Nguyên nhân của bệnh tiểu đường là gì? Điều trị ra sao?

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường là gì? Biến chứng của bệnh tiểu đường ra sao? Hiểu rõ nguyên nhân gây bệnh bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị hợp lý với tình trạng mỗi người. Hãy cùng Nutricare tìm hiểu về nguyên nhân gây ra bệnh đái tháo đường các loại là gì nhé.

>> Xem thêm: Sữa dành cho bệnh tiểu đường

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường là gì?

Bệnh tiểu đường được phân ra các loại khác nhau như Tiểu đường type 1, Tiểu đường type 2, Tiểu đường thai kỳ. Tùy vào từng loại bệnh sẽ có nguyên nhân ban đầu gây bệnh không giống nhau.

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường là gì? Điều trị ra sao?

Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra bệnh tiểu đường

Nguyên nhân chính gây ra bệnh tiểu đường

Quá trình chuyển hóa glucose trong cơ thể đóng vai trò quan trọng vì góp phần tạo nên năng lượng từ thức ăn nạp vào. Nhờ đó chúng ta mới có thể hoạt động như bình thường được. Một khi quá trình này bị gián đoạn hay không diễn ra như thường sẽ dẫn đến bệnh tiểu đường.

Cụ thể thì tế bào cần sử dụng glucose từ thức ăn chúng ta nạp vào hằng ngày để chuyển hóa thành năng lượng. Tuy nhiên quá trình này cần sự hỗ trợ của insulin được sản xuất tại tuyến tụy. Khi glucose được tế bào hấp thụ thì lượng đường trong máu sẽ ở mức bình thường. Chỉ cần cơ thể không thể sản sinh ra insulin, xuất hiên tình trạng kháng insulin đều có thể dẫn đến bệnh tiểu đường.

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường type 1

Cho đến hiện tại vẫn chưa xác định rõ nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh tiểu đường type 1 là gì. Theo ý kiến từ các chuyên gia thì lý do có thể vì hệ thống miễn dịch của cơ thể đã bị tấn công. Điều này dẫn đến các tế bào sản xuất insulin ở tuyến tụy bị phá vỡ. Do đó là cơ thể không đáp ứng đủ lượng insulin cần thiết để chuyển hóa glucose. Một khi máu tích tụ nhiều glucose đều sẽ dẫn đến bệnh đái tháo đường và các hệ lụy.

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường là gì? Điều trị ra sao?

Chưa xác định rõ được nguyên nhân của bệnh tiểu đường type 1

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường type 2

Nguyên nhân gây ra tiểu đường type 2 ở một số người là vì các tế bào kháng lại sự hoạt động của insulin. Bên cạnh đó thì tuyến tụy cũng không đủ mạnh để tạo ra đủ lượng insulin cần thiết giúp vượt qua đề kháng này. Cũng vì vậy là glucose trong máu không được chuyển hóa thành năng lượng như bình thường được.

Một vài ý kiến cho rằng nguyên nhân gây ra tình trạng trên là do di truyền hay tác động từ môi trường bên ngoài như chế độ ăn uống, sinh hoạt. tình trạng thừa cân béo phì, ảnh hưởng từ các bệnh về tim mạch khác...

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường thai kỳ

Phụ nữ trong thời gian mang thai thì nhau thai thường sản sinh ra kích thích tố nhằm duy trì thai kỳ. Các kích thích tố này khiến tế bào trở nên kháng insulin mạnh mẽ hơn. Bình thường tuyến tụy có thể sản xuất ra nhiều insulin để giải quyết được vấn đề trên. Tuy vậy, đôi lúc tuyến tụy hoạt động không tốt, không sản sinh ra đủ insulin giúp tế bào chuyển hóa glucose. Hậu quả là đường bị tích tụ ngày càng nhiều trong máu dẫn đến bệnh tiểu đường.

Biến chứng của bệnh tiểu đường đối với sức khỏe?

Bệnh tiểu đường ảnh hưởng đến sức khỏe, cụ thể là những biến chứng đến các bộ phận như.

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường là gì? Điều trị ra sao?

Bệnh tiểu đường gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng với sức khỏe

Ảnh hưởng đến tim mạch

Bệnh nhân mắc bệnh đái tháo đường có nguy cơ mắc các bệnh tim mạch cao hơn người bình thường. Điển hình như các bệnh về mạch vành và đau thắt ngực, đau tim, hẹp động mạch, xơ vữa động mạch, thậm chí là đột quỵ nếu tình trạng nguy hiểm.

Tổn thương thần kinh

Lượng đường huyết tăng cao có thể gây ảnh hưởng đến những mao mạch nuôi dưỡng dây thần kinh trong cơ thể. Đó là lý do tại sao bệnh nhân tiểu đường thường có triệu chứng tê bì chân tay, đôi khi là mất cảm giác. Ngoài ra, bệnh tiểu đường gây ảnh hưởng đến hệ thần kinh còn gây ra các dấu hiệu buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón, rối loạn cương dương…

Ảnh hưởng đến thận

Tác hại khác của bệnh tiểu đường đối với cơ thể là làm tổn thương hệ thống lọc thận. Nếu tình trạng nghiêm trọng có thể dẫn đến suy thận, các căn bệnh liên quan đến thận khác. Người mắc phải bệnh nặng sẽ đối mặt với việc chạy thận hay ghép thận.

Sức khỏe mắt giảm sút

Bệnh tiểu đường cũng có thể gây ảnh hưởng đến các mạch máu ở võng mạc khiến mắt bị tổn thương, thị lực giảm sút. Bệnh nhân tiểu đường có thể cảm nhận rõ sức khỏe đôi mắt của mình giảm đi nhiều qua thời gian.

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường là gì? Điều trị ra sao?

Bệnh tiểu đường khiến thị lực người bệnh giảm sút rõ rệt

Tay và chân bị ảnh hưởng

Khi các mạch máu ở tay và chân bị ảnh hưởng khiến quá trình lưu thông mạch máu cũng bị ảnh hưởng theo. Nếu để bệnh ngày càng trở nặng mà không điều trị đúng cách có thể gây ra tình trạng mất cảm giác ở tay chân, đoạn chi.

Các biến chứng khác

Một số biến chứng khác của bệnh tiểu đường đối với cơ thể là da dễ bị nhiễm trùng, vết thương hở trên da lâu lành, thính giác giảm, hình thành bệnh Alzheimer…

>> Xem thêm: Triệu chứng bệnh tiểu đường

Điều trị bệnh tiểu đường như thế nào?

Tùy vào tình trạng sức khỏe cụ thể mỗi người, bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị sao cho phù hợp. 

Điều trị bằng thuốc

Một vài trường hợp bệnh nhân sẽ cần dùng thuốc để hỗ trợ điều trị. Các nhóm thuốc được dùng nhiều cho bệnh nhân đái tháo đường gồm có:

Nguyên nhân của bệnh tiểu đường là gì? Điều trị ra sao?

Bệnh tiểu đường được điều trị bằng các nhóm thuốc nhất định

  • Nhóm Metformin: giúp làm giảm thiểu lượng glucose gan sản xuất ra cùng với cải thiện khả năng hoạt động của insulin. Nhóm thuốc này không phù hợp với những bệnh nhân gặp phải vấn đề về thận.

  • Nhóm Thiazolidinedione: hỗ trợ làm giảm lượng glucose do gan tạo ra, bên cạnh đó giúp tế bào sử dụng insulin tốt hơn. Nhóm thuốc này được dùng kết hợp với các loại thuốc khác nhằm tăng hiệu quả. Tác dụng phụ của nhóm thuốc này là gây phù nề, suy bàng quang, tăng cân…

  • Nhóm Sulfonylureas: kích thích tuyến tụy bài tiết ra nhiều insulin hơn, ngăn ngừa giải phóng glucose, hỗ trợ hạ đường huyết nhanh. Lưu ý không bỏ bữa khi dùng thuốc này nếu không gây hạ đường huyết đột ngột.

  • Nhóm Meglitinides: tạo hiệu quả nhanh hơn nhóm Sulfonylureas, kích thích tuyến tụy bài tiết ra nhiều insulin hơn. Nhóm thuốc phù hợp với cả bệnh nhân suy thận, nên dùng trước bữa ăn.

  • Nhóm thuốc chủ vận thụ thể GLP-1: làm việc như hormone tự nhiên góp phần làm tăng tế bào B cùng sản xuất ra insulin. Công dụng của thuốc là giảm cảm giác thèm ăn, giảm lượng đường nạp vào cơ thể.

Điều trị bằng các phương pháp Tây y

Với một số tình trạng đặc biệt như bệnh chuyển biến nặng, bác sĩ có thể xem xét và áp dụng các biện pháp khác như cấy ghép tế bào gốc. Đây là phương pháp điều trị bệnh đái tháo đường type 1 được áp dụng khá nhiều.

Điều chỉnh chế độ ăn uống và sinh hoạt

Điều chỉnh chế độ ăn uống cũng là giải pháp được áp dụng nhiều nhằm cải thiện tình trạng bệnh tiểu đường. Những lưu ý người bệnh cần chú ý chính là:

  • Giảm thiểu tối đa việc nạp vào các thực phẩm có nhiều đường, đồ ngọt, đồ nhiều dầu mỡ, thức ăn chế biến sẵn, thức ăn đóng hộp, nước ngọt đóng chai, nước uống có ga, các loại chất kích thích…

  • Hạn chế ăn thực phẩm chứa nhiều chất kéo, cholesterol, sữa có chứa lactose, bia rượu…

  • Bổ sung đủ chất dinh dưỡng cần thiết, cụ thể là chất xơ từ rau củ quả và các loại vitamin, khoáng chất có lợi.

  • Tham khảo về các loại sữa dinh dưỡng không chứa lactose như Nutricare Cerna để bổ sung đủ chất.

  • Rèn luyện lường xuyên giúp cơ thể khỏe mạnh và hạn chế tối đa nguy cơ mắc bệnh tim mạch.

  • Ăn uống đúng giờ, nghỉ ngơi theo dõi chỉ số đường huyết thường xuyên, tái khám định kỳ theo hướng dẫn của bác sĩ.

Bên cạnh những thông tin giúp điều trị hiệu quả bệnh tiểu đường đã được nêu ở trên, thì người bệnh cũng có thể dùng sữa dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh tiểu đường vào bữa phụ trong ngày. 

Việc bổ sung 2 - 3 ly Nutricare Cerna mỗi ngày giúp người tiểu đường ổn định đường huyết, ngăn ngừa xơ vữa mạch, tăng cường sức khỏe tổng thể và phòng chống biến chứng. Sản phẩm Nutricare Cerna là sự lựa chọn phù hợp cho người bệnh tiểu đường, người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, rối loạn dung nạp Glucose.

Chỉ số GI của thực phẩm và ý nghĩa trong chế độ dinh dưỡng

Sữa Nutricare Cerna đã được chứng minh lâm sàng có Chỉ số đường huyết thấp, GI=32.5. XEM THÊM

Lời kết

Qua bài viết mọi người đã biết rõ nguyên nhân của bệnh tiểu đường là gì rồi. Vậy mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.