Những người mắc bệnh tiểu đường có ăn được đu đủ không?

Bổ sung các loại trái cây tự nhiên rất cần thiết cho sức khỏe của người mắc bệnh tiểu đường. Tuy nhiên không phải hoa quả nào cũng thích hợp để chúng ta sử dụng thường xuyên. Vậy nên không ít độc giả đang băn khoăn đến vấn đề bệnh tiểu đường có ăn được đu đủ không? Nội dung bài viết hôm nay của Nutricare Pharma sẽ giúp chúng ta tìm hiểu thông tin chi tiết nhất để giải đáp thắc mắc này.

>> Xem thêm: Sữa dành cho bệnh tiểu đường

Thành phần dinh dưỡng cụ thể của đu đủ

Đu đủ là một loại trái cây quen thuộc trong vườn nhà chúng ta nhưng lại chứa hàm lượng dinh dưỡng cực cao. Thậm chí nó còn chứa nhiều hợp chất rất quan trọng mà cơ thể con người không tự tổng hợp được nên cần được bổ sung thường xuyên để đảm hỗ trợ sức khỏe tốt hơn.

Theo nghiên cứu từ các chuyên gia dinh dưỡng thì trong 100g đu đủ sẽ chứa những thành phần sau:

  • Năng lượng: 68 calo
  • Protein: 0.47 g
  • Carbohydrate: 10.82 g
  • Chất xơ: 1.70 g
  • Chất béo: 0.26 g
  • Vitamin A: 950 IU
  • Vitamin C: 60.9 mg
  • Vitamin E: 0.30 mg
  • Vitamin K: 2.6 μg
  • Vitamin B1: 0.023 mg
  • Vitamin B2: 0.027 mg
  • Vitamin B3: 0.338 mg
  • Vitamin B5: 0.218 mg
  • Vitamin B6: 0.038 mg
  • Folate: 37 μg
  • Canxi: 20 mg
  • Sắt: 0.25 mg
  • Magie: 21 mg
  • Phốt pho: 10 mg
  • Kali: 182 mg
  • Natri: 8 mg
  • Kẽm: 0.08 mg

Đặc biệt, trong đu đủ còn chứa nhiều alpha, beta-carotene, canxi, kali,... và rất dồi dào chất chống oxy hóa nên có thể giúp cơ thể đẩy lùi nhiều loại bệnh tật khác nhau. Cụ thể, nó sẽ làm giảm các biến chứng về tim mạch, tiểu đường, phòng ngừa hen suyễn, chống viêm, trẻ hóa tế bào,... Nếu chúng ta biết cách cân đối dinh dưỡng hợp lý thì đây là một loại trái cây hỗ trợ cải thiện sức khỏe vô cùng tốt.

Thành phần của đu đủ chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng

Người mắc bệnh tiểu đường có ăn được đu đủ không?

Rất nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra rằng ăn đu đủ rất tốt cho người mắc tiểu đường. Thậm chí nếu chúng ta sử dụng với liều lượng hợp lý còn hỗ trợ hiệu quả cho quá trình điều trị và làm giảm nguy cơ bệnh diễn biến nặng. Bởi vì một số hoạt chất trong loại trái cây này có tác dụng hạ đường huyết trong cơ thể để cân bằng về mức ổn định.

Bản thân đu đủ cũng có chỉ số đường huyết thấp nên khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ giải phóng đường tự nhiên khá chậm. Điều này cũng giúp chúng ta cảm thấy no lâu hơn và không cần nạp thêm các thực phẩm khác dẫn đến tích tụ mỡ, béo phì và nhiều biến chứng nguy hiểm. Quan trọng hơn, nó ít ảnh hưởng đến việc tăng hàm lượng đường huyết trong máu, giúp các tế bào hoạt động khỏe mạnh hơn.

Vì vậy, những người mắc bệnh tiểu đường nếu ăn đu đủ sẽ giúp bổ sung lượng glucose trong máu thấp hơn các loại thực phẩm khác. Qua đó, cơ thể chúng ta vẫn đảm bảo cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết nhưng không cần lo lắng các biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe.

Người mắc tiểu đường nên thường xuyên ăn đu đủ

Một số món ngon cho người bệnh chế biến từ đu đủ

Đu đủ có thể làm nên rất nhiều món ăn ngon tốt cho sức khỏe, chỉ cần người bệnh tìm được cách chế biến phù hợp. Sau đây là một số công thức nấu đơn giản mà chúng ta nên tham khảo để bổ sung vào khẩu phần dinh dưỡng hàng ngày của mình.

>>> Xem thêm:

Tép rong xào đu đủ

Món ăn này rất thơm ngon, bổ dưỡng lại không tốn nhiều công sức cho mọi người chuẩn bị và chế biến. Đặc biệt, chúng ta còn có thể tận dụng các nguyên liệu sẵn có trong bếp nhà mình để thực hiện.

  • 200g tép rong
  • 500g đu đủ ương
  • 50g hành lá
  • 4 tép tỏi
  • Gia vị nêm

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Các bạn cần rửa sạch tép và xóc qua với một chút muối. Đu đủ cần bào miếng mỏng vừa ăn, hành lá cắt khúc 3cm, tỏi băm nhuyễn.
  • Bước 2: Chúng ta sẽ phi thơm tỏi với một chút dầu rồi cho tép vào xào và nêm nếm gia vị sao cho vừa ăn rồi nấu đơn khi vừa chín tới.
  • Bước 3: Tiếp theo, mọi người sẽ cho thêm một chút dầu vào chảo để xào đu đủ và nêm nếm vừa ăn. Các bạn có thể đậy nắp chảo để hơi nước làm chín đồ bên trong. Khi đu đủ vừa chín tới, chúng ta chỉ cần trút tép xóc đều và cho hành lá cắt khúc vào.
  • Bước 4: Khi hành chín tới chúng ta sẽ xúc món ăn ra dĩa, rắc lên một ít tiêu và thưởng thức.

Nên chọn đu đủ ương nấu với tép sẽ ngon miệng hơn

Canh đu đủ nấu sườn non

Món ăn này sẽ cung cấp đầy đủ năng lượng và cực kỳ tốt cho sức khỏe của người bệnh trong quá trình điều trị tiểu đường. Chúng ta cần chuẩn bị sẵn một số nguyên liệu như sau:

  • 350g sườn non
  • 1 trái đu đủ
  • 50g hành lá, rau mùi, hành khô, tỏi
  • Gia vị nêm

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Sườn non chúng ta cần chặt miếng vừa ăn, rửa sạch với nước có pha chút muối và  chần sơ qua nước sôi rồi để ráo
  • Bước 2: Dùng khoảng 700 ml nước để ninh cho sườn mềm trong khoảng  30-30 phút, đồng thời cho thêm một chút muối và hành củ đập dập vào cho thơm.
  • Bước 3: Chúng ta sẽ gọt vỏ đu đủ xanh và loại bỏ hết hạt, rửa sạch, xắt miếng vừa ăn và để ráo nước, hành lá thái khúc, hành tím lột vỏ, đập dập.
  • Bước 4: Khi thấy sườn đã chín tới, mọi người sẽ cho đu đủ vào nấu tầm 3-5 phút đến khi mềm và nêm nếm gia vị cho vừa ăn. Tiếp đó, các bạn chỉ cần bỏ thêm hành lá, rau mùi và hạt tiêu vào là hoàn thành món ăn.

Canh đu đủ nấu sườn non chứa nhiều dinh dưỡng tốt cho sức khỏe

Sinh tố đu đủ

Sinh tố đu đủ là loại thức uống rất tốt cho sức khỏe của người mắc tiểu đường và có thể dùng quanh năm giúp giải nhiệt, bổ sung năng lượng rất tốt. Chúng ta sẽ cần chuẩn bị một số nguyên liệu cơ bản như:

  • 200g đu đủ chín
  • 100ml sữa tươi (nên chọn loại ít hoặc không đường)
  • 2 thìa sữa đặc
  • Đá bào

Cách thực hiện:

  • Bước 1: Chúng ta sẽ gọt vỏ, lọc bỏ hết hạt đu đủ rồi cắt thành những miếng nhỏ.
  • Bước 2: Mọi người sẽ cho sữa tươi, đu đủ, sữa sữa đặc và đá bào vào máy sinh tố để làm nhuyễn.
  • Bước 3: Đổ hỗn hợp vừa xay ra ra cốc và bắt đầu thưởng thức.

Sinh tố đu đủ rất tốt cho quá trình điều trị tiểu đường

Lưu ý cho người bệnh khi sử dụng đu đủ

Đu đủ rất tốt cho sức khỏe người bệnh tiểu đường nhưng trong quá trình dùng chúng ta vẫn cần lưu ý đến một số vấn đề quan trọng như sau:

  • Mọi người không nên ăn quá nhiều đu đủ một lúc có thể gây ra một số vấn đề về rối loạn tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi, khó chịu,... Nguyên nhân của việc này là do trong loại quả này nhiều chất xơ khiến cho dạ dày phải co bóp hơn dẫn đến ảnh hưởng tới sức khỏe.
  • Chúng ta nên chọn các loại đu đủ chín tự nhiên để đảm bảo an toàn, không chứa các hóa chất độc hại. Tốt nhất người bệnh nên mua ở những nguồn cung cấp được kiểm định chất lượng, nguồn gốc xuất rõ ràng như siêu thị.
  • Đu đủ rất dễ ăn và hấp thụ nhưng người bệnh nên hạn chế dùng vào buổi tối, đặc biệt là trước khi đi ngủ. Mọi người có thể coi nó như một bữa phụ để bổ sung thêm năng lượng cho các hoạt động của cơ thể.
  • Mọi người có thể kết hợp đu đủ với một số loại thực phẩm có chỉ số đường huyết thấp như cần tây, hành tây,... sẽ tốt cho sức khỏe hơn.
  • Đu đủ có thể ăn hàng ngày nhưng người bệnh nên chú ý về liều lượng dùng để không gây ra tình trạng thừa chất hoặc khó tiêu hóa.

Người bệnh chỉ nên ăn một lượng đu đủ vừa phải trong ngày

Lời kết

Tóm lại, những thắc mắc của độc giả về vấn đề bệnh tiểu đường có ăn được đu đủ không đã được giải đáp cụ thể trong nội dung bài viết hôm nay. Ngoài ra, chúng ta cũng nên bổ sung thêm các loại thực phẩm khác để hỗ trợ việc hấp thụ dinh dưỡng và điều trị tốt hơn, ví dụ như sữa dinh dưỡng Nutricare Cerna của Nutricare Pharma.

Sữa Nutricare Cerna sử dụng hệ bột đường tiên tiến (Isomalt, Palatinose, Maltitol) chỉ số GI thấp 32,5  giúp kiểm soát đường huyết, tránh hạ đường huyết xa bữa ăn. Trong sữa còn bổ sung chất béo không no MUFA, PUFA phòng ngừa xơ vữa động mạnh, tốt cho tim mạch.

Chỉ số GI của thực phẩm và ý nghĩa trong chế độ dinh dưỡng

Sữa Nutricare Cerna đã được chứng minh lâm sàng có Chỉ số đường huyết thấp, GI=32.5. XEM THÊM

Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh nhân tiểu đường vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.