Chế độ ăn của bệnh nhân suy thận: Vai trò và quy tắc xây dựng thực đơn

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh.

Chế độ ăn của bệnh nhân suy thận là yếu tố quan trọng được các bác sĩ khuyến cáo sử dụng kết hợp trong quá trình điều trị nhằm giảm áp lực, giảm biến chứng cho thận. Chế độ dinh dưỡng phù hợp còn nâng cao sức khỏe, góp phần giúp hồi phục chức năng của thận. Để hiểu rõ hơn, bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây của Nutricare Pharma nhằm có cái nhìn chính xác và khách quan nhất nhé. 

Chế độ ăn của bệnh nhân suy thận có vai trò như thế nào? 

Chế độ dinh dưỡng hàng ngày cho người suy thận được bác sĩ đánh giá rất quan trọng trong quá trình điều trị. Những thực phẩm chứa các dưỡng chất tốt được bệnh nhân ăn một cách khoa học sẽ tác động tích cực đến quá trình đào thải độc tố của cơ thể (thận). Hơn nữa còn: 

  • Hỗ trợ thận sản xuất ra các loại hormone tốt để cơ thể có đủ năng lượng hoạt động.

  • Góp phần kiểm soát bệnh, ngăn ngừa bệnh tiến triển phức tạp, giảm nguy cơ chạy thận nhân tạo. 

  • Cơ thể có đủ dưỡng chất sẽ hấp thụ, đáp ứng tốt với những loại thuốc kháng sinh, kháng viêm… do bác sĩ kê toa. 

Trường hợp bệnh nhân suy thận không thực hiện chế độ ăn phù hợp, cơ thể sẽ ngày càng tăng áp lực lên thận. Điều này dẫn tới việc thận hoạt động kém hơn, tích tụ độc tố trong cơ thể, xuất hiện các biến chứng nghiêm trọng với sức khỏe (có thể tử vong). 

Chế độ ăn phù hợp sẽ ức chế bệnh, ngăn ngừa biến chứng cho bệnh nhân suy thận

>> Suy thận có chữa được không? Tổng hợp phương pháp chữa trị phổ biến nhất

Quy tắc xây dựng chế độ ăn của bệnh nhân suy thận

Xét theo giai đoạn bệnh của bệnh nhân, bác sĩ điều trị sẽ hướng dẫn chi tiết cách lên thực đơn phù hợp. Phần lớn thực đơn dinh dưỡng của người suy thận đều được xây dựng dựa theo các quy tắc dưới đây:  

Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng

Bệnh nhân suy thận cần đảm bảo chế độ ăn của mình có đủ năng lượng. Lưu ý không ăn quá nhiều, bởi vì lượng lớn thực phẩm sẽ gây áp lực cho thận. Do đó mỗi bữa ăn bệnh nhân nên ăn với liều lượng vừa đủ, các bữa ăn cách nhau ra. Khi ăn nên nhai kỹ, nuốt chậm. 

Giảm muối

Chế độ ăn của bệnh nhân suy thận cần ăn nhạt tùy theo giai đoạn của bệnh, không được cho quá nhiều muối. Nếu người bệnh ăn mặn, thận sẽ phải hoạt động nhiều hơn không thể lọc ra hết natri dư thừa, làm cho natri tăng cao trong máu gây phù và tăng huyết áp, bệnh tim mạch. Điều này là tác nhân chính khiến bệnh tiến triển nhanh hơn. Bệnh nhân có thể thay thế muối bằng những loại gia vị khác lành mạnh, tăng cường ăn các loại rau củ tươi. 

Theo khuyến nghị chế độ ăn của người mắc bệnh thận của Hội Thận học Hoa Kỳ, Châu Âu và cập nhật chẩn đoán điều trị bệnh thận - tiết niệu của Bộ Y tế thì lượng natri vào khoảng < 2.000mg/ngày.

Hạn chế Phốt pho và Canxi

Phốt pho và Canxi là những khoáng chất rất cần thiết với cơ thể, đối với bệnh nhân thì 02 khoáng chất này lại bị dư thừa trong máu. Do thận suy không thải trừ được lượng phốt pho thừa ra ngoài, nên nồng độ phốt pho tăng cao trong máu, cơ thể phải huy động canxi từ xương ra máu, hơn nữa nó cũng làm cơ thể giảm hấp thụ canxi dẫn đến mất canxi ở xương, lâu ngày gây loãng xương. Thừa canxi máu khiến nó tích tụ trong các mạch máu góp phần gây xơ vữa mạch và dễ dẫn đến hình thành viên sỏi thận… Vì vậy chế độ ăn của bệnh nhân suy thận nên hạn chế các thực phẩm có nhiều 02 khoáng chất này để tránh bị xơ vữa mạch máu, loãng xương,… 

Người bị bệnh thận chỉ cần bổ sung hàm lượng Canxi mỗi ngày khoảng 900 – 1.200mg và lượng phốt pho là từ 300 – 600mg/ngày.

Hạn chế Phốt pho và Canxi là quy tắc quan trọng khi xây dựng chế độ ăn cho người suy thận

Giảm lượng Kali hấp thụ 

Bệnh nhân suy thận cần cân bằng lượng Kali có trong máu, lưu ý không được vượt ngưỡng quy định để tránh gặp nguy hiểm. Trong quá trình chữa trị, chắc chắn bác sĩ sẽ kê thêm một số thuốc uống để giúp bệnh nhân đào thải bớt Kali ra ngoài. Nhu cầu kali hợp lý là 2 - 3g/ngày, tuy nhiên khi nồng độ kali trong máu tăng, bệnh nhân bị phù và tiểu ít thì nên giảm còn 1g/ngày. 

Có một số thực phẩm chứa ít Kali mà người bệnh nên tham khảo cho chế độ ăn của mình đó là rau chân vịt, khoai tây, súp lơ, táo, việt quất,… 

Uống đủ nước 

Người bệnh suy thận nên uống đủ 2L/ nước, tùy vào giai đoạn bệnh, mức độ phù và lượng nước tiểu, người bệnh nên uống nước hợp lý. Nhu cầu nước trung bình trong ngày đối với bệnh nhân suy thận là bằng tổng lượng nước tiểu, lượng dịch trong cơ thể mất đi (do nôn, hơi thở, ...) và khoảng 300 - 500ml. Một số trường hợp cụ thể, bác sĩ sẽ chỉ định về lượng nước cần bổ sung vào cơ thể khác nhau để mang tới hiệu quả chữa trị, ức chế bệnh tốt nhất. Tốt nhất bệnh nhân nên uống nước theo ngụm để kiểm soát lượng nước dung nạp vào cơ thể, hạn chế ăn các thực phẩm lỏng như kem, súp, cháo, thạch… 

Cắt giảm Protein

Lượng đạm bổ sung vào cơ thể bệnh nhân cần cắt giảm dựa theo số lần lọc máu. Khi tần suất chạy thận tăng thì bệnh nhân sẽ cần giảm nhiều đạm hơn, phụ thuộc vào giai đoạn của bệnh và trọng lượng của cơ thể. 

Chọn chất béo lành mạnh 

Khi cơ thể tiêu thụ nhiều chất béo từ thực phẩm dầu mỡ, đồ ăn chiên xào… thận sẽ phải chịu áp lực lớn, khiến bệnh diễn biến phức tạp, khó chữa trị hơn. Do đó bệnh nhân nên cân nhắc chuyển sang những chất béo lành mạnh như dầu oliu,...

Bệnh nhân suy thận nên ăn những món có chất béo lành mạnh

Tham khảo các thực phẩm nên có trong chế độ ăn của bệnh nhân suy thận 

Bạn đã hiểu tầm quan trọng và quy tắc xây dựng chế độ dinh dưỡng hàng ngày của bệnh nhân suy thận. Vì thế đừng bỏ qua những thực phẩm lành mạnh, phù hợp với thể trạng của người bệnh được nhiều bác sĩ/chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo như sau: 

Ớt chuông đỏ

Ớt chuông có chứa rất ít natri, kali và photpho. Lượng kali của loại quả này ít hơn khi so với các loại rau củ khác. Vì thế rất tốt với bệnh nhân suy thận, ớt chuông đỏ còn tăng cường hệ miễn dịch, cung cấp nhiều vitamin A và vitamin C cần thiết cho người bệnh.

Bắp cải

Bắp cải là thực phẩm dồi dào vitamin và khoáng chất cho cơ thể. Ăn bắp cải sẽ bổ sung chất xơ không hòa tan, cải thiện hệ tiêu hóa hoạt động tốt hơn, giúp cơ thể khỏe mạnh. 

Súp lơ

Súp lơ có nhiều folate, chất xơ, thiocyanat, indol, glucosinolate và vitamin C. Loại rau này bổ sung vô số hợp chất hữu ích, có thể trung hòa các chất độc hại bên trong gan. Súp lơ sẽ giảm thiểu các tổn thương khiến màng tế bào, AND phải chịu vì suy thận. 

Súp lơ nên có trong chế độ ăn của bệnh nhân suy thận

Táo

Loại quả này chứa 0g natri, 158mg kali và 10mg photpho. Bên trong táo có lượng lớn dưỡng chất pectin, vitamin C, chất chống oxy hóa (Quercetin)… Vì thế cơ thể của bệnh nhân sẽ hoạt động ổn định, ngừa được những biến chứng về tim mạch, giữ mức đường huyết trong phạm vi cho phép… rất tốt. 

Việt quất

Việt quất là quả có nhiều vitamin, mangan, chất xơ, chất chống oxy hóa. Loại quả này rất thích hợp với người bệnh suy thận bởi vì cơ thể sẽ không dư thừa natri, kali, photpho,… Loại quả này bệnh nhân có thể ăn quả tươi trực tiếp hoặc ép nước uống. 

Ức gà bỏ da

Ức gà bỏ da chỉ chứa 63mg natri, 216mg kali, 192mg photpho (ít hơn so với các bộ phận thịt gà khác). Tốt nhất bệnh nhân nên bổ sung món này vào chế độ ăn hàng ngày của mình để cơ thể có đủ năng lượng. 

Ức gà bỏ da là thực phẩm nên có trong chế độ ăn của bệnh nhân suy thận

Lòng trắng trứng

Lòng trắng trứng (lượng 66g) chỉ chứa lượng ít 110mg natri, 108mg kali, 10mg photpho. Còn lòng đỏ trứng lại có lượng lớn photpho, vì thế bệnh nhân không nên ăn lòng đỏ để tránh gây áp lực cho thận. Ăn lòng trắng trứng giúp cơ thể nhận được Protein an toàn với thận, đủ sức đáp ứng phương pháp chạy thận nhân tạo. 

>> Người suy thận nên ăn rau gì? Nên kiêng rau gì? Một số lưu ý hữu ích

Sữa dinh dưỡng chuyên biệt Leanmax Rena Gold 1 dành cho người suy thận

Trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày của người suy thận, ngoài các thực phẩm vừa được liệt kê bên trên, bệnh nhân nên bổ sung thêm sữa Leanmax Rena Gold 1 - Dinh dưỡng giảm Protein cho người suy thận. Hàng ngày bệnh nhân nên uống 2-3 ly để duy trì và bảo vệ chức năng thận, giảm thiểu các biến chứng, làm chậm quá trình phát triển bệnh,  

Sữa Leanmax Rena Gold 1 với công thức giảm protein, ít Natri, Kali, Phốt-pho… để hỗ trợ cân bằng điện giải, hỗ trợ sức khỏe đường ruột, kiểm soát đường huyết và cung cấp đủ năng lượng hoạt động trong ngày cho người bệnh. 

Sản phẩm dinh dưỡng Leanmax Rena Gold 1 phù hợp với người suy thận. XEM THÊM

Hy vọng sau khi theo dõi bài viết này của Nutricare Pharma, bạn đọc đã có cái nhìn chính xác về vai trò và quy tắc xây dựng chế độ ăn của bệnh nhân suy thận. Bên cạnh đó, người bệnh nên bổ sung thêm sữa dinh dưỡng chuyên biệt Leanmax Rena Gold 1 để cơ thể có đủ năng lượng đáp ứng quá trình điều trị. 

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

BS BÙI HỒNG THANH 

Bác sĩ Chuyên khoa Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái