Bệnh tiểu đường có ăn được miến dong không và cách sử dụng
Miến dong là thực phẩm được chế biến thành nhiều món ăn giàu dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe con người. Nguyên liệu này không những khiến người thưởng thức cảm thấy ngon miệng mà còn có khả năng giảm cân khá hiệu quả. Vậy người mắc bệnh tiểu đường có ăn được miến dong không? Để có câu trả lời chi tiết bạn đọc hãy khám phá qua nội dung bài chia sẻ sau đây của Nutricare Pharma nhé.
>> Xem thêm: Sữa dành cho bệnh tiểu đường
Hàm lượng dinh dưỡng có trong miến dong
Miến dong là thực phẩm được sản xuất từ bột dong riềng, có nơi gọi là củ chóc, củ chuối. Đây nguyên liệu được nhiều người yêu thích khi sử dụng vào thực đơn ăn uống hàng ngày. Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, trong 100g miến dong sẽ chứa các thành phần dinh dưỡng như sau:
- Năng lượng: 332 kcal
- Đạm: 600 mg
- Tinh bột: 82.2 g
- Tro: 1.1 g
- Canxi: 40 mg
- Sắt: 1000 mcg
- Nước: 14.3 g
- Chất béo: 100 mg
- Chất xơ: 1.5 g
- Phốt pho: 120 mg
Miến dong là thực phẩm được sản xuất từ bột dong riềng
Giải đáp thắc mắc bệnh tiểu đường có ăn được miến dong không?
Nếu bạn đang thắc mắc người mắc bệnh tiểu đường có ăn được miến dong hay không thì câu trả lời là CÓ THỂ. Bởi thực phẩm này có nguồn gốc từ thiên nhiên mang đến nhiều chất dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe. Miến dong được làm từ tinh bột thanh mát, nhiều chất xơ, ít calo và không chứa chất béo. Bạn có thể sử dụng nguồn thực phẩm này để duy trì cân nặng và hạn chế lượng calo nạp vào cơ thể.
Tuy nhiên, không phải vì những lợi ích trên mà bệnh nhân tiểu đường được sử dụng thoải mái. Thay vào đó, bạn nên ăn có chừng mực và đúng cách để bảo vệ sức khỏe của mình. Bởi nguồn thực phẩm này có lượng đường huyết cao nên sau khi ăn sau 2 giờ sẽ làm tăng chỉ số glucose trong máu lên 95%. Nếu bạn ăn quá nhiều với tần suất liên tục trong thời gian dài sẽ làm tăng nguy cơ dẫn đến chiến chứng nguy hiểm.
Lượng miến dong phù hợp cho người mắc tiểu đường
Miến dong thuộc nhóm thực phẩm có chỉ số glucose khá cao nên người mắc bệnh tiểu đường không nên ăn nhiều. Nếu bạn thưởng thức số lượng lớn sẽ dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như đột, quỵ, mù lòa, suy thận, thậm chí tử vong. Do vậy, để đảm bảo sức khỏe và ngăn ngừa các nguy cơ gây hại từ nguồn thực phẩm này bạn cần quan tâm đến khuyến nghị lượng dùng như sau.
- Miến dong được sơ chế dưới dạng khô nên khi gặp nước sẽ nở ra khá lớn. Do vậy, bạn chỉ cần dùng một lượng nhỏ là chắc chắn đủ lượng ăn hàng ngày cho cơ thể.
- Đối với nam giới có chiều cao từ 1m7 thì nên ăn 109g miến dong/ ngày.
- Đối với nữ giới cao khoảng 1m5 cần ăn 85g miến dong/ ngày.
Miến dong thuộc nhóm thực phẩm có chỉ số glucose khá cao
Hướng dẫn chế biến miến dong cho người tiểu đường
Để đảm bảo cho sức khỏe, người mắc bệnh tiểu đường nên ăn miến dong với liều lượng tiêu chuẩn. Đồng thời bạn cũng có thể tham khảo những cách chế biến sau đây nhằm đạt được mục đích sử dụng và ngăn ngừa tình trạng tăng đột biến lượng glucose khi sử dụng.
>> Xem thêm:
Miến dong trộn
Một trong những món ăn khiến bạn ngon miệng và kiểm soát được lượng đường huyết là miến dong trộn nhiều rau xanh. Sau đây là cách chế biến rất đơn giản mà mọi người có thể tham khảo.
- Bước 1: Bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu gồm: miến dong, vừng rang, cải ngọt, dấm, gia vị.
- Bước 2: Sau khi chuẩn bị nguyên liệu bạn hãy sơ chế rau sạch sẽ, cắt miếng nhỏ và đem luộc chín.
- Bước 3: Bạn rửa sạch miến dong, luộc chín tới rồi để ráo, tránh để chúng bị nhũn.
- Bước 4: Sau khi chế biến nguyên liệu xong, bạn đổ tất cả ra bát lớn. Cuối cùng chúng ta thêm giâm, vừng rang vào hỗn hợp cho vừa ăn và thưởng thức.
Miến dong trộn rau sẽ khiến bạn ngon miệng và kiểm soát đường huyết
Ăn miến dong với nước lèo
Đối với món miến dong với nước lèo, bạn cũng nên cho thêm nhiều rau ăn kèm để kiểm soát tốt lượng đường huyết. Sâu đây là công thức chế biến thực đơn quốc dân của người Việt.
- Bước 1: Đầu tiên, bạn chuẩn bị các nguyên liệu gồm: miến dong, lòng gà, hành khô, hành tươi, gia vị cùng nhiều rau xanh.
- Bước 2: Bạn tiến hành sơ chế nguyên liệu, ướp lòng cùng các gia vị rồi đập gừng vào để xào đến cùng hành khô. Sau đó chúng ta đổ lượng nước vừa đủ vào nồi để làm nước lèo.
- Bước 3: Miến bạn rửa sạch sau đó để ráo nước và đợi nồi nước lèo xôi.
- Bước 4: Cuối cùng, bạn cho miến cùng hành tươi vào nồi nước lèo rồi tắt bếp. Trong khi thưởng thức chúng ta nên ăn kèm nhiều rau để bảo vệ sức khỏe nhé.
Cách sử dụng miến dong an toàn cho người tiểu đường
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bệnh không nên quá kiêng khem nhiều thứ mà hãy bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết. Theo đó bạn có thể thưởng thức miến dong khi kết hợp cùng các thực phẩm sau đây.
Ăn cùng thực phẩm nhiều chất đạm (protein)
Nếu bạn thích ăn miến dong thì có thể thưởng thức với lượng vừa phải. Trong đó, chúng ta nên kết hợp cùng những thực phẩm giàu protein như thịt gà, cá béo, trứng và đậu phộng.
Bạn nên ăn miến dong cùng thực phẩm nhiều chất đạm
Kết hợp cùng tinh bột
Người mắc bệnh tiểu đường nên ăn miến cùng các thực phẩm giàu tinh bột để hạ chỉ số glucose trong máu như khoai lang, đậu, ngô, ngũ cốc,.... Điều này sẽ giúp cơ thể giảm sự tăng trưởng của lượng đường huyết và đảm bảo cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết.
Thưởng thức miến dong cùng chất béo lành mạnh
Người bệnh nên ăn miến dong cùng những chất béo lành mạnh có mặt trong các thực phẩm như đậu hũ, bơ đậu phộng, trứng, cá hồi. Nhóm thức ăn này sẽ giúp cơ thể bạn giảm lượng cholesterol xấu và tránh nguy cơ biến chứng tiểu đường.
Ăn miến dong với thực phẩm nhiều chất xơ
Thực phẩm giàu chất xơ rất tốt cho người mắc bệnh tiểu đường và làm chậm quá trình tiêu hóa thức ăn. Nhờ vậy cơ thể người bệnh sẽ giảm quá trình tăng glucose trong máu. Bạn có thể kết hợp miến dong cùng những loại thực phẩm giàu chất xơ như: bông cải xanh, đậu lăng, rau xanh,...
Lưu ý khi ăn miến dong đối với người tiểu đường
Trong quá trình thưởng thức món ăn được chế biến từ miến dong bệnh nhân mắc tiểu đường cần quan tâm đến những lưu ý sau:
Nên ăn rau trước
Khi ăn miến dong, bệnh nhân mắc tiểu đường nên dùng kèm nhiều rau xanh theo tỷ lệ 2 : 1. Đồng thời, bạn nên ăn rau trước giúp cơ thể có cảm giác no để hạn chế lượng miếng định sử dụng. Hơn nữa, các chất xơ trong rau xanh có tác dụng làm chậm quá trình tiêu hóa và giảm quá trình tăng lượng đường trong máu.
Khi ăn miến dong, bệnh nhân mắc tiểu đường nên dùng kèm rau xanh
Không nên xào miến với nhiều dầu mỡ
Các thực phẩm được chế biến theo kiểu chiên xào thường chứa lượng lớn chất béo bão hòa. Bởi vậy chúng có thể làm tăng cholesterol xấu và dẫn đến nhiều bệnh lý nguy hiểm cho tim mạch. Hơn nữa, miến dong vốn dĩ là thực phẩm có chỉ số đường huyết cao khi được chế biến theo kiểu xào sẽ dẫn đến biến chứng nguy hiểm của bệnh tiểu đường.
Cho ít muối khi chế biến
Muối làm tăng huyết áp và dễ dẫn đến tình trạng kháng insulin khiến nó hoạt động không hiệu quả. Đồng thời, nguyên liệu này còn làm tăng nguy cơ mắc một số bệnh gây ra biến chứng tiểu đường như cao huyết áp, bệnh thận và các vấn đề về tim mạch. Bởi vậy khi chế biến miến bạn chỉ nên dùng một lượng nhỏ muối.
Các lựa chọn thay thế cho miến dong trong chế độ ăn của người tiểu đường
Để an toàn cũng như tốt cho sức khỏe khi ăn miến, người tiểu đường có thể lựa chọn thay thế miến dong từ các loại miến làm từ nguyên liệu khác dưới đây:
- Miến làm từ ngũ cốc nguyên hạt: Miến làm từ lúa mì nguyên cám, gạo lứt hoặc quinoa là những lựa chọn tốt cho người tiểu đường. Những thực phẩm này chứa nhiều chất xơ, giúp làm chậm quá trình tiêu hóa và hấp thụ đường, từ đó giúp kiểm soát mức đường huyết hiệu quả hơn.
- Miến làm từ rau củ: Miến được làm từ rau củ như bột củ cải, bột bí đỏ hay bột đậu cũng là lựa chọn thay thế lành mạnh. Những loại miến này chứa ít carbohydrate và giàu vitamin, khoáng chất, đồng thời cung cấp chất xơ dồi dào, giúp kiểm soát đường huyết tốt hơn.
- Miến làm từ đậu lăng hoặc đậu xanh: Sợi mì được làm từ đậu lăng, đậu xanh hoặc đậu nành chứa ít carbohydrate và giàu protein thực vật, giúp giữ cảm giác no lâu và không làm tăng nhanh lượng đường huyết. Đây là lựa chọn tuyệt vời cho người tiểu đường đang tìm kiếm nguồn carb thay thế lành mạnh.
- Miến từ gạo lứt hoặc bột gạo lứt: Gạo lứt có chỉ số đường huyết thấp hơn gạo trắng, và khi chế biến thành miến, nó vẫn giữ được những lợi ích dinh dưỡng. Gạo lứt cung cấp chất xơ, giúp kiểm soát đường huyết ổn định.
- Mì Shirataki (miến konjac): Mì Shirataki được làm từ củ konjac, chứa rất ít calo và carbohydrate. Đây là một sự lựa chọn lý tưởng cho người tiểu đường muốn giảm lượng carb mà vẫn duy trì cảm giác thỏa mãn khi ăn.
Người tiểu đường có thể lựa chọn miến từ các nguyên liệu khác thay thế miến dong
>> Tham khảo thêm:
- Nano Curcumin và những công dụng tuyệt vời đối với sức khỏe?
- Chất xơ hòa tan và những công dụng đặc biệt
Lời kết
Bài viết trên đã giúp độc giả giải đáp thắc mắc bệnh tiểu đường có ăn được miến dong không và những lưu ý kèm theo. Đây là thực phẩm có chứa lượng dinh dưỡng dồi dào nhưng chúng ta không nên sử dụng quá nhiều để tránh gây ảnh hưởng đến sức khỏe.
Ngoài ra, trong quá trình điều trị bệnh tiểu đường, mọi người có thể bổ sung thêm sản phẩm của y học của Nutricare Pharma - Nutricare Cerna - Giải pháp dinh dưỡng cho người tiểu đường, giúp ổn định đường huyết, giảm mệt mỏi, tốt cho tim mạch. Sản phẩm đã được chứng minh lâm sàng có chỉ số đường huyết thấp.
Sữa Nutricare Cerna đã được chứng minh lâm sàng có Chỉ số đường huyết thấp, GI=32.5. XEM THÊM
Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.