Bị tiểu đường có ăn được măng không và tác dụng như thế nào?

Tiểu đường là một bệnh lý nguy hiểm do đó chế độ dinh dưỡng đối với những người mắc bệnh này rất quan trọng. Trong chế độ dinh dưỡng đó, măng là một thực phẩm được nhiều người đặt ra câu hỏi có nên sử dụng không. Vậy để biết bệnh tiểu đường có ăn được măng không, Nutricare Pharma mời bạn cùng đón đọc bài viết dưới đây để có câu trả lời chính xác.

=> Xem thêm: Dinh dưỡng cho người bệnh tiểu đường

Măng có thành phần dinh dưỡng ra sao?

Măng không chỉ là nguồn thực phẩm giàu chất dinh dưỡng mà còn cung cấp đầy đủ khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Điển hình như:

  • Măng có hàm lượng calo thấp, một sự lựa chọn tốt cho những người muốn duy trì cân nặng. 

  • Lượng đường trong măng thấp, chỉ 5,42% thấp hơn nhiều so với nhiều loại trái cây khác. 

  • Chất béo trong măng rất ít, chỉ chiếm 0,5% tổng trọng lượng, giúp giảm nguy cơ tăng cân. 

  • Măng cung cấp hàm lượng protein cao hơn so với nhiều loại rau và trái cây khác. 

  • Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng măng chứa đến 19 acid amin thiết yếu. 

  • Hàm lượng chất xơ cao trong măng giúp cải thiện chức năng tiêu hóa và duy trì sức khỏe của đường ruột. 

  • Măng đa dạng về loại vitamin và khoáng chất, làm tăng cường hệ thống miễn dịch và hỗ trợ các chức năng cơ bản của cơ thể.

Bị tiểu đường có ăn được măng không

Măng có một bảng thành phần dinh dưỡng rất hợp với tiểu đường

>> Cỏ mần trầu chữa tiểu đường: Những sự thật không phải ai cũng hiểu rõ

Khi bị tiểu đường có ăn được măng không?

Trong một nghiên cứu của các nhà khoa học tại trường Đại học Karachi ở Pakista. Với thí nghiệm thực hiện trên 2 lô chuột khỏe mạnh thông qua các bước nghiên cứu đã chỉ ra rằng: Một lượng nhỏ chiết xuất từ măng không thể cải thiện được nồng độ insulin. Tuy nhiên, khi sử dụng lại có thể kiểm soát được đường huyết một cách hiệu quả. 

Do đó, người bị bệnh tiểu đường hoàn toàn có thể ăn được măng, nhưng cần có kiểm soát và liều lượng phù hợp.

Bị tiểu đường có ăn được măng không

Bị tiểu đường có thể ăn được măng

Công dụng của măng tươi đối với người bị tiểu đường

Để có thể khẳng định rõ hơn việc bị tiểu đường có ăn được măng không chúng ta hãy cùng khám phá về những công dụng của loại thực phẩm này như sau:

Ổn định đường huyết 

Việc thường xuyên ăn măng tươi đem lại lợi ích đáng kể trong việc kiểm soát đường huyết. Chất xơ có hàm lượng cao trong măng đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát sự hấp thụ đường, giảm lượng glucose trong máu một cách đáng kể. Nhờ đó, chỉ số đường huyết luôn được duy trì ổn định, đồng thời có tác dụng ngăn chặn nguy cơ mắc tiểu đường đối với những người khỏe mạnh. 

Bị tiểu đường có ăn được măng không

Người bị tiểu đường ăn măng giúp đường huyết ổn định

Đa dạng chất dinh dưỡng 

Măng tươi không chỉ là nguồn cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất hữu ích cho sức khỏe, mà còn là nguyên liệu linh hoạt cho nhiều món ăn khác nhau. Việc kết hợp măng với đủ loại thịt và rau sẽ tạo ra những bữa ăn ngon miệng, đồng thời đảm bảo cung cấp đầy đủ năng lượng cho người bệnh. 

Giảm nguy cơ béo phì 

Người bệnh tiểu đường thường dễ tăng cân do cảm giác đói liên tục và thói quen ăn nhiều lần trong ngày. Măng tươi với hàm lượng chất béo thấp và ít calo là sự lựa chọn lý tưởng để cải thiện tình trạng thừa cân và ngăn chặn béo phì. Đồng thời, hàm lượng chất cơ cao trong măng giúp tạo cảm giác no lâu, hỗ trợ người bệnh tiểu đường kiểm soát cơn thèm ăn không kiểm soát.

Chống oxy hóa, bảo vệ mạch máu

Tiểu đường thường là một trong những nguyên nhân phổ biến gây tổn thương mạch máu, dẫn đến các biến chứng tim mạch. Măng chứa đựng các chất chống oxy hóa, đóng vai trò quan trọng trong việc loại bỏ gốc tự do, có thể cải thiện tình trạng này. 

Bị tiểu đường có ăn được măng không

Ăn mạng giúp hạn chế các tổn thương đến tim mạch do tiểu đường biến chứng

Ngừa biến chứng về tim mạch 

Măng là một nguồn thực phẩm phong phú chất xơ, giúp giảm lượng Triglycerid và LDL-Cholesterol, đồng thời tăng cường HDL-Cholesterol. Điều này đặc biệt hữu ích trong việc ngăn ngừa sự hình thành xơ vữa động mạch và giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch nguy hiểm.

Tăng cường hệ miễn dịch 

Một trong những rủi ro nguy hiểm của bệnh đái tháo đường là sự suy giảm đáng kể trong hệ miễn dịch của người bệnh. Măng tươi với sự đa dạng về loại vitamin, đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường đề kháng tự nhiên, giảm thiểu tình trạng viêm nhiễm. Ngoài ra, chất chống oxy có mặt trong măng không chỉ giúp loại bỏ gốc tự do mà còn đóng góp vào việc ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư.

>> Chăm sóc vết loét bệnh nhân tiểu đường đúng cách, an toàn, hiệu quả

Người bị tiểu đường ăn măng như thế nào?

Khi đã biết tiểu đường có ăn được măng không, việc ăn như thế nào cũng là điều được thắc mắc không ít. Mặc dù măng là một thực phẩm có lợi cho bệnh nhân tiểu đường, tuy nhiên để đạt được hiệu quả tốt trong việc kiểm soát đường máu, người bệnh cần áp dụng một cách tiêu thụ khoa học: 

  • Ăn măng trong bữa chính: Măng chứa acid cyanhydric có thể giảm pH dạ dày, có thể dẫn đến việc gây viêm loét dạ dày. Do đó, việc kết hợp măng với thức ăn giúp giảm độ acid và tăng hiệu quả chất xơ, cũng như hỗ trợ quá trình hấp thu dinh dưỡng. 

  • Hạn chế ăn quá 0,5 kg măng mỗi lần: Người bệnh tiểu đường cần tránh ăn quá mức trong mỗi bữa ăn để tránh tình trạng khó tiêu và ảnh hưởng đến quá trình tiêu hóa. 

  • Cân đối chất dinh dưỡng khi ăn măng: Với chế độ ăn nghiêm ngặt để duy trì đường huyết, người bệnh cần tính toán kỹ lưỡng lượng calo và các chất dinh dưỡng khác khi tiêu thụ măng, đảm bảo rằng không tăng cao lượng đường trong máu. 

  • Điều chỉnh thời gian ăn: Việc ăn măng nên được giãn cách trong tuần, không nên quá 2-3 lần, mỗi bữa cách nhau 1-2 ngày và nên kết hợp với các loại thực phẩm khác để đổi khẩu vị.

  • Măng dễ ngộ độc bởi có chứa glucozit sinh ra acid cyanhydric do đó khi sử dụng măng tươi cần luộc 2 – 3 lần, luộc xong rửa lại với nước sạch. Sau khi luộc cần ngâm khoảng 2 ngày với nước vo gạo và thay nước đều đặn 2 lần/ ngày.

Bị tiểu đường có ăn được măng không

Người bị tiểu đường ăn măng cần có thời gian và liều lượng cụ thể

Nutricare Cerna – giải pháp dinh dưỡng hiệu quả cho bệnh tiểu đường

Như đã nói ở trên, đối với bệnh tiểu đường chế độ dinh dưỡng rất quan trọng. Ngoài việc sử dụng măng như một thực phẩm bổ sung dưỡng chất, để tiết kiệm thời gian và nâng cao hiệu quả bạn có thể tham khảo thêm sản phẩm Nutricare Cerna. Đây được xem là một giải pháp dinh dưỡng hữu ích dành cho bệnh nhân bị tiểu đường, giúp ổn định đường huyết, giảm căng thẳng mệt mỏi và tốt cho tim mạch.

Với bảng thành phần đặc biệt, sản phẩm này mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe của người bị tiểu đường như:

  • Bột đường (isomalt, maltitol, palatinose) có chỉ số GI thấp chỉ 32.5 giúp tăng khả năng kiểm soát đường huyết từ đó hạn chế tình trạng hạ đường huyết.

  • Chất béo không no PUFA và MUFA có khả năng phòng ngừa tình trạng xơ vữa động mạnh.

  • FOS trong sản phẩm giúp tái tạo hệ vi khuẩn có lợi, hỗ trợ hệ tiêu hóa đồng thời tách Lactose làm giảm tình trạng tiêu chảy và những khó chịu khi cơ thể không dung nạp được đường Lactose.

  • Hệ Antioxidant gồm vitamin A, C, E và Selen có thể giúp giảm tình trạng mệt mỏi, căng thẳng.

  • 27 vi khoáng chất (Na, K, Ca, P, Fe, Mn, Fe, Cu, Cr....) giúp cơ thể khỏe mạnh hơn, sung sức hơn khi phải ăn kiêng.

Bị tiểu đường có ăn được măng không

Nutricare Cerna – sản phẩm dinh dưỡng cho người tiểu đường. XEM THÊM

Như vậy, tiểu đường có ăn được măng không đã có câu trả lời. Việc bổ sung măng trong bữa ăn mặc dù rất tốt đối với bệnh nhân tiểu đường, nhưng cần phải có một chế độ hợp lý và liều lượng phù hợp. Người bị tiểu đường ngoài cần nhắc sử dụng măng có thể trải nghiệm với Nutricare Cerna – giải pháp dinh dưỡng đặc biệt để nâng cao thể chất và tinh thần.  

Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh tiểu đường vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki, TikTok Shop.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.