Nhận biết dấu hiệu, triệu chứng bệnh tiểu đường để tránh

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn đến bệnh tiểu đường ở một số người. Bên cạnh lý do di truyền thì thói quen ăn uống, sinh hoạt kém khoa học cũng có thể gây bệnh. Có những dấu hiệu bệnh tiểu đường hay triệu chứng bệnh đái tháo đường nào dễ nhận dạng? Mọi người tham khảo thêm thông tin từ bài viết nhé.

>> Xem thêm: Sữa dành cho bệnh tiểu đường

Những dấu hiệu bệnh tiểu đường không nên bỏ qua

Hầu hết khi cơ thể chúng ta xuất hiện các dấu hiệu khác lạ so với bình thường, điều đó cho thấy sức khỏe đang có vấn đề. Đối với người mắc bệnh tiểu đường thường gặp phải những dấu hiệu sớm như sau.

Dấu hiệu nhận biết bệnh tiểu đường sớm

Bệnh tiểu đường chia làm các loại khác nhau nhưng nhìn chung có các dấu hiệu dễ nhận thấy. Mọi người nên lưu ý nếu cơ thể khác lạ nhé.

Nhận biết dấu hiệu, triệu chứng bệnh tiểu đường để tránh

Đừng bỏ qua những dấu hiệu bệnh tiểu đường từ sớm

  • Nhanh đói và hay mệt mỏi: Mỗi khi cơ thể thu nạp thức ăn vào sẽ chuyển đổi nó thành glucose nhằm cung cấp cho tế bào tạo năng lượng. Tuy nhiên để hoàn thành quá trình này thì cần đến cầu nối insulin. Nếu như cơ thể không thể tự sản xuất ra insulin hay kháng chất này các tế bào không thể tạo năng lượng. Đó là lý do chúng ta thường xuyên cảm thấy đói bụng và mệt mỏi khi mắc bệnh tiểu đường.
  • Mới đầu bị bệnh các dấu hiệu có thể không biểu hiện quá rõ rệt, tình trạng bệnh càng trở nặng thì những triệu chứng trên sẽ càng nhiều. Mọi người hãy chú ý nhận biết sớm để điều trị dễ dàng hơn.
  • Đi tiểu nhiều hơn: Bình thường cơ thể sẽ hấp thu lại glucose đi qua thận. Khi mắc bệnh đái tháo đường, chức năng của thận bị giảm sút nên càng tạo ra nhiều nước tiểu. Đó là nguyên nhân tại sao người bị tiểu đường có tần suất đi tiểu nhiều hơn.
  • Liên tục khát nước: Đi kèm với triệu chứng bệnh tiểu đường đi tiểu nhiều chính là cơ thể tạo tín hiệu cấp nước. Vậy nên người bệnh cũng dễ bị khát nước hơn so với bình thường.
  • Miệng bị khô và ngứa da: Dấu hiệu bệnh khác chính là cơ thể bị khô và thiếu độ ẩm. Bộ phận chịu ảnh hưởng trực tiếp chính là da và miệng dễ bị khô, ngứa.
  • Thị lực giảm sút: Bên cạnh đó thì thủy tinh thể của đôi mắt cũng bị ảnh hưởng khi lượng đường huyết tăng cao. Thủy tinh thể bị sưng dẫn đến thị lực giảm sút, khả năng quan sát giảm theo.

Triệu chứng bệnh tiểu đường type 1

Nguyên nhân chính dẫn đến bệnh tiểu đường type 1 chính là tế bào beta của tuyến bị bị phá hủy. Hậu quả khiến cho cơ thể không thể sản sinh ra insulin nhằm điều chỉnh lượng đường huyết ở mức ổn định. Một vài dấu hiệu cơ bản của bệnh tiểu đường type 1 chính là:

Nhận biết dấu hiệu, triệu chứng bệnh tiểu đường để tránh

Bệnh tiểu đường type 1 có những triệu chứng nhất định không nên xem nhẹ

  • Giảm cân một cách bất thường: tế bào không tạo ra được năng lượng để nuôi cơ thể nên cơ và chất béo sẽ bị đốt cháy để lấy năng lượng. Nếu vẫn không đổi thực đơn và thói quen sinh hoạt mà cơ thể bạn bị giảm cân trầm trọng thì hãy chú ý nhé.

  • Buồn nôn: điều này là dễ hiểu khi cơ thể thực hiện chuyển hóa chất kéo nhằm lấy năng lượng, quá trình sẽ tạo ra ketone tích tụ lại trong máu, tạo nên tính axit cho máu. Nhiễm toan ceton ở mức độ cao gây ra hiện tượng buồn nôn, nôn, nguy hiểm đến tính mạng. 

  • Khó ngủ: một trong những triệu chứng bệnh tiểu đường type 1 chính là chất lượng giấc ngủ bị giảm sút rõ ràng. Người bệnh sẽ khó đi vào giấc ngủ, ngủ không sâu, xuất hiện tình trạng ngưng thở khi ngủ…

Ngoài ra là những dấu hiệu khác mà mọi người không nên xem nhẹ, nên chú ý phát hiện bệnh sớm để điều trị hiệu quả hơn.

Triệu chứng bệnh tiểu đường type 2

Tương tự thì bệnh tiểu đường type 2 hình thành cho cơ thể xuất hiện tình trạng khác insulin hoặc không đáp ứng đủ lượng insulin để tế bào nạp đủ glucose. Tham khảo qua các dấu hiệu/triệu chứng bệnh tiểu đường type 2 như sau.

Nhận biết dấu hiệu, triệu chứng bệnh tiểu đường để tránh

Đái tháo đường type 2 cũng gây ra những triệu chứng nhất định

  • Dễ bị nhiễm trùng: người bệnh tiểu đường thường dễ bị nhiễm trùng hay bị nấm men ở da. Nấm men thường ăn glucose khi lượng đường huyết cao và hay xuất hiện ở các vị trí như giữa ngón tay, giữa ngón chân, dưới bụng, xung quanh bộ phận sinh dục.

  • Vết thương lâu lành hơn bình thường: dấu hiệu khác của những người mắc bệnh tiểu đường chính là khi bị thương hở da như đứt tay, có vết cắt thì vết thương lâu lành hơn so với bình thường.

  • Tay chân bị tê và mất cảm giác: bệnh tiểu đường gây ảnh hưởng đến dây thần kinh. Người mắc phải bệnh này thường bị tê bì chân tay, mất cảm giác.

Cho đến hiện tại vẫn chưa có phương pháp điều trị dứt điểm bệnh tiểu đường nhưng nếu phát hiện sớm thì quá trình điều trị sẽ diễn ra dễ dàng hơn. Đó là lý do tại sao mọi người nên nhận biết bệnh càng sớm càng tốt khi có dấu hiệu của bệnh tiểu đường.

Dấu hiệu bệnh tiểu đường thai kỳ

Phụ nữ mang thai cũng có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường mặc dù chưa từng bị trước đó. Điểm mặt các triệu chứng của tiểu đường thai kỳ gồm có:

  • Tần suất đi tiểu nhiều hơn bình thường.

  • Nhanh đói bụng. 

  • Mắt bị mờ, thị lực giảm sút.

  • Khát nước nhiều.

Những dấu hiệu này cũng thường thấy ở các mẹ bầu nên nhiều người xem nhẹ. Nếu cảm thấy cơ thể có gì bất thường thì mọi người nên thăm khám càng sớm càng tốt.

>> Xem thêm: Bệnh tiểu đường có chữa được không?

Nên làm gì khi mắc bệnh tiểu đường?

Theo thời gian cơ thể sẽ dần bị lão hóa và phát sinh ra nhiều bệnh tật. Khi nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu lạ thì mọi người nên cẩn thận.

Nhận biết dấu hiệu, triệu chứng bệnh tiểu đường để tránh

Thăm khám sớm khi nhận thấy cơ thể có dấu hiệu lạ

Thăm khám để nắm rõ tình trạng sức khỏe

Trước hết là đến ngay cơ sở y tế uy tín để thăm khám và nắm rõ tình trạng sức khỏe của mình. Bên cạnh đó mọi người cũng nên thực hiện khám sức khỏe tổng quát định kỳ. Đây là cách hiệu quả giúp các bạn nhận biết bệnh sớm, cũng giúp ích cho việc chăm sóc sức khỏe và điều trị bệnh tốt hơn.

Điều trị theo hướng dẫn của bác sĩ

Tùy vào dấu hiệu/triệu chứng bệnh tiểu đường và kết quả chẩn đoán cụ thể bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp. Nhiệm vụ của mọi người là thực hiện điều trị theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Đối với bệnh nhân tiểu đường có thể dùng thuốc hoặc áp dụng phương pháp điều trị tây y.

Điều chỉnh chế độ ăn uống

Một điều quan trọng đối với bệnh nhân đái tháo đường không thể xem nhẹ chính là điều chỉnh chế độ ăn uống hợp lý. Chế độ ăn uống thiếu khoa học là căn nguyên của nhiều loại bệnh, trong đó có cả tiểu đường. Những điều các bạn cần chú ý để phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường với chế độ ăn chính là:

Nhận biết dấu hiệu, triệu chứng bệnh tiểu đường để tránh

Ăn uống sinh hoạt điều độ để giảm triệu chứng bệnh tiểu đường

  • Bổ sung thêm nhiều chất xơ từ rau củ quả tươi.

  • Hạn chế lượng chất béo bão hòa nạp vào cơ thể.

  • Hạn chế lượng tinh bột và đường từ các loại thực phẩm.

  • Không ăn đồ chiên rán nhiều dầu, thực phẩm chế biến sẵn, thực phẩm đóng hộp.

  • Không ăn bánh kẹo ngọt, thực phẩm có lượng đường cao kể cả các loại hoa quả chín như xoài chín, dưa hấu…

  • Không uống các loại nước ngọt đóng chai, thức uống có gas, chất kích thích…

  • Tham khảo về tháp dinh dưỡng dành cho người bệnh tiểu đường từ bác sĩ, chuyên gia dinh dưỡng để áp dụng.

Đối với người bệnh tiểu đường, cùng với phác đồ điều trị của bác sĩ, tập luyện thể dục và áp dụng chế độ dinh dưỡng với những nhóm sản phẩm có chỉ số đường huyết thấp sẽ giúp tình trạng bệnh được cải thiện hơn. Bên cạnh đó, việc bổ sung 2 - 3 ly Nutricare Cerna mỗi ngày là phương pháp hiệu quả giúp người tiểu đường ổn định đường huyết, ngăn ngừa xơ vữa mạch, tăng cường sức khỏe tổng thể và phòng chống biến chứng. Sản phẩm Nutricare Cerna là sự lựa chọn phù hợp cho người bệnh tiểu đường, người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, rối loạn dung nạp Glucose.

Chỉ số GI của thực phẩm và ý nghĩa trong chế độ dinh dưỡng

Nutricare Cerna: Giải pháp dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường. MUA NGAY

Sinh hoạt khoa học

Chế độ sinh hoạt khoa học cũng rất quan trọng đối với bệnh nhân tiểu đường. Để hạn chế các bệnh về tim mạch và đái tháo đường, mọi người nên luyện tập thể thao thường xuyên. Ngoài ra cần phải nghỉ ngơi đầy đủ, giữ tinh thần thoải mái để sức khỏe ổn định.

3. Lời kết

Trên đây bài viết đã giới thiệu qua các dấu hiệu/triệu chứng của bệnh tiểu đường chi tiết rồi. Tham khảo qua các sản phẩm dành cho người bệnh đái tháo đường như Nutricare Cerna - Đã được chứng minh lâm sàng có chỉ số đường huyết thấp, GI=32.5. 

Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.