Bệnh tiểu đường có ăn được rau ngót không và lưu ý

Rau ngót là loại rau quen thuộc trong thực đơn hàng ngày của mỗi gia đình Việt. Tuy vậy, có một thắc mắc mà nhiều người đặt ra là bệnh tiểu đường có ăn được rau ngót không? Để giải đáp câu hỏi này một cách chi tiết, mời độc giả cùng khám phá nội dung bài viết của Nutricare Pharma ngay sau đây.

>> Xem thêm: Sữa dành cho bệnh tiểu đường

Rau ngót có những loại dinh dưỡng nào?

Rau ngót là một loại rau ăn hàng ngày, phổ biến ở khu vực Nam Á và Đông Nam Á. Ở nước ta, rau ngót được trồng chủ yếu ở miền Bắc. Loại cây này rất dễ sống, chỉ cần cắm thân vào đất là có thể sinh trưởng với tốc độ nhanh, ít sâu bệnh. Các món ăn từ rau ngót cực kỳ đa dạng. Bạn có thể nấu canh cùng thịt, tôm, ép nước uống hoặc ăn trực tiếp như một loại rau sống.

Hàm lượng dinh dưỡng trong 100g rau ngót như sau:

  • Năng lượng: 35 calo
  • Protein: 5.3g
  • Carbohydrate: 11g
  • Glucid: 3.4g
  • Sắt: 2.7g
  • Mangan: 2.4g
  • Canxi: 169mg
  • Kali: 457mg
  • Vitamin C: 185mg
  • Vitamin A: 6.650µg
  • Chất béo: 1g
  • Một số khoáng chất tốt cho sức khỏe khác như: Magie (123g), Cellulose (2.5g), photpho (65g), kẽm (0.94mg)....

Cây rau ngót rất dễ trồng và sinh trưởng nhanh

Bệnh tiểu đường có ăn được rau ngót không và vì sao

Với các giá trị dinh dưỡng đã liệt kê, câu trả lời cho thắc mắc bệnh tiểu đường có ăn được rau ngót không? chính là CÓ. Đây là một loại rau phổ biến trong thực đơn hằng ngày và nó còn có tác dụng rất tốt trong hỗ trợ điều trị căn bệnh đái tháo đường. Nội dung tiếp theo sẽ là những phân tích rõ hơn về lợi ích của rau ngót với bệnh nhân tiểu đường, mời độc giả cùng theo dõi.

Hạn chế hấp thu đường

Trong thành phần của rau ngót chứa Insulin, hormon có sự ảnh hưởng quan trọng đến lượng đường trong máu. Chúng có vai trò ức chế quá trình chuyển hóa glycogen thành glucose. Ngoài ra, chất xơ trong rau cũng giúp hạn chế sự hấp thu đường. Người bệnh thường xuyên sử dụng rau ngót sẽ có chỉ số đường huyết ở mức ổn định hơn.

Điều hòa huyết áp

Hoạt chất papaverin trong rau ngót có công dụng chống co thắt cơ trơn. Vì vậy, bổ sung rau sẽ giúp hỗ trợ giảm huyết áp, giãn mạch máu và hạn chế sức cản ngoại vi. Bệnh nhân tiểu đường có thể phòng tránh các biến chứng gây ra vấn đề về tim mạch.

Rau ngót hỗ trợ người bệnh tránh các nguy cơ biến chứng tiểu đường

Tăng cường hệ miễn dịch

Hàm lượng vitamin A và C của rau ngót thậm chí cao hơn nhiều so với chanh, cam, bưởi. Thành phần có vai trò quan trọng thúc đẩy quá trình sản sinh collagen, kiểm soát cholesterol trong máu, tăng sức đề kháng và giảm viêm nhiễm cho người bệnh tiểu đường.

Bổ sung nhiều dưỡng chất

Rau ngót có nhiều chất dinh dưỡng, khi chế biến thường kết hợp cùng nhiều loại thực phẩm khác nên cung cấp nhiều khoáng chất và vitamin có ích. Sử dụng rau ngót cho bữa ăn của bệnh nhân đái tháo đường sẽ đảm bảo đầy đủ năng lượng cần thiết, nâng cao sức khỏe mỗi ngày.

Giảm nguy cơ béo phì

Đa số người bệnh mãn tính thường xuyên thấy đói do bị rối loạn chuyển hóa. Nguyên nhân gây ra tình trạng thèm ăn, ăn nhiều không kiểm soát. Rau ngót chỉ có 1g chất béo, 35g calo giúp cải thiện cân nặng, hỗ trợ giảm cân. Ăn nhiều rau xanh cũng làm tăng cảm giác no lâu, từ đó hạn chế được lượng calo nạp vào cơ thể.

Ăn nhiều rau xanh giúp hỗ trợ giảm cân

=>> Xem thêm:

Người bệnh tiểu đường cần lưu ý gì khi ăn rau ngót

Rau ngót chứa nhiều chất dinh dưỡng và hỗ trợ điều trị bệnh hiệu quả. Mặc dù vậy, người bị tiểu đường cũng cần phải nắm rõ những lưu ý sau để tránh những nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe.

Tác hại của rau ngót

Tuy là một loại thực phẩm bổ dưỡng nhưng nếu sử dụng rau ngót quá nhiều hoặc không đúng cách, bạn sẽ gặp phải một số tác dụng phụ như sau:

  • Giảm hấp thu kẽm, sắt: Thành phần tanin có trong rau gây cản trở sự hấp thụ 2 vi chất quan trọng với hệ miễn dịch.
  • Giảm hấp thu photpho, canxi. Một số hoạt chất ở rau ngót khi tiêu hóa bị chuyển hóa thành glucocorticoid – nguyên nhân hạn chế quá trình hấp thu 2 khoáng chất không thể thiếu trong cơ thể con người.
  • Bị mất ngủ: Một số nghiên cứu khoa học chỉ ra rằng, ăn quá nhiều rau ngót còn khiến người bệnh khó đi vào giấc ngủ, trằn trọc...
  • Nguy cơ sảy thai: Trong rau ngót có chứa một hoạt chất có tên là Papaverin. Nguyên nhân gây ra hiện tượng co bóp tử cung tăng mạnh. Điều này khiến người bệnh tiểu đường thai kỳ dễ bị sinh non, sảy thai, nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu mang bầu.

Ai không nên ăn rau ngót?

Căn cứ vào những tác hại nêu trên, các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo một số người bệnh tiểu đường đang gặp phải vấn đề sau thì không nên ăn rau ngót, đó là:

  • Phụ nữ mang bầu 3 tháng đầu hoặc có tiền sử sinh non, sảy thai
  • Người bệnh mắc chứng mất ngủ, lo âu, căng thẳng
  • Người có bệnh nền về xương khớp, bị còi xương.

Người bị tiểu đường trong giai đoạn thai kỳ không nên ăn rau ngót

Ăn rau ngót đúng cách

Bệnh nhân tiểu đường không thuộc các đối tượng khuyến cáo cũng cần chú trọng một vài lưu ý sau để đảm bảo lợi ích mà rau ngót đem lại cho sức khỏe, đó là:

  • Ăn với lượng vừa phải: Lượng rau ngót cung cấp cho cơ thể mỗi ngày không quá 50g, không được ăn liên tục 3 tháng.
  • Ăn rau đúng mùa: Rau xanh nói chung và rau ngót nói riêng khi trái vụ thường có nhiều chất kích thích, thuốc trừ sâu bệnh, cực kỳ có hại cho sức khỏe.
  • Sơ chế rau ngót trước khi chế biến: Rửa sạch rau với nước sạch, ngâm qua muối khoảng 10 đến 15 phút để loại bỏ các bụi bẩn, trứng sâu, hóa chất.

Một số món ngon từ rau ngót cho bệnh tiểu đường

Rau ngót là một loại rau dễ ăn và có thể chế biến theo nhiều cách khác nhau. Sau đây là 3 món ăn từ rau ngót tốt cho người bệnh tiểu đường mà Nutricare Pharma muốn giới thiệu tới độc giả, mời bạn tham khảo:

Canh rau ngót thịt băm

Món canh thơm ngon, bổ dưỡng, phù hợp với người bị đái tháo đường. Rau ngót và thịt chứa hàm lượng dinh dưỡng cao, nhiều khoáng chất và vitamin có lợi cho sức khỏe như: Protein, photpho, canxi, kali, vitamin A, B, C... giúp bổ sung năng lượng, cải thiện đường huyết và tăng cường hệ miễn dịch

  • Nguyên liệu chế biến canh rau ngót thịt bằm gồm: 300g rau ngót, 150g thịt heo xay, 1 củ hành khô, dầu ăn, gia vị vừa đủ (nước mắm, hạt nêm, mì chính...)
  • Cách nấu: Phi thơm hành củ đập dập cùng thịt băm đến khi săn lại thì cho tiếp rau ngót vào và đảo đều cho ngấm gia vị. Đổ một lượng nước đủ dùng, đun sôi 2 -3 phút là xong.

Món canh chế biến đơn giản cho người tiểu đường

Canh cua rau ngót mồng tơi

Món canh thơm mát cho ngày hè oi bức, giúp cung cấp nhiều dưỡng chất cho bệnh nhân đái tháo đường. Rau xanh chứa nhiều vitamin kết hợp cua đồng nhiều canxi bổ sung cho cơ thể.

  • Nguyên liệu: ½ bó rau ngót, ½ bó mồng tơi, 300gr cua đồng xay, gia vị vừa đủ
  • Chế biến: Cho nước lọc cua & cả gạch vào nồi và đun với lửa nhỏ. Khi nước sôi lăn tăn, bạn cần nhẹ nhàng gạt phần gạch cua nổi lên sang một bên rồi cho phần rau ngót rửa sạch vào tiếp tục đun. Đợi rau ngả màu xanh đẹp, cho tiếp rau mồng tơi vào đảo đều. Đợi nước sôi trở lại, nêm gia vị vừa ăn rồi tắt bếp.

Nước ép rau ngót

Theo nghiên cứu khoa học, nước rau ngót sống có công dụng thanh nhiệt, mát gan, giải độc. Đây cũng là cách chế biến giữ được trọn vẹn các thành phần dinh dưỡng giúp hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường, kiểm soát đường huyết luôn ở mức ổn định.

  • Nguyên liệu: 1 bó rau ngót, tuốt lấy lá, loại bỏ phần sâu, hỏng
  • Chế biến: Rửa sạch và ngâm rau ngót trong nước muối pha loãng khoảng 3 đến 5 phút. Để rau ráo rồi cho vào máy ép lấy nước. Nếu sử dụng máy xay sinh tố, bạn nên lọc qua rây để lọc bỏ các cặn thừa. Nước ép rau ngót có thể uống ngay hoặc bảo quản từ 1-2 ngày bằng tủ lạnh.

Nước ép rau ngót chế biến nhanh gọn nhiều dinh dưỡng

Cháo rau ngót nấu trứng

Món cháo dinh dưỡng dễ ăn phù hợp với người bệnh suy nhược, lười ăn cơm. Độc giả có thể tham khảo cách chế biến như sau:

  • Nguyên liệu chuẩn bị: 1 bó rau ngót, 70g gạo nếp, 30g gạo tẻ, 2 quả trứng gà, ít hành lá
  • Cách làm: Trộn 2 loại gạo với nhau, vo sạch rồi cho vào nồi ninh cùng 750ml nước. Nấu lửa nhỏ cho cháo sôi vừa, không bùng. Rau ngót nhặt, rửa nước và xay nhuyễn. Khi cháo nhừ, cho phần rau đã xay và đập trứng gà khuấy đều theo 1 chiều.  Nấu thêm khoảng 2 phút, múc cháo ra bát cho thêm ít hành lá và thưởng thức.

Kết luận

Đến đây, chắc hẳn độc giả đã tìm được đáp án chuẩn xác cho câu hỏi bệnh tiểu đường có ăn được rau ngót không và công dụng của nó. Chúng tôi cũng gợi ý một số các món ăn thơm ngon cùng cách chế đơn giản giúp bạn đa dạng thực đơn hàng ngày. Hãy sử dụng loại rau này đúng cách để đem lại được nhiều lợi ích nhất cho cơ thể nhé.

Bên cạnh các món ăn đầy đủ chất từ rau ngót, để hỗ trợ tốt trong việc điều trị, bạn có thể tham khảo sử dụng thêm sữa Nutricare Cerna do Nutricare Pharma cung cấp. Chỉ một 2 – 3 ly sữa mỗi ngày đã có thể thay thế cho bữa ăn sáng hoặc bữa phụ. Đây là giải pháp cung cấp năng lượng, ổn định đường huyết, tăng cường hệ miễn dịch, nâng cao sức khỏe hữu ích đã được chứng minh lâm sàng.

Chỉ số GI của thực phẩm và ý nghĩa trong chế độ dinh dưỡng

Sữa Nutricare Cerna đã được chứng minh lâm sàng có Chỉ số đường huyết thấp, GI=32.5. XEM THÊM

Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.