Nhiễm trùng bàn chân tiểu đường: Nguyên nhân, dấu hiệu, cách điều trị

Khi bị bệnh tiểu đường, cơ thể xuất hiện những biến chứng là điều rất dễ thấy. Một trong những bộ phận trên cơ thể dễ bị biến chứng phải kể đến chân. Bài viết hôm nay Nutricare Pharma sẽ chia sẻ chi tiết với bạn về tình trạng nhiễm trùng bàn chân tiểu đường, mời bạn cùng đón đọc để có thể kiến thức về biến chứng này.

=> Xem thêm: Dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường

Nguyên nhân nào khiến nhiễm trùng bàn chân tiểu đường?

Nguyên nhân gây loét bàn chân tiểu đường rất đa dạng. Phần lớn chúng xuất hiện ở nhóm người đái tháo đường có biến chứng mạch máu, thần kinh. Các biến chứng này thường phụ thuộc vào mức độ kiểm soát đường huyết và quá trình kiểm soát yếu tố xơ vữa mạch máu trong thời gian dài. 

Có rất nhiều nguyên nhân có thể góp phần vào tổn thương bàn chân đái tháo đường, bao gồm: 

  • Không duy trì vệ sinh bàn chân đúng cách. 

  • Thói quen đi chân trần có thể dẫn đến việc giẫm đạp phải các vật thể gây tổn thương. 

  • Việc cắt móng chân hoặc cắt da không đúng cách có thể tạo điều kiện thuận lợi cho nhiễm trùng. 

  • Sử dụng giày dép chật, cứng có thể gây cọ sát và tổn thương chân. 

  • Các can thiệp không đúng cách trên bàn chân như bôi dầu nóng, ngâm nước nóng, sử dụng thiết bị tạo nhiệt để giảm đau có thể gây tổn thương. 

Người bị tiểu đường vệ sinh chân sai cách dễ khiến bị nhiễm trùng

Các yếu tố khác cũng có ảnh hưởng đáng kể đến vết thương, tình trạng vết loét và nhiễm trùng ở bệnh nhân đái tháo đường, bao gồm: 

  • Thói quen hút thuốc lá. 

  • Kiểm soát đường huyết kém. 

  • Thừa cân và béo phì. 

  • Cơ thể bị suy giảm đề kháng và hệ miễn dịch.

>> Đường thốt nốt cho người tiểu đường: Ưu điểm và cách sử dụng

Một số dấu hiệu nhận biết tình trạng nhiễm trùng bàn chân tiểu đường

Triệu chứng nhiễm trùng bàn chân tiểu đường giống như những triệu chứng của bất kỳ nhiễm trùng nào khác. Khu vực xung quanh vết thương sẽ trở nên đỏ và lan rộng ngoài vị trí ban đầu. Người mắc nhiễm trùng bàn chân tiểu đường thường trải qua đau và nhạy cảm tại vị trí vết thương, đồng thời vết thương ban đầu sẽ chảy mủ. Khi nhiễm trùng ở chân tiến triển sẽ xuất hiện các triệu chứng như: 

  • Sốt. 

  • Cảm giác ớn lạnh và đổ mồ hôi.

  • Khó khăn khi thở. 

  • Nghẹt mũi. 

  • Cổ cứng. 

  • Xuất hiện vết loét mới. 

Khi bị nhiễm trùng, người bị tiểu đường thường sẽ xuất hiện tình trạng sốt

Người mắc nhiễm trùng bàn chân tiểu đường thường nhận thấy một mô đen gọi là vảy bao quanh vết loét, một tình trạng phát sinh do thiếu máu đến nuôi. Hoại tử một phần hoặc toàn bộ vùng xung quanh vết loét có thể gây ra dịch tiết, đau và tê. Điều quan trọng là đa số bệnh nhân không nhận biết được nguy cơ cho đến khi vết thương đã bị nhiễm trùng. 

Nếu có bất kỳ dấu hiệu nhiễm trùng nào trên bàn chân hoặc khu vực khác, việc đến thăm bác sĩ chuyên khoa Nội tiết – Đái tháo đường để được kiểm tra và điều trị kịp thời là rất quan trọng.

Làm sao để chấn đoán đúng nhiễm trùng bàn chân tiểu đường?

Bác sĩ sẽ chẩn đoán về nhiễm trùng bàn chân tiểu đường sau khi tiến hành kiểm tra và xét nghiệm các dấu hiệu nhiễm trùng bàn chân tiểu đường tại vùng đau như sưng, tấy, tiết dịch và các dấu hiệu toàn thân như sốt. Sau đó, bác sĩ sẽ thực hiện việc loại bỏ mọi mô hoại tử hiện có và làm sạch vết thương. 

  • Làm xét nghiệm: Quá trình xét nghiệm có thể bao gồm việc lấy mẫu bệnh phẩm và gửi đến Trung tâm Xét nghiệm để xác định loại vi khuẩn hoặc vi trùng nào đã gây ra nhiễm trùng và chỉ định loại kháng sinh phù hợp. 

  • Chụp X-Quang: Đối với các trường hợp nghiêm trọng, khi bác sĩ có nghi ngờ về mức độ nghiêm trọng của nhiễm trùng, việc X-quang có thể được yêu cầu để kiểm tra và phát hiện các dấu hiệu nhiễm trùng xương.

Bác sĩ dựa vào các xét nghiệm để chấn đoán nhiễm trùng chân ở người tiểu đường

Cách điều trị tình trạng nhiễm trùng bàn chân tiểu đường

Điều trị nhiễm trùng bàn chân người bị tiểu đường là một quá trình quan trọng, đặc biệt là ở những người cao tuổi và có các bệnh lý kèm theo. Cả nam và nữ đều có khả năng bị ảnh hưởng, nhưng tỷ lệ tử vong tăng cao đối với những người mắc viêm tủy xương mãn tính, nhiễm trùng mô mềm hoại tử cấp tính và các vấn đề ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch. Do đó, việc điều trị nhiễm trùng bàn chân tiểu đường càng trở nên cấp thiết khi phát hiện sớm. 

Kháng sinh

Hầu hết các trường hợp nhiễm trùng bàn chân tiểu đường được điều trị bằng kháng sinh. Thời gian điều trị thường kéo dài từ 2 đến 4 tuần, trong khi những trường hợp nghiêm trọng như viêm tủy xương có thể yêu cầu ít nhất 6 tuần điều trị. 

Điều trị cơ bản

Trước khi kê đơn điều trị, bác sĩ sẽ thực hiện các bước vệ sinh và điều trị cơ bản. Cụ thể bao gồm:

  • Làm sạch chỗ bị nhiễm trùng và khu vực xung quanh.

  • Loại bỏ vết loét, loại bỏ da chết và dị vật tiềm ẩn.

  • Băng vết thương bằng các phương pháp như kem bạc, sulfadiazine, gel polyhexamethylene biguanide (PHMB) và i-ốt. 

Liệu pháp oxy cao áp

Một cách để điều trị nhiễm trùng bàn chân tiểu đường chính là oxy cao cấp. Liệu pháp này có thể ngăn cắt cụt chi và giúp tăng cường cung cấp oxy, tiêu diệt vi khuẩn. Đồng thời hình thành mạch, tăng tổng hợp collagen, tăng trưởng nguyên bào sợi và giảm phù nề. 

Tùy từng nguyên nhân, tình trạng nhiễm trùng sẽ có cách xử lý khác nhau

Mang các vật dụng hỗ trợ

Người bệnh có thể được trang bị giày, bó bột, băng ép và miếng lót giày được cá nhân hóa để ngăn chặn vết chai. Sự xuất hiện của vết chai có thể làm tăng nguy cơ hình thành vết loét đến 11 lần. 

Phẫu thuật cắt lọc

Trong trường hợp nghiêm trọng, phẫu thuật có thể được thực hiện để điều trị vết loét. Đôi khi, cần phải cắt cụt chi để loại bỏ vùng da hoại tử và ngăn chặn sự lan rộng của nhiễm trùng sang các bộ phận khác.

>> Khám bàn chân tiểu đường: Thời điểm, cách khám và cách điều trị

Biện pháp phòng ngừa nhiễm trùng bàn chân tiểu đường

Phòng ngừa biến chứng bàn chân đái tháo đường đòi hỏi sự tích cực trong điều trị và kiểm soát các yếu tố như đường huyết, huyết áp và lipid máu. 

  • Đầu tiên cần hợp tác với bác sĩ, tuân thủ điều trị và tái khám định kỳ là quan trọng để phát hiện và ngăn chặn sớm các biến chứng. 

  • Người đái tháo đường nên duy trì chế độ ăn uống phù hợp, tập thể dục đều đặn và thực hiện đúng lịch khám bác sĩ. 

  • Việc tự quan sát và giữ vệ sinh bàn chân, chọn giày bảo vệ bàn chân là những biện pháp quan trọng. 

  • Cần tránh những thói quen không lợi như đi chân trần, tự cắt móng chân, ngâm chân mà không có khuyến cáo của bác sĩ.

Người bị tiểu đường cần vệ sinh chân sạch sẽ và tuân thủ liệu pháp điều trị

Nitricare Cerna – giải pháp dinh dưỡng cho người đái tháo đường

Tiểu đường được coi là một tình trạng bệnh lý nghiêm trọng, mang tính mạn tính và thường khó có thể chữa trị hoàn toàn. Những người mắc bệnh thường phải đối mặt với việc "sống chung" với bệnh, quản lý mức đường huyết và điều chỉnh chế độ dinh dưỡng của mình. Nhận thức về điều này Nutricare Cerna đã ra đời, là một giải pháp dinh dưỡng được nghiên cứu và sản xuất dành riêng cho bệnh đái tháo đường, để hỗ trợ kiểm soát mức đường huyết một cách ổn định và mang đến nhiều lợi ích vượt trội: 

  • Ổn định đường huyết với chỉ số Glycemic Index (GI) thấp, chỉ 32.5. 

  • Cung cấp cho cơ thể đầy đủ và toàn diện các chất dinh dưỡng. 

  • Hỗ trợ ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm liên quan đến tim mạch. 

  • Giảm tình trạng bị căng thẳng và mệt mỏi, đồng thời tăng cường hệ miễn dịch. 

Với những ưu điểm nổi bật này, Nutricare Cerna không chỉ giúp kiểm soát tình trạng đường huyết mà còn đảm bảo sự hỗ trợ toàn diện cho sức khỏe và trạng thái tổng thể của người sử dụng.

Nutricare Cerna – liệu pháp dinh dưỡng hữu ích cho người tiểu đường. XEM THÊM

Việc bị nhiễm trùng bàn chân tiểu đường có sự ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe cũng như sinh hoạt hàng ngày của bệnh nhân. Tình trạng nghiêm trọng sẽ khiến việc di chuyển gặp khó khăn thậm chí ảnh hưởng đến tính mạng. Nutricare Pharma hy vọng với những chia sẻ này bạn sẽ hiểu hơn về bệnh và đừng quên lựa chọn Nutricare Cerna để bổ sung dưỡng chất tăng cường sức khỏe cho người bị tiểu đường.

Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh tiểu đường vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki, TikTok Shop.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.