy thận tiến triển nặng. XEM THÊM

Đọc bài viết này của Nutricare Pharma, chắc hẳn bạn đọc cũng có đáp án cho câu hỏi suy thận có chữa được không. Căn bệnh này vô cùng nguy hiểm, chi phí chữa trị cũng rất tốn kém, do đó bạn hãy chú ý sức khỏe, kiểm tra định kỳ để phát hiện thật sớm nhé. 

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.