Bệnh tiểu đường nên ăn gì và nguyên tắc dinh dưỡng ra sao?
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng với bệnh nhân điều trị đái tháo đường. Bởi tỷ lệ đường huyết cao do ăn uống không đúng có thể dẫn tới nhiều biến chứng khó lường. Vậy những ai đang điều trị căn bệnh tiểu đường nên ăn gì? Nguyên tắc xây dựng thực đơn cho đối tượng này như thế nào? Mời bạn cùng Nutricare Pharma tìm hiểu qua bài viết chi tiết dưới đây nhé.
>> Xem thêm: Sữa dành cho bệnh tiểu đường
Nguyên tắc dinh dưỡng cần lưu ý cho bệnh tiểu đường
Đái tháo đường là căn bệnh nguy hiểm đang có số lượng người mắc gia tăng trong những năm gần đây. Biến chứng của bệnh rất đa dạng như: biến chứng thần kinh, mắt, mũi, thận, tim mạch,... Trong đó dinh dưỡng được biết tới là một trong những công cụ hiệu quả hỗ trợ quá trình điều trị tiểu đường. Bạn cần lưu ý một số nguyên tắc dinh dưỡng như sau khi xây dựng thực đơn cho bệnh nhân tiểu đường:
- Chỉ ăn vừa đủ năng lượng mà cơ thể cần: việc nạp dư thừa chất, thừa calo có thể khiến cơ thể tích tụ thêm nhiều đường trong máu, gây nên tình trạng thừa cân, béo phì, thậm chí là tim mạch
- Không nạp quá nhiều tinh bột và chất đạm. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, tinh bột là một trong những nguyên nhân hàng đầu làm thay đổi lượng đường huyết trong cơ thể. Chỉ nên nạp các loại tinh bột hấp thụ “chậm" như: khoai lang, khoai tây, cơm gạo lứt, bánh mì gạo lứt,...
- Nên chia nhỏ bữa ăn để tránh tình trạng đường huyết thay đổi thất thường.
- Ưu tiên chế biến thực phẩm bằng hình thức hấp, luộc, thay vì chiên rán, nướng bởi thay đổi cách nấu cũng làm thay đổi hàm lượng dinh dưỡng trong thực phẩm
- Nên ăn thực phẩm có nguyên miếng thay vì uống nước ép để giữ lại tối đa hàm lượng chất xơ trong thực phẩm.
Người bệnh tiểu đường chỉ nên nạp đủ năng lượng cơ thể cần
Điều trị đái tháo đường nên ăn thực phẩm gì?
Để trả lời cho câu hỏi bệnh tiểu đường nên ăn gì? khi xây dựng thực đơn bạn nên ưu tiên bổ sung một số thực phẩm sau để cải thiện sức khỏe và tình trạng bệnh:
Quả việt quất
Hiệp hội đái tháo đường Hoa Kỳ đã khẳng định rằng, việt quất là loại quả mang lại nguồn lợi dinh dưỡng to lớn cho chúng ta, đặc biệt là với những ai đang mắc căn bệnh đái tháo đường. Việt quất có lượng chất xơ và khả năng chống oxy hoá lớn. Từ đó giúp tình trạng đường huyết không thay đổi bất thường. Đồng thời, thường xuyên nạp việt quất, dâu tây hoặc loại trái cây mọng khác giúp cải thiện vấn đề kháng insulin.
Việt quất có lượng chất xơ và khả năng chống oxy hoá lớn
Các loại đậu
Các loại đậu chứa rất nhiều chất xơ và chất đạm thực vật. Sự kết hợp này khiến cho người bệnh cảm thấy no lâu, hỗ trợ trong quá trình ngăn ngừa tỷ lệ glucose tăng vọt. Đồng thời, theo - JAMA - Tạp chí của Hiệp hội Y khoa Mỹ chứng minh rằng, mỗi ngày tiêu thụ 1 khẩu phần đậu (đậu đen, đậu xanh,...) có thể làm hạ mức huyết áp xuống thấp hơn, lượng máu trong mỡ cũng từ đó mà giảm xuống.
>> Xem thêm:
Rau lá màu xanh đậm
Rau xanh là thực phẩm không chứa tinh bột nhưng có thể mang lại cảm giác no tạm thời, tránh tình trạng người bệnh tiêu thụ thêm các thực phẩm chứa quá nhiều calo hoặc carbs. Một số loại rau xanh được bác sĩ khuyên bạn nên thêm vào thực đơn cho người tiểu đường là: cải thìa, cải ngọt, cải kale,... Bởi trong rau xanh chứa nhiều chất chống oxy hoá có từ beta-carotene và vitamin C.
Trong các loại rau xanh cũng chứa magie - một loại khoáng chất tự nhiên giúp giảm nguy cơ nhiễm đái tháo đường tuýp 2. Tuy nhiên, khi chế biến rau cần ưu tiên chọn hình thức luộc hoặc hấp thay vì chiên xào để giảm thiểu lượng dầu mỡ nạp vào cơ thể. Đồng thời, rửa sạch rau trước khi nấu cho người tiểu đường để tránh nhiễm độc từ chất hoá học, thuốc trừ sâu.
Rau xanh đậm chứa magie giúp giảm nguy cơ đái tháo đường tuýp 2
Các loại hạt
Các loại hạt là nguồn thực phẩm rất có lợi cho bữa ăn nhẹ của người điều trị đái tháo đường. Một số loại hạt được khuyên dùng là: hạt điều, hạt macca, hạnh nhân, óc chó,.. bởi chúng là sự kết hợp của chất xơ, protein và chất béo lành mạnh. Từ đó hỗ trợ quá trình hấp thụ carbs trong cơ thể, giảm quá trình tăng đột biến lượng đường trong máu.
Hơn thế, khi ăn các loại hạt này có thể khiến bạn cảm thấy nhanh no, giảm cảm giác thèm ăn tinh bột. Trong óc chó đặc biệt có chứa hoạt chất axit alpha-lipoic làm giảm viêm hiệu quả và ngăn ngừa các biến chứng do bệnh đái tháo đường gây ra. Tuy nhiên bạn cũng không nên nạp quá nhiều các loại hạt dễ dẫn tới dư thừa calo, gây béo phì. Mỗi ngày chỉ nên ăn tối đa 20 hạt mỗi loại.
Các loại hạt giảm cảm giác thèm ăn tinh bột ở người tiểu đường
Trái cây có múi
Trái cây có múi chứa hàm lượng chất xơ lớn, đặc biệt là họ cam, quýt. Chúng không chứa nhiều đường nên không làm thay đổi chỉ số đường huyết trong máu. Đồng thời, nhờ chất xơ trong loại quả này làm chậm quá trình tiêu hoá mà không gây ảnh hưởng tới dạ dày. Trái cây có múi còn hỗ trợ giải phóng insulin trong máu, giúp cho lượng đường giữ ở trạng thái ổn định nhất.
Họ nhà cam, quýt, bưởi có chứa hàm lượng glycemic thấp. Tuy nhiên bạn nên ăn cả quả thay vì ép lấy nước. Bởi việc uống nước ép thực chất là bạn chỉ đang tiêu thụ thêm đường từ hoa quả thay vì nạp chất xơ. Đồng thời, ăn trái cây có múi giúp cung cấp lượng vitamin C cần thiết, hoạt chất folate chống oxy hoá hiệu quả. Từ đó giữ huyết áp luôn ổn định.
Trái cây có múi giúp lượng đường giữ ở trạng thái ổn định nhất
Ưu tiên chọn cá thay vì thịt
Các loại cá là nguồn cung cấp đạm cần thiết cho cơ thể. Trong đó, cá hồi, cá cơm hay cá thu mang đến nhiều chất béo tốt, bổ sung thêm axit béo, DHA và EPA. Đối với bệnh nhân tiểu đường nên ăn gì? ăn cá không chỉ giúp cơ thể được nạp đầy đủ đạm mà còn giảm nguy cơ mắc các vấn đề về tim mạch, phòng chống đột quỵ rất hiệu quả. Được biết, đột quỵ và tim mạch là một trong các biến chứng lớn nhất của đái tháo đường.
Sữa dinh dưỡng chuyên biệt cho người tiểu đường
Đối với người bệnh tiểu đường, cùng với phác đồ điều trị của bác sĩ, tập luyện thể dục và áp dụng chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ giúp tình trạng bệnh được cải thiện hơn. Bên cạnh đó, việc bổ sung 2 - 3 ly Nutricare Cerna mỗi ngày là phương pháp hiệu quả giúp người tiểu đường ổn định đường huyết, ngăn ngừa xơ vữa mạch, tăng cường sức khỏe tổng thể và phòng chống biến chứng. Sản phẩm Nutricare Cerna là sự lựa chọn phù hợp cho người bệnh tiểu đường, người có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường, rối loạn dung nạp Glucose.
Nutricare Cerna: Giải pháp dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường, đã được chứng minh lâm sàng với chỉ số đường huyết thấp GI=32.5. MUA NGAY
Dầu ô liu nguyên chất
Trong thực đơn của người tiểu đường, nếu có phải sử dụng dầu ăn, bạn nên thay thế bằng dầu oliu ít chất béo bão hoà. Trong dầu oliu nguyên chất cũng có chứa hợp chất oleocanthal chống viêm hiệu quả, giảm nguy cơ bùng phát các biến chứng thần kinh trong quá trình điều trị bệnh. Bạn có thể thay thế dầu oliu bằng dầu hướng dương, dầu hạt cải hoặc dầu mè
Tuy nhiên, các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, không nên chiên rán bằng dầu oliu do dưới nhiệt độ nóng có thể chuyển hoá thành chất béo xấu, ảnh hưởng tới tim mạch. Chỉ nên sử dụng dầu oliu cho các món salad, nước sốt hay trộn. Nếu có thể nên hạn chế sử dụng dầu mà thay bằng các chất béo tốt khác như: quả bơ, các loại hạt, các loại đậu
Nên sử dụng dầu oliu thay cho các loại dầu, mỡ động vật khác
Lời kết
Bài viết trên đã cung cấp đầy đủ thông tin để giải đáp cho câu hỏi: bệnh tiểu đường nên ăn gì? Bệnh tiểu đường tuy không làm tình trạng sức khoẻ ngay lập tức suy giảm mà chúng từ từ “hạ gục" chúng ta nếu không biết cách chăm sóc và bảo vệ sức khỏe.
Bên cạnh đó, mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh tiểu đường vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.