Cây Thù Lù trị bệnh tiểu đường: Những phương pháp áp dụng hiệu quả
Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh.
Tiểu đường là bệnh lý hết sức nguy hiểm và ai bị bệnh này gần như phải sống chung với nó cả đời. Tuy nhiên, việc tìm kiếm giải pháp hỗ trợ là điều không ai muốn bỏ qua, một số thảo dược được lựa chọn rất nhiều phải kể đến cây thù lù. Vậy thực hư việc cây thù lù trị bệnh tiểu đường như thế nào mời bạn cùng Nutricare Pharma tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau.
=> Xem thêm: Dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường
Tìm hiểu về cây thù lù
Thù lù cái
Thù lù cái là cây thảo, mọc hàng năm, cao gần 1m. Thân nhẵn, có góc cạnh, phân cành nhiều. Lá mọc so le, hình trái xoan, dài 3-5,5cm, gốc hình nêm, đầu thuôn nhọn, mép lá nguyên hoặc đôi khi xẻ thùy nhỏ và lượn sóng, cuống dài 1-3cm.
Hoa mọc đơn ở kẽ lá, rủ xuống, màu vàng tươi hoặc trắng nhạt, có khi điểm chấm tím ở giữa, đài hình chuông. Quả mọng, hình cầu, nhẵn, màu đỏ, bao bọc bởi đài to đồng trường có phiến mỏng, hạt nhiều, dẹt.
Thù lù đực
Thù lù đực là cây cỏ mọc hằng năm, nhẵn hoặc hơi có lông, cao khoảng 50 – 80 cm. Lá cây hình bầu dục, dài khoảng 5 -15 cm, gốc thuôn hoặc tròn, đầu nhọn, mép lượn sóng và có răng to nông, màu lục sẫm, gân lá hình mạng rõ ở mặt dưới. Lá và toàn cây vò ra có mùi hăng hắc. Toàn cây thù lù đực đều có độc tính.
Do vậy, cần phải phân biệt rõ hai loài cây này vì quả thù lù đực có độc tính, không giống như thù lù cái là loại cây không có độc.
Những thành phần có trong cây thù lù
Quả thù lù là nguồn dồi dào các thành phần hóa học giúp nâng cao sức khỏe. Nghiên cứu của các nhà khoa học đã chỉ ra rằng quả thù lù chứa đựng một loạt các dạng chất dinh dưỡng, bao gồm:
Đường.
Protein.
Chất béo.
Vitamin C.
Kẽm.
Magie.
Natri.
Chất xơ.
Lưu huỳnh.
Canxi.
Clo.
Sắt.
Photpho.
Cây thù lù có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe
Những chất này không chỉ cung cấp năng lượng mà còn hỗ trợ sự phát triển và duy trì chức năng của cơ thể, đồng thời giúp cải thiện sức khỏe nói chung. Đặc biệt, cây thù lù chứa nhiều hợp chất có lợi như steroid, flavonoid, alcaloid, cholin và phygrin. Những chất này không chỉ có tác dụng tăng cường sức khỏe mà còn giúp phòng ngừa nhiều loại bệnh.
Sự kết hợp của các thành phần này khiến quả thù lù trở thành một phương tiện tự nhiên hiệu quả trong việc chăm sóc sức khỏe và điều trị một số bệnh lý. Việc tiêu thụ quả thù lù không chỉ là một hình thức ăn uống ngon miệng mà còn là cách hiệu quả để cải thiện chất lượng cuộc sống và duy trì sức khỏe tốt. Chính vì thế, việc chọn cây thù lù trị bệnh tiểu đường là điều dễ hiểu.
>> Chăm sóc vết loét bệnh nhân tiểu đường đúng cách, an toàn, hiệu quả
Có nên trị tiểu đường bằng cây thù lù?
Cây thù lù, còn gọi là tầm bóp, là loại cây thảo dược quen thuộc trong y học dân gian. Với những tác dụng hỗ trợ sức khỏe như giảm viêm, làm lành vết thương và có tiềm năng trong việc điều hòa đường huyết, cây thù lù đã thu hút sự quan tâm của nhiều người bệnh tiểu đường. Một số nghiên cứu sơ bộ cho thấy, thù lù có thể giúp hạ đường huyết nhờ vào các hợp chất như flavonoid và polyphenol. Tuy nhiên, các kết quả này mới chỉ dừng lại ở mức độ thử nghiệm và cần thêm nhiều nghiên cứu để khẳng định hiệu quả thực sự của loại cây này.
Sử dụng cây thù lù trị tiểu đường cần cẩn thận
Việc sử dụng cây thù lù để trị tiểu đường cần phải thận trọng, đặc biệt là khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Điều này là do các biến chứng của tiểu đường rất phức tạp và cần được kiểm soát bằng phương pháp khoa học để đảm bảo an toàn. Tóm lại, mặc dù cây thù lù có tiềm năng hỗ trợ, nhưng không nên xem đây là phương pháp thay thế thuốc điều trị tiểu đường chính thống.
>> Xem thêm:
- Cơm rượu nếp với bệnh tiểu đường lợi hay hại?
- Bị tiểu đường có ăn được măng không và tác dụng như thế nào?
Cây thù lù sử dụng trị tiểu đường như thế nào?
Để sử dụng cây thù lù trị bệnh tiểu đường, trước hết bạn cần quan tâm đến một số điểm quan trọng về cách sử dụng loài cây này:
Bộ phận sử dụng: Lá, thân và rễ của cây tầm bóp đều có thể được tận dụng.
Cách thu hái: Đối với cây tầm bóp, quá trình thu hái đòi hỏi việc cắt toàn bộ thân cây.
Cách chế biến: Sau khi thu hái cây tầm bóp, quá trình chế biến bao gồm việc rửa sạch lá và thân, sau đó sấy hoặc phơi khô. Cây cũng có thể được sử dụng tươi trực tiếp, tùy thuộc vào mục đích sử dụng, có thể làm thành món ăn hoặc bài thuốc chữa tiểu đường.
Cách bảo quản: Sau khi sấy hoặc phơi khô, nên bảo quản cây tầm bóp ở nơi thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp và ẩm ướt để đảm bảo tính lâu dài của nó.
Có thể sử dụng mọi bộ phận của cây thù lù trong điều trị bệnh tiểu đường
Một vài cách sử dụng cây thù lù trị bệnh tiểu đường
Việc sử dụng cây thù lù điều trị bệnh tiểu đường được nhiều người áp dụng với một số cách. Điển hình có thể kể đến như:
Món ăn từ tầm bóp, tim heo và chu sa
Đầu tiên bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu gồm: Lá và ngọn tầm bóp (50g), tim heo (1 quả), chu sa (1g).
Cách chế biến rất đơn giản:
Rửa sạch lá và ngọn tầm bóp với nước muối, để ráo.
Làm sạch tim heo và thái nhỏ thành miếng vừa ăn.
Đặt tất cả nguyên liệu vào nồi, thêm nước và nấu cho đến khi nhừ.
Tắt bếp, nêm nếm gia vị theo khẩu vị, sau đó múc ra tô để thưởng thức.
Sau khi nấu xong, bạn có thể ăn cả phần nước lẫn thịt hoặc chắt nước riêng để uống. Đây là một bài thuốc từ cây tầm bóp, được nhiều người áp dụng để giảm đường huyết trong máu rất phù hợp với người bị tiểu đường. Thông thường, sau 5-7 lần ăn bạn sẽ cảm nhận được hiệu quả rõ rệt.
Sử dụng thù lù thường xuyên giúp hỗ trợ trị bệnh tiểu đường hiệu quả
Pha trà từ cây thù lù khô
Với cách lấy cây thù lù trị bệnh tiểu đường bạn có thể thực hiện bằng cách làm trà. Cách này bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu gồm: Cây tầm bóp khô (10g), nước sôi (150ml), ấm trà. Sau đó thực hiện với các bước chế biến đơn giản đơn giản sau:
Đặc thù lù khô vào ấm trà.
Đổ nước sôi vào ấm để tráng qua cây thù lù khô. Lắc đều ấm để tạo ra sự pha trộn, sau đó đổ nước đi.
Tiếp tục đổ nước sôi vào ấm để pha trà.
Đợi khoảng 5-7 phút để trà ngấm hoàn toàn.
Thưởng thức trà khi đã hoàn thành quá trình pha.
Bạn có thể thưởng thức trà từ cây thù lù khô mỗi sáng như một thói quen hằng ngày. Trà này không chỉ mang lại cảm giác sảng khoái mà còn giúp mát gan, giải độc và hỗ trợ điều trị gout cũng như tiểu đường.
Sắc nước uống từ rễ cây thù lù
Một cách sử dụng cây thù lù trị bệnh tiểu đường tiếp theo chính là sắc nước từ rễ của cây này. Bạn cần phải chuẩn bị các nguyên liệu gồm: Rễ tầm bóp (40g), nước sạch (1,5 lít), ấm sắc thuốc. Sau khi có đầy đủ các nguyên liệu này bạn sẽ tiến hành sắc nước với các bước sau:
Rửa sạch rễ tầm bóp với nước muối, sau đó để ráo và cắt thành các khúc nhỏ.
Đặt phần rễ vào ấm sắc thuốc cùng với 1,5 lít nước, sau đó đun sôi.
Hãy để lửa nhỏ trong khoảng 20 phút, sau đó tắt bếp.
Uống trà thù lù hàng ngày giúp bệnh tiểu đường có chuyển biến tích cực
Chia phần nước đã sắc thành 3 lần uống mỗi ngày và uống trước khi ăn khoảng 30 phút. Việc sử dụng nước này đều đặn trong khoảng 1 tháng có thể giúp bệnh tiểu đường có những chuyển biến tích cực.
>> Bị tiểu đường có ăn được măng không và tác dụng như thế nào?
Một vài lưu ý khi sử dụng cây thù lù trị bệnh tiểu đường
Mặc dù cây thù lù được công nhận với khả năng chữa bệnh tiểu đường, tuy nhiên, để đảm bảo hiệu quả tối đa, quan trọng nhất là bạn cần chú ý đến những điểm sau khi sử dụng loại cây này:
Kết hợp sử dụng cây thù lù để điều trị tiểu đường với một chế độ ăn uống cân đối và lối sống sinh hoạt hợp lý. Điều này giúp tăng cường hiệu quả của liệu pháp tự nhiên này.
Đảm bảo uống đủ 1.5 - 2 lít nước mỗi ngày để thúc đẩy quá trình đào thải axit uric và loại bỏ các độc tố khác trong cơ thể. Nước giúp duy trì sự linh hoạt của cơ bản cơ thể và tăng cường quá trình tiêu hóa.
Thực hiện chế độ ăn uống giàu chất xơ bằng cách tăng cường tiêu thụ rau xanh và giảm ăn đường. Rau xanh và trái cây cung cấp không chỉ chất xơ mà còn vitamin và khoáng chất quan trọng cho sức khỏe.
Hạn chế thức ăn nhiều đạm và giàu mỡ, vì những chất này có thể ảnh hưởng đến quá trình kiểm soát đường huyết. Chú ý đến sự cân nhắc về nguồn protein và chọn lựa thực phẩm giàu chất béo "tốt".
Thực hiện hoạt động vận động thể dục thể thao đều đặn. Vận động giúp kiểm soát cân nặng, cải thiện sức khỏe tim mạch và duy trì một cơ thể cân đối. Điều này cũng đồng thời hỗ trợ trong quá trình điều trị tiểu đường.
Sử dụng thù lù trị tiểu đường cần có hướng dẫn của bác sĩ.
Nutricare Cerna – bí quyết ổn định đường huyết
Mặc dù cây thù lù có thành phần giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường nhưng không được lạm dụng và không phải ai cũng hợp. Đồng thời, việc sử dụng loại cây này cần được tư vấn từ bác sĩ cũng như phải theo dõi sát sao. Một giải pháp dinh dưỡng cũng rất hữu ích cho bệnh nhân tiểu đường chính là Nutricare Cerna.
Nutricare Carena ra đời như một giải pháp dinh dưỡng hết sức tối ưu có tác dụng rất tốt đối với bệnh nhân tiểu đường. Cụ thể:
Giúp đường huyết ổn định hơn với GI =32.5.
Bổ sung tốt nguồn dinh dưỡng cho cơ thể một cách đầy đủ và toàn diện.
Hỗ trợ phòng ngừa những biến chứng nguy hiểm liên quan đến tim mạch.
Giúp giảm căng thẳng, mệt mỏi.
Hỗ trợ tăng cường hệ miễn dịch.
Nutricare Cerna – bí quyết hữu ích cho bệnh tiểu đường. XEM THÊM
Mặc dù cây thù lù trị bệnh tiểu đường được nhiều người áp dụng và thành công nhưng vẫn chỉ là cách dân gian. Để hỗ trợ điều trị tiểu đường cần một giải pháp tốt hơn, có kiểm định và Nutricare Cerna là lựa chọn lý tưởng. Nếu bạn có ý định sử dụng, hãy liên hệ với Nutricare Pharma để được tư vấn kỹ hơn về dinh dưỡng cũng như đặt hàng.
Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh tiểu đường vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki, TikTok Shop.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.
Bác sĩ Chuyên khoa Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.
Quá trình đào tạo
- 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
- 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
- Chứng chỉ dược lâm sàng
- Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
- Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản
Quá trình công tác
- 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
- 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
- 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
- 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái