Bệnh tiểu đường có ăn được măng tươi không và tại sao?

Bài viết được tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ CKII Bùi Hồng Thanh.

Măng tươi là thực phẩm giàu dinh dưỡng và được khuyến khích sử dụng trong bữa cơm hằng ngày. Tuy vậy, một câu hỏi đặt ra là liệu người bệnh tiểu đường có ăn được măng tươi không? Để có lời giải đáp chuẩn xác nhất, bạn đọc hãy cùng Nutricare Pharma khám phá nội dung đầy đủ ở bài viết sau.

>> Xem thêm: Sữa dành cho bệnh tiểu đường

Măng tươi có chứa bao nhiêu loại chất dinh dưỡng

Măng tươi là thực phẩm có nguồn gốc từ tre, nứa, trúc. Chúng có giá trị dinh dưỡng ngang hàng cùng các loại rau xanh. Mặc dù vậy, hàm lượng chất xơ trong măng già khá cao khiến người bệnh tiểu đường dễ mắc phải tình trạng khó tiêu. Để nâng cao chất lượng và bảo quản được lâu hơn, người ta sơ chế măng tươi bằng cách phơi khô dưới nắng. Giá trị dinh dưỡng trong 100g măng như sau:

  • Cung cấp 27g calo (mức độ thấp)
  • Hàm lượng đường chỉ 5.42%, ít hơn hẳn so với nhiều loại hoa quả
  • Hàm lượng chất béo chỉ 0.5%, không đáng kể
  • Chứa tới 19 loại acid amin cần thiết cho cơ thể
  • Hàm lượng protein: 26g
  • Hàm lượng chất xơ: 4.1g, ở măng khô là 36g
  • Chứa vitamin A, B1, B2..

Măng tươi chứa nhiều chất giúp hỗ trợ điều trị tốt bệnh tiểu đường

Người bệnh tiểu đường có ăn được măng tươi không

Một nghiên cứu được thực hiện bởi nhiều nhà khoa học tại trường Đại học Karachi (Pakistan) đã chỉ ra rằng, măng tươi có khả năng kiểm soát lượng đường trong máu hiệu quả. Vì vậy, bị tiểu đường hoàn toàn có thể ăn được măng tươi. Sau đây, chúng ta sẽ cùng đi sâu vào tìm hiểu công dụng của loại thực phẩm này đối với người bị bệnh đái tháo đường.

Ổn định đường huyết

Việc sử dụng măng tươi thường xuyên có công dụng làm giảm lượng glucose trong máu một cách đáng kể. Chất xơ trong măng với hàm lượng cao giúp tiết chế sự hấp thu đường. Vì vậy, chỉ số đường huyết luôn kiểm soát ở mức ổn định. Không chỉ với người bệnh, ăn măng cũng giúp phòng tránh nguy cơ mắc tiểu đường đối với người khỏe mạnh.

Bổ sung món măng tươi vào thực đơn giúp hạn chế hấp thu đường

Đa dạng chất dinh dưỡng

Măng tươi cung cấp nhiều vitamin và chất khoáng có lợi cho sức khỏe. Các món ăn được chế biến từ thực phẩm này cũng rất đa dạng, dễ kết hợp cùng nhiều loại thịt và rau khác nhau. Chúng không những ngon miệng mà còn cung cấp đầy đủ năng lượng cho người bệnh.

Giảm nguy cơ béo phì

Bệnh nhân tiểu đường rất dễ tăng cân do họ luôn thấy đói và ăn nhiều lần mỗi ngày. Trong măng có hàm lượng chất béo thấp, ít calo giúp cải thiện tình trạng thừa chất, béo phì. Hàm lượng chất cơ trong măng tươi ở mức cao cũng giúp tạo cảm giác no lâu, hỗ trợ người bệnh tiểu đường chống lại các cơn thèm ăn.

Tăng cường hệ miễn dịch

Một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh đái tháo đường là làm suy giảm hệ miễn dịch của người bệnh. Măng tươi cung cấp rất nhiều loại vitamin giúp nâng cao đề kháng, hạn chế tình trạng viêm nhiễm. Chất chống oxy ở thực phẩm này còn có công dụng loại bỏ các gốc tự do, góp phần ngăn ngừa ung thư.

Bệnh nhân tiểu đường cần chú ý gì khi ăn măng tươi

Đối với người bị đái tháo đường, măng là thực phẩm có nhiều bổ dưỡng. Sau đây là 2 lưu ý người bệnh cần để tâm trước khi thưởng thức món ăn hấp dẫn này.

Sơ chế măng trước khi ăn

Hiện trạng măng tươi bị ngâm qua hóa chất tẩy rửa ngày càng phổ biến. Để đảm bảo chất lượng, bạn chỉ nên chọn măng có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng hoặc tự mình thu hái. Măng tươi chứa hàm lượng cyanide khoảng 230 mg trong một kg măng củ. Khi ăn phải măng có chứa nhiều cyanide, dưới tác động của các enzym đường tiêu hóa, cyanide biến thành axit cyanhydric, là thành phần nguy hiểm cho sức khỏe con người. Trước khi ăn, bạn cần loại bỏ chúng bằng các bước sơ chế sau:

  • Bước 1: Măng bóc vỏ, bổ dọc hoặc cắt nhỏ vừa ăn rồi luộc với nước sôi từ 2 đến 3 lần, mở vung cho bay hơi acid cyanide, rửa sạch với nước sau mỗi lần luộc.
  • Bước 2: Ngâm măng từ 1-2 ngày trong nước gạo, lưu ý thay nước 2 lần/ngày.
  • Bước 3: Chế biến các món ăn từ măng đã sơ chế xong.

Ăn măng đúng cách

Măng tươi tuy có nhiều công dụng hữu ích nhưng bệnh nhân tiểu đường không nên lạm dụng ăn quá nhiều. Cách ăn măng đảm bảo kiểm soát đường huyết như sau:

  • Chỉ ăn ở bữa chính: Sau khi sơ chế, acid cyanide vẫn còn một lượng ít và chúng chuyển thành acid cyanhydric và chính là yếu tố có thể gây viêm loét dạ dày. Người bệnh nên ăn kèm măng cùng thức ăn khác, không ăn măng như một món ăn của bữa phụ.
  • Ăn ít hơn 500g một lần: Ăn nhiều với hàm lượng chất xơ cao dễ gây ra tình trạng khó tiêu, ảnh hưởng xấu tới hệ tiêu hóa.
  • Không nên ăn thường xuyên: Để cân bằng dưỡng chất, bệnh nhân tiểu đường cần bổ sung đa dạng các món. Vì vậy, măng tươi chỉ nên ăn nhiều nhất 2 bữa/tuần.

Bạn nên ăn măng đúng cách để có lợi cho sức khỏe

=>> Xem thêm:

Một số món ăn từ măng tươi tốt cho người tiểu đường

Măng tươi là món khoái khẩu nhưng bạn nên kết hợp măng với nhiều thực phẩm khác để đảm bảo nhu cầu về dinh dưỡng. Sau đây là 3 món ăn chế biến từ măng tươi tốt cho người tiểu đường.

Vịt xáo măng

Thịt vịt và măng tươi đều thuộc nhóm có nhiều protein, chất xơ và ít chất béo. Sự kết hợp của hai loại thực phẩm tạo nên món canh thơm ngon hấp dẫn. Tác dụng giúp tăng cường hoạt động của Insulin, cải thiện lipid trong máu và cân bằng đường huyết hiệu quả.

  • Nguyên liệu: ½ con vịt, 600g măng nứa, 100g nấm hương, 10g hành lá, 10g hành tím, 10g mùi tàu, gia vị vừa đủ.
  • Cách chế biến: Phi thơm hành tím với dầu ăn, đổ thịt vịt vào xào săn, sau đó bỏ măng cùng gia vị đảo đều cho ngấm. Đổ nước xăm xắp nồi và nấu trong 20 – 30 phút với lửa nhỏ. Cuối cùng, bạn cho hành lá và mùi tàu vào dậy mùi thơm rồi múc ra tô thưởng thức.

Canh vịt xáo măng có thể ăn kèm cơm nóng hoặc bún

Canh măng tươi đậu phụ

Nhắc tới món canh tốt cho bệnh nhân đái tháo đường thì không thể bỏ qua canh măng tươi đậu phụ. Cùng với măng thì đậu phụ cũng có nhiều dinh dưỡng giúp giảm thiểu cholesterol, tăng khả năng dung nạp glucose. Vì vậy, món canh này có công dụng cực kỳ hữu hiệu trong kiểm soát chỉ số đường huyết tăng đột biến sau ăn.

  • Nguyên liệu: 100g măng tươi đã phơi khô, 150g thịt lợn nạc xay, 2 bìa đậu phụ, ít hành lá, 1 củ tỏi, gia vị vừa ăn
  • Cách làm: Măng khô ngâm nước qua đêm, xé sợi và rửa sạch với nước. Phi thơm tỏi cùng thịt lợn xay đảo qua. Tiếp tục cho măng vào xào chín, thêm nước và đun với lửa lớn. Nước sôi cho đậu phụ cắt miếng, nấu thêm khoảng 3p thì nêm nếm lại gia vị, rắc hành lá và múc ra đĩa thưởng thức.

Canh măng tươi đậu phụ phù hợp cho bệnh nhân tiểu đường

Thịt bò xào măng tươi

Thịt bò được xếp hạng trong nhóm thực phẩm giàu protein, khoáng chất và vitamin. Măng tươi xào cùng thịt bò cung cấp đầy đủ dưỡng chất để nâng cao sức khỏe cho người tiểu đường. Hàm lượng CLA (axit linoleic) trong món ăn còn giúp thúc đẩy quá trình chuyển hóa đường, giảm cholesterol trong máu, từ đó kiểm soát đường huyết tốt hơn.

  • Nguyên liệu: 300g thịt bò, 300g măng tươi, 10g hành lá, 1 củ hành tím, 1 củ tỏi, gia vị vừa ăn
  • Cách chế biến: Sơ chế và ướp thịt bò cùng gia vị trong 20 phút. Phi thơm hành tỏi và cho thịt vào xào cùng lửa lớn. Khi bò chín tới, đổ măng đã thái khúc vào đảo đều, chỉnh lửa nhỏ và nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Cuối cùng, bạn rắc hành lá rồi múc ra đĩa.

Kết luận

Như vậy, nội dung bài biết đã giải đáp thắc mắc của nhiều người về việc bệnh tiểu đường có ăn được măng tươi không. Người bệnh hoàn toàn có thể thưởng thức món ăn hấp dẫn này, chỉ cần lưu tâm một số điều đã nhắc phía trên để đảm bảo sức khỏe.

Lưu ý, chế độ ăn uống cần cân bằng với việc dùng thuốc và luyện tập thể thao mới giúp cải thiện tình trạng sức khỏe rõ rệt. Ngoài ra, bạn có thể tham khảo thêm các sữa dinh dưỡng chuyên biệt cho bệnh nhân tiểu đường Nutricare Cerna để nâng cao hiệu quả điều trị. Đây là giải pháp giúp ổn định đường huyết, giảm mệt mỏi, tốt cho tim mạch. Sản phẩm đã được chứng minh lâm sàng có chỉ số đường huyết thấp GI = 32.5. 

Bệnh tiểu đường có ăn được măng tươi không và tại sao?

NutriCare Cerna - giải pháp hữu hiệu giúp ổn định đường huyết Mua ngay

Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee Mall, Lazada, Tiki, TikTok Shop.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.

BS BÙI HỒNG THANH 

Bác sĩ Chuyên khoa Bùi Hồng Thanh có 5 năm làm công tác dự phòng, 20 năm làm bác sĩ điều trị tại bệnh viện và 13 năm giảng dạy ở trường cao đẳng y khoa Hà Đông, Hà Nội.

Quá trình đào tạo

  • 2009: Bác sỹ CK II – Đại học Y Hà Nội
  • 2005: BSCK I – ĐHY Thái Nguyên
  • Chứng chỉ dược lâm sàng
  • Chứng chỉ Phương pháp giảng dạy lâm sàng
  • Chứng chỉ Sư phạm Y học cơ bản

Quá trình công tác

  • 2020 – nay : Chuyên gia tư vấn sức khỏe tại Công ty cổ phần Nutricare
  • 2009 – nay: Giảng viên chính trường cao đẳng Y tế Hà Đông – Hà Nội;
  • 1988 – 2009: Bác sỹ, Trưởng khoa điều trị Bệnh viện tỉnh Yên Bái;
  • 1983 – 1988. Bác sỹ, Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Yên Bái