Bị cường giáp có uống được sữa đậu nành không?
Bài viết được viết bởi Chuyên gia Nguyễn Văn Mạnh: Chuyên gia dinh dưỡng Nutricare và tham vấn chuyên môn bởi Bác sĩ Nguyễn Đức Minh.
Cường tuyến giáp có được uống sữa đậu nành không là thắc mắc của rất nhiều người bệnh cường giáp nhưng lại thích loại sữa này. Có thể khẳng định, người bệnh cường giáp vẫn có thể uống sữa đậu nành nhưng với liều lượng thích hợp. Cụ thể ra sao, mời bạn tham khảo trong bài viết dưới đây.
Tác dụng của sữa đậu nành với sức khỏe
Sữa đậu nành có nhiều tác dụng với sức khỏe chúng ta khi sở hữu hàm lượng dồi dào protein, giúp cơ thể ngăn ngừa nhiều loại bệnh, cải thiện sức khỏe. Cụ thể sữa đậu nành có những lợi ích sức khỏe như sau:
Bổ sung lượng protein
Sữa đậu nành là một nguồn protein tuyệt vời, vì nó là protein thực vật, dễ tiêu hóa, ít gây tăng cân hơn so với protein động vật. Thành phần dinh dưỡng của sữa đậu nành chứa tất cả axit amin cần thiết để phát triển mô cơ và sửa chữa cơ bắp.
Giảm nguy cơ tim mạch
Sữa đậu nành rất giàu chất xơ, chất béo không no, là protein thực vật nên không chứa đường nhiều. Thực phẩm này rất tốt với người bị tiểu đường, huyết áp, tim mạch vì giúp giảm mức đường huyết, mức cholesterol xấu.
Sữa đậu nành có tác dụng ngăn ngừa bệnh tim mạch hiệu quả
>> Xem thêm:
- Suy giáp do thiếu hay thừa iot? Vai trò của I-ốt với bệnh tuyến giáp
- Suy giáp - hiểu đúng bệnh & chữa đúng cách
Giảm nguy cơ mắc ung thư
Sữa đậu nành có chứa nhiều hợp chất tuyệt vời trong thành phần dinh dưỡng, có tác dụng chống oxy hóa, kháng viêm hiệu quả. Do đó thực phẩm này hạn chế, ngăn ngừa hiệu quả các bệnh ung thư như: ung thư vú, ung thư tuyến tiền liệt và ung thư đại trực tràng,... nếu sử dụng đúng cách, phù hợp, thường xuyên.
Quản lý cân nặng, hỗ trợ giảm cân
Sữa đậu nành giàu protein và chất xơ, giúp cơ thể nạp năng lượng nhanh no nhưng không ảnh hưởng đến đường huyết, chứa nhiều calo. Do đó thực phẩm giúp bạn kiểm soát cân nặng, giảm cân, giảm nguy cơ béo phì hiệu quả.
Tăng cường sức khỏe xương khớp
Sữa đậu nành rất giàu canxi và mangan, hai hoạt chất vô cùng tốt với sức khỏe xương. Ăn sữa đậu nành đều đặn mỗi ngày giúp bạn khỏe mạnh, ngăn ngừa loãng xương, giúp xương chắc khỏe, deo hai hơn.
Sữa đậu nành rất tốt với sức khỏe xương khớp
Bệnh cường tuyến giáp có được uống sữa đậu nành?
Bệnh cường giáp là tình trạng tuyến giáp bị rối loạn dẫn đến hoạt động quá mức làm cho hormone tuyến giáp sản sinh vào máu tăng. Điều này gây ra những rối loạn trong cơ thể. Người bệnh cường giáp vẫn CÓ thể uống được sữa đậu nành, tuy nhiên cần hạn chế và chú ý liều lượng sử dụng chứ không cần kiêng hoàn toàn. Bạn có thể ăn ít với 1 lượng quy định, ăn cách ngày trong tuần và tham khảo tư vấn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng để có thông tin chính xác nhất.
Các dấu hiệu để phân biệt người bị bệnh cường giáp với người bình thường
Đậu nành từ lâu được xem là một thực phẩm tốt cho sức khỏe. Vậy thành phần của đậu nành có tác động đến bệnh cường giáp không?
- Giảm sản xuất hormone tuyến giáp: Đậu nành tác động đến sự xâm nhập của i-ốt vào tuyến giáp, gây ức chế sản xuất hormone tuyến giáp, làm giảm lượng hormone tuyến giáp đang tăng cao của người bệnh cường giáp.
- Ức chế và làm giảm nồng độ hormone tuyến giáp: Theo nghiên cứu của trường Đại học Trung tâm Y tế Maryland, đậu nành có chứa chất isoflavone và genistein, làm giảm nồng độ và khả năng tổng hợp hormone tuyến giáp. Thậm chí, hai chất này còn có tác dụng trong việc ức chế chức năng tuyến giáp hơn thuốc cường giáp. Sterol trong đậu nành với nồng độ vừa phải có thể giúp giảm bớt tình trạng cường giáp.
Chính vì vậy, người bệnh cường giáp vẫn có thể uống được sữa đậu nành. Tuy nhiên, chỉ nên dùng 1 lượng nhỏ, nếu dùng nhiều sẽ gây tác dụng ngược. Làm gia tăng nồng độ sterol tác động đến tuyến giáp dẫn đến tăng kích thước tuyến giáp.
Bên cạnh đó, người bị cường giáp thường dễ bị giảm cân. Sử dụng sữa đậu nành sẽ cung cấp protein cần thiết cho cơ thể giúp duy trì cân nặng hợp lý. Tuy nhiên, người bệnh cần có sự tư vấn của bác sĩ để có thể dùng với liều lượng phù hợp.
Như vậy, người cường tuyến giáp có thể uống được sữa đậu nành nhưng với mầm đầu nành thì sao? Tìm hiểu trong bài viết: Bị tuyến giáp có uống được mầm đậu nành không?
Sữa đậu nành có nhiều protein giúp người bệnh cường giáp có thể duy trì cân nặng hợp lý
Một số lưu ý khi uống sữa đậu nành cho người bệnh cường giáp
Cường tuyến giáp có được uống sữa đậu nành nhưng để sử dụng sữa đậu nành đúng cách và an toàn nhất, người bệnh cường giáp cần lưu ý:
- Chỉ sử dụng đậu nành và isoflavon dưới 30 mg/ngày: Bởi vì nếu sử dụng quá 30 mg/ngày, đậu nành và isoflavon có thể gây ra tác dụng ngược lại
- Một số tác dụng phụ của đậu nành: Dù không ảnh hưởng nhiều đến người bệnh cường tuyến giáp, sữa đậu nành cũng có thể gây ra một số hiện tượng dị ứng như chảy nước mũi, phù thanh quản, nổi mụn, sưng nề, da ban đỏ, ngứa, đau bụng, tiêu chảy, tim đập nhanh, hạ huyết áp theo cơn…
- Nên uống sữa đậu nành trong sau khi uống thuốc tuyến giáp 3 – 4 giờ: Bởi nếu uống ngay, các chất có trong sữa đậu nành có thể tác động và làm giảm tác động của thuốc.
Người bệnh cường giáp chỉ nên uống sữa đậu nành dưới 30 mg/ngày và sau khi uống thuốc tuyến giáp 3 – 4 giờ
>> Xem thêm:
Các loại thực phẩm khác tốt cho người bệnh cường giáp
Ngoài sữa đậu nành, người bị cường giáp có thể cân nhắc sử dụng một số loại thực phẩm sau:
- Hoa quả cung cấp oxy hoá: Dâu tây, mâm xôi, việt quất, kiwi, trái cây họ cam quýt, cà chua… Chất oxy hóa có trong các loại hoa quả này có tác dụng cân bằng hormone tuyến giáp và tăng cường hệ miễn dịch của cơ thể nên rất tốt cho người bị cường giáp.
- Thực phẩm giàu vitamin D và Omega 3: Quả óc chó, cá hồi, dầu hạt lanh, dầu oliu, nấm… Vitamin D trong những thực phẩm này có tác dụng hỗ trợ hấp thu canxi và ngăn ngừa tình trạng loãng xương. Còn Omega 3 bổ sung axit béo, làm dịu tuyến giáp và tăng cường sức khỏe cho người bị cường giáp.
- Thực phẩm giàu kẽm: Hạt óc chó, hạt lanh, hạt bí ngô, hạnh nhân… Những người bệnh cường giáp thường bị thiếu kẽm. Các thực phẩm này sẽ giúp bù đắp lượng kẽm còn thiếu, hỗ trợ phân chia tế bào, sự tăng trưởng và hấp thụ carbohydrate.
- Các loại rau họ cải: Bắp cải, bông cải xanh, bông cải trắng… Các loại rau này có chứa goitrogen giúp giảm lượng hormone tuyến giáp tiết ra trong cơ thể.
- Sữa và chế phẩm từ sữa: Sữa tươi, sữa chua, phô mai… Người bệnh cường giáp thường bị rối loạn chuyển hóa canxi trong máu. Để khắc phục tình trạng này, cơ thể sẽ tự động lấy canxi trong xương và gây ra tình trạng loãng xương. Vì thế, người bệnh cường giáp cần sử dụng sữa và chế phẩm từ sữa để bổ sung lượng canxi thiếu hụt.
Bên cạnh đó, người bệnh cường giáp cần bổ sung sản phẩm chuyên biệt như sữa Leanpro Thyro LID để cung cấp đủ dinh dưỡng đặc biệt trong chế độ ăn kiêng của người bệnh.
Leanpro Thyro LID loại bỏ tới 88% hàm lượng i-ốt, hạn chế lượng i-ốt nạp vào cơ thể. Đồng thời, sữa còn giúp bổ sung đầy đủ vi chất dinh dưỡng khác cho chế độ ăn kiêng mà không sợ bị thiếu dinh dưỡng. XEM NGAY
Trong một ly sữa pha chuẩn có chứa 179,2 kcal năng lượng; 7,4 g protein, 12 mcg i-ốt. Vì thế, Lean Pro Thyro LID có thể cung cấp đầy đủ năng lượng & hàm lượng canxi cần thiết cho người bị cường giáp và đáp ứng chế độ ăn kiêng i-ốt theo khuyến nghị của Hiệp hội tuyến giáp Hoa Kỳ. Ngoài ra, với chiết xuất đạm từ hạnh nhân và yếu mạch cùng 23 vitamin và khoáng chất, sữa có thể giúp tăng cường sức khỏe, bù đắp dinh dưỡng cho người bệnh.
Như vậy, nếu hỏi người bệnh cường tuyến giáp có được uống sữa đậu nành không thì câu trả lời là có. Tuy nhiên, người bệnh chỉ nên uống dưới 30 mg/ngày. Bên cạnh sữa đậu nành, người bệnh có thể dùng sản phẩm sữa chuyên biệt, dành riêng cho đối tượng bị cường giáp là Leanpro Thyro LID.
Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho người bệnh tuyến giáp, vui lòng liên hệ Hotline: 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc mua hàng trực tiếp gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.