Khám bàn chân tiểu đường: Thời điểm, cách khám và cách điều trị
Đối với bệnh tiểu đường, tình trạng biến chứng đến chân gây lở loét là điều hết sức bình thường. Chính vì thế, việc thực hiện khám bàn chân tiểu đường định kỳ mang lại nhiều lợi ích. Vậy khi nào cần thăm khám, điều trị và phòng tránh ra sao? Tất cả đều sẽ được giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây, mời bạn cùng đón đọc với những chia sử từ Nutricare Pharma.
=> Xem thêm: Dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường
Khi nào cần khám bàn chân tiểu đường?
Những người mắc bệnh đái tháo đường cần thực hiện kiểm tra chân do tiểu đường ít nhất một lần mỗi năm. Việc kiểm tra có thể cần thường xuyên hơn nếu bạn gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây: Tê, ngứa ran, đau đớn, sưng tấy, bỏng rát, đau và khi đi lại khó khăn.
Ngoài ra, nếu bạn phát hiện bất kỳ dấu hiệu nghiêm trọng nào về biến chứng chân tiểu đường dưới đây, hãy liên hệ ngay lập tức với bác sĩ:
Vết cắt, phồng rộp hoặc vết thương không lành sau vài ngày.
Vết thương ấm nóng khi chạm vào.
Đỏ xung quanh vết thương.
Vết chai ở chân có máu khô bên trong.
Vết thương có màu đen và có mùi nặng, có thể là dấu hiệu của chứng hoại thư, gây chết mô. Nếu không được điều trị kịp thời, chứng hoại thư có thể dẫn đến nguy cơ mất bàn chân và thậm chí là tử vong.
Người bị tiểu đường có kỳ dấu hiệu bất thường nào ở chân hãy đi khám ngay
>> Sử dụng quả dứa dại chữa bệnh tiểu đường có thực sự hiệu quả?
Quy trình thực hiện khám bàn chân tiểu đường
Việc thăm khám bàn chân của người bị tiểu đường đòi hỏi sự chú ý đặc biệt đến nhiều khía cạnh khác nhau. Dưới đây là chi tiết quy trình kiểm tra bàn chân đái tháo đường:
Đánh giá chung
Kiểm tra tình trạng sức khỏe tổng thể, bao gồm mức độ kiểm soát đường huyết và các điều trị khác đang được áp dụng (như điều trị thận mạn, xơ vữa động mạch). Xem xét loại thuốc đang sử dụng, đồng thời kiểm tra giày, dép để đảm bảo vừa vặn, tránh giày chật có thể gây phồng rộp, chai và loét.
Đánh giá da bàn chân
Việc khám bàn chân tiểu đường chắc chắn bác sĩ sẽ cần đánh toán tình trạng toàn bộ bàn chân. Kiểm tra tình trạng da bàn chân, tập trung vào việc phát hiện các vấn đề như khô, nứt, chai, phồng rộp, loét hoặc tổn thương khác. Kiểm tra móng chân có dấu hiệu nứt hoặc nhiễm nấm không và đánh giá kẽ ở ngón chân để xác định có nhiễm nấm hay không.
Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám toàn bộ tình trạng bàn chân của người tiểu đường
Đánh giá thần kinh
Thực hiện các bài kiểm tra thần kinh và cảm giác trên bàn chân:
Sử dụng monofilament để kiểm tra độ nhạy của bàn chân.
Áp dụng âm thanh hoặc kiểm tra ngưỡng cảm nhận rung động.
Kiểm tra phản xạ gân gót chân để đánh giá hoạt động của dây thần kinh.
Đánh giá cơ xương khớp
Tìm kiếm bất thường về hình dạng và cấu trúc của bàn chân:
Kiểm tra ngón chân có cong hoặc chồng lên nhau.
Đánh giá sự xuất hiện của bunions (biến dạng ngón chân cái).
Xác định các dạng bàn chân không bình thường (Charcot Foot).
Đánh giá mạch máu
Sử dụng siêu âm Doppler để đánh giá lưu lượng máu đến chân. Nếu có dấu hiệu tắc nghẽn mạch máu, bác sĩ có thể chỉ định chụp cắt lớp vi tính (CT) mạch máu để xác định chi tiết hơn.
Đối với những người mắc đái tháo đường, quy trình này đóng vai trò quan trọng trong việc phòng tránh và kiểm soát biến chứng bàn chân đái tháo đường.
Hướng dẫn cách điều trị các vấn đề ở bàn chân tiểu đường
Sau khi thăm khám bàn chân tiểu đường, khi phát hiện ra các vấn đề bất thường, việc điều trị là cần thiết. Trong trường hợp xuất hiện tổn thương với vết loét, việc chăm sóc và điều trị kịp thời là hết sức quan trọng để hỗ trợ quá trình lành thương. Quy trình điều trị các vấn đề chân cho bệnh nhân đái tháo đường bao gồm:
Chăm sóc tại chỗ vết thương
Kiểm soát nhiễm trùng và dịch tiết từ vết thương.
Loại bỏ mô hoại tử chân ở người đái tháo đường.
Cung cấp oxy mô tại chỗ để kích thích quá trình lành thương.
Sử dụng các dung dịch rửa vết thương như hypochlorite (HOCL), Prontosan, Betadine.
Sử dụng các loại băng gạc mới như Foam, Alginate, gạc tẩm bạc hoặc mật ong để kiểm soát dịch tiết và nhiễm trùng.
Sử dụng dụng cụ hút áp lực âm (Vacuum assisted closure - VAC) để kiểm soát dịch tiết và kích thích quá trình lành thương.
Sử dụng thuốc kích thích lên mô hạt và biểu bì như yếu tố tăng trưởng để hỗ trợ quá trình lành thương.
Chăm sóc đúng cách các khu vực ở bàn chân khi có dấu hiệu bất thường
Chăm sóc toàn thân
Kiểm soát nhiễm trùng toàn bộ cơ thể bằng cách sử dụng kháng sinh qua đường uống hoặc đường tiêm mạch nhằm kiểm soát nhiễm trùng tại chỗ và hạn chế sự lan rộng của nó.
Lựa chọn kháng sinh phù hợp dựa trên yếu tố dịch tễ tại địa phương và đơn vị điều trị.
Tuân thủ khuyến cáo sử dụng kháng sinh theo liều lượng và đường dùng đề xuất tại địa phương.
>> Đường thốt nốt cho người tiểu đường: Ưu điểm và cách sử dụng
Cách phòng tránh các biến chứng ở chân của bệnh tiểu đường
Việc quản lý và ngăn ngừa các vấn đề chân xuất phát từ tiểu đường đòi hỏi sự chủ động và liên tục trong quá trình chăm sóc sức khỏe. Để giảm nguy cơ phát triển các vấn đề nghiêm trọng ở chân, bạn có thể thực hiện những bước sau:
Tự thực hiện kiểm tra bàn chân hàng ngày để nhận biết sớm bất kỳ thay đổi nào. Đồng thời thăm khám bàn chân tiểu đường định kỳ để đánh giá chân và nhận định nguy cơ.
Đảm bảo kiểm soát hiệu quả tiểu đường thông qua các biện pháp như kiểm tra đường huyết, chế độ ăn uống, thuốc men và tập thể dục.
Lựa chọn giày với kích thước phù hợp hoặc sử dụng nẹp chỉnh hình đặc biệt cho bàn chân.
Duy trì sự sạch sẽ cho bàn chân, sử dụng kem dưỡng ẩm nhẹ và không mùi.
Tránh đi chân trần, cắt móng chân đúng cách, không sử dụng sản phẩm có thể gây mài mòn da
Thực hiện các bài tập hàng ngày để cải thiện sự lưu thông máu đến bàn chân và giảm nguy cơ biến chứng mạch máu.
Tránh hút thuốc lá, vì nó có thể ảnh hưởng đến tuần hoàn máu và tăng nguy cơ các vấn đề chân.
Luôn cần duy trì bàn chân người bị tiểu đường sạch sẽ
Nutricare Cerna – giải pháp dinh dưỡng thiết yếu cho người tiểu đường
Nutricare Cerna là giải pháp dinh dưỡng chuyên biệt dành cho bệnh nhân tiểu đường, nhằm hỗ trợ kiểm soát đường huyết, giảm mệt mỏi và tăng cường sức khỏe tim mạch. Sản phẩm được nghiên cứu và sản xuất cho những người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường và những người gặp vấn đề về rối loạn dung nạp glucose.
Các thành phần chủ yếu của sản phẩm Nutricare Cerna bao gồm:
Hệ bột đường tiên tiến như Isomalt, Palatinose và Maltitol, có chỉ số đường huyết thấp (GI chỉ 32,5). Điều này giúp kiểm soát đường huyết hiệu quả, tránh tình trạng tăng đường huyết quá mức sau khi ăn.
Chất béo không no MUFA và PUFA, giúp ngăn chặn xơ vữa động mạnh, đồng thời hỗ trợ sức khỏe tim mạch.
Việc bổ sung FOS trong Nutricare Cerna không chỉ tái tạo hệ vi khuẩn có lợi mà còn giúp tiêu hóa hiệu quả và ngăn chặn tình trạng táo bón.
Hệ antioxidant bao gồm Vitamin A, C, E và Selen giúp giảm căng thẳng và mệt mỏi.
27 vi khoáng chất thiết yếu, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày trong chế độ ăn kiêng khem.
Nutricare Cerna – sản phẩm dinh dưỡng kiểm soát đường huyết người tiểu đường. XEM THÊM
Có thể thấy việc thăm khám bàn chân tiểu đường là điều hết sức cần thiết giúp phát hiện các dấu hiệu cũng như có phương pháp điều trị kịp thời. Ngoài việc thực hiện theo phác đồ điều trị từ bác sĩ bạn có thể bổ sung thêm sản phẩm dinh dưỡng Nutricare Cerna của Nutricare Pharma. Đây là sản phẩm hỗ trợ kiểm soát đường huyết sẽ giúp ích rất lớn trong việc điều trị các biến chứng tiểu đường.
Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh tiểu đường vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki, TikTok Shop.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.