Ung thư thực tràng kiêng ăn gì? Chế độ ăn hợp lý dành cho người bệnh ung thư trực tràng
Do là một căn bệnh liên quan đến đường tiêu hóa, vấn đề về ung thư trực tràng đặt ra câu hỏi về chế độ ăn uống và điều kiêng kỵ quan trọng trong quá trình điều trị. Để giúp độc giả giải đáp thắc mắc và thu thập thêm kinh nghiệm về chăm sóc người bệnh, bài viết này sẽ cung cấp thông tin về ung thư thực tràng kiêng ăn gì, nguyên tắc ăn uống, cách lựa chọn thực phẩm phù hợp và những thứ cần tránh cho bệnh nhân ung thư trực tràng ra sao. Cùng Nutricare Pharma theo dõi nhé!
>> Dinh dưỡng cho người ung thư
Ung thư trực tràng kiêng ăn gì?
Khi mắc phải ung thư thực tràng, chế độ ăn uống đóng vai trò quan trọng trong quá trình điều trị và phục hồi sức khỏe. Tuy nhiên, việc lựa chọn thực phẩm và chế độ ăn uống đúng cách có thể gây ra nhiều thắc mắc và khó khăn. Vậy ung thư trực tràng kiêng ăn gì? Chúng tôi sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết.
Ung thư trực tràng kiêng ăn gì? Đồ ăn quá nhiều dầu mỡ
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ thường gặp khó khăn trong quá trình tiêu hóa, điều này không có lợi cho bệnh nhân ung thư trực tràng. Việc tiêu thụ lượng lớn chất béo cũng đồng nghĩa với việc cơ thể tiếp nhận một lượng lớn chất gây ung thư.
Vì vậy, trong chế độ ăn uống của bệnh nhân ung thư trực tràng, hạn chế việc sử dụng dầu mỡ là quan trọng. Nếu có, chỉ nên bổ sung một lượng rất nhỏ để cơ thể có thể tiêu thụ. Ưu tiên sử dụng chất béo từ nguồn thực vật thay vì từ nguồn động vật.
Ung thư trực tràng kiêng ăn gì? Ung thư trực tràng kiêng ăn đồ nhiều dầu mỡ
>> Bệnh nhân ung thư có nên uống sữa không?
Đồ ăn khô, cứng, nướng
Những thực phẩm được nướng, chiên, cũng như các loại đồ ăn khô và cứng là đáp án cho thắc mắc ung thư trực tràng kiêng ăn gì. Những thực phẩm này khó tiêu hóa và mất thời gian lâu hơn.
Đồ ăn khô, cứng, nướng dẫn đến việc cơ thể phải làm việc mệt mỏi hơn trong quá trình tiêu hóa, ảnh hưởng đến hoạt động của dạ dày, đại tràng, và trực tràng. Khi những loại thực phẩm này đến trực tràng, chúng tác động trực tiếp lên niêm mạc trực tràng đã bị tổn thương, tăng nguy cơ nhiễm khuẩn và làm nặng thêm tình trạng bệnh.
Những món ăn cay, nóng
Bệnh nhân ung thư trực tràng kiêng ăn gì? Câu trả lời tiếp theo là những thực phẩm cay, nồng, chứa nhiều ớt, hạt tiêu, gừng, và các loại gia vị nóng. Việc tiêu thụ những thực phẩm này có thể tạo ra kích thích đối với hệ tiêu hóa, khiến bệnh nhân có cảm giác không thoải mái. Việc này không chỉ làm tăng nguy cơ viêm, loét dạ dày, đại tràng, trực tràng, mà còn làm trạng thái sức khỏe của bệnh nhân trở nên trầm trọng hơn.
Thực phẩm cay làm trạng thái sức khỏe của bệnh nhân trở nên trầm trọng hơn
Rau củ lên men, nhiều muối
Những món ăn lên men, như dưa muối, cà muối, kim chi, chứa nhiều muối, mặc dù là những món quen thuộc trong bữa ăn của người Việt, nhưng đối với bệnh nhân ung thư đại tràng, thì tuyệt đối nên tránh. Điều này bởi vì chúng không mang lại lợi ích cho hệ tiêu hóa.
Thực phẩm nhiều đường
Chế độ ăn của bệnh nhân ung thư trực tràng kiêng ăn gì? Bệnh nhân ưng thư trực tràng cần tránh những thực phẩm giàu đường, giống như người mắc bệnh tiểu đường. Hãy giữ lượng đường tiêu thụ mỗi ngày ở mức thấp và tránh các thức uống đóng chai có hàm lượng đường cao, cũng như đồ uống có gas. Đồng thời, hạn chế sử dụng các món bánh ngọt tráng miệng, kẹo để duy trì một chế độ dinh dưỡng phù hợp.
Bệnh nhân ưng thư trực tràng cần tránh những thực phẩm giàu đường
Không nên tiêu thụ thực phẩm đóng gói và hạn chế các chất kích thích
Các chất bảo quản và thực phẩm lên men thường chứa một lượng nitrosamine đáng kể, đây là chất có khả năng gây ung thư trong hệ tiêu hóa tổng quát và đặc biệt là ung thư trực tràng. Rượu bia, thuốc lá và thực phẩm cay nồng có thể gây tổn thương cho các tế bào trong đường tiêu hóa, và do đó, nên hạn chế sử dụng chúng.
Ung thư thực tràng nên ăn gì?
Bên cạnh thắc mắc ung thư trực tràng kiêng ăn gì, những loại thực phầm mà người bị bệnh này nên ăn cũng là mối quan tâm lớn. Danh sách thực phẩm mà người bị ung thư trực tràng nên ăn sẽ giúp họ có được những kiến thức và gợi ý hữu ích trong việc lựa chọn thực phẩm và xây dựng một chế độ ăn uống tối ưu để hỗ trợ quá trình điều trị và tăng cường sức khỏe của mình.
Bữa ăn đầy màu sắc từ rau củ quả
Dựa vào nghiên cứu của Viện Ung thư Dana-Farber tại Boston, Mỹ, bệnh nhân ung thư trực tràng nên thiết lập một bữa ăn đa dạng với nhiều màu sắc từ đủ loại trái cây và rau củ, nhằm hỗ trợ việc tăng cường hệ miễn dịch. Các thực phẩm được ưu tiên bổ sung cho người mắc ung thư trực tràng bao gồm:
Loại hoa quả có màu đỏ và vàng như cà rốt, cà chua, dưa hấu, đu đủ, chuối, ...
Thực phẩm giàu axit folic và vitamin B như rau cải xoăn, rau bó xôi, rau xà lách, nhằm cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết để duy trì sức khỏe của đại tràng.
Bệnh nhân ung thư trực tràng nên thiết lập bữa ăn đa dạng với nhiều màu sắc
Bổ sung chất xơ bằng các loại hạt, ngũ cốc
Theo nhiều nghiên cứu, việc tăng cường ăn chất xơ có khả năng cải thiện tỷ lệ sống sót của bệnh nhân ung thư đại trực tràng ở giai đoạn 1. Đặc biệt, những người bệnh thường xuyên tiêu thụ hạt ngũ cốc giàu chất xơ thường đạt được kết quả điều trị tích cực hơn.
Các loại hạt như hạt óc chó, hạt điều, hạt lạc đà, và quả hồ trăn có khả năng giảm một nửa nguy cơ tái phát ung thư ruột cho những người đang trải qua điều trị ung thư giai đoạn 3. Do đó, nếu bạn đang quan tâm đến việc ăn gì khi mắc bệnh ung thư trực tràng, hãy bổ sung ngay những loại hạt có lợi này.
Các loại thực phẩm từ sữa
Các thực phẩm từ sữa, giàu Canxi và vitamin D, có khả năng hỗ trợ bệnh nhân chống lại tế bào ung thư trực tràng. Người mắc bệnh ung thư trực tràng nên ăn gì? Họ nên cố gắng tiêu thụ ít nhất 1200 đến 1500 mg canxi mỗi ngày (tương đương với 3-4 phần sữa bò), hoặc có thể thêm vào chế độ dinh dưỡng các loại sữa ít béo, phô mai, váng sữa, sữa chua…
Thực phẩm từ sữa có thể hỗ trợ bệnh nhân chống lại tế bào ung thư trực tràng
Ăn đồ mềm, lỏng và dễ tiêu, chia nhỏ bữa ăn
Trong trường hợp mắc ung thư trực tràng, tế bào trực tràng thường bị tổn thương. Việc ăn các thức ăn cứng, rắn khó tiêu không chỉ làm tổn thương thêm các tế bào trực tràng mà còn làm cho cơ thể khó hấp thụ những chất này. Hơn nữa, do bệnh nhân ung thư trực tràng thường có sự suy giảm chức năng tiêu hóa, việc chia nhỏ bữa ăn sẽ có lợi cho hệ tiêu hoá.
Bổ sung vitamin
Việc bổ sung đầy đủ vitamin C, vitamin D, vitamin A không chỉ giúp tăng cường sức đề kháng của hệ tiêu hoá mà còn nâng cao thể trạng tổng thể của cơ thể. Ngoài ra, việc bổ sung canxi và kẽm cũng hỗ trợ hệ tiêu hóa trong việc chống lại các tác nhân gây bệnh.
Bổ sung canxi hỗ trợ hệ tiêu hóa trong việc chống lại tác nhân gây bệnh ung thư
>> Tế bào ung thư sợ gì nhất? Thực hiện ngay để phòng bệnh hiệu quả
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý cho bện nhân ung thư với sản phẩm sữa Leanmax Hope
Theo các chuyên gia, dinh dưỡng đặc biệt có vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ điều trị ung thư. Sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt cho người ung thư - Leanmax Hope đã được thử nghiệm lâm sàng giúp người bệnh tăng cân, khối cơ sau 8 tuần sử dụng. Sản phẩm Leanmax Hope đạt hiệu quả tốt như vậy nhờ vào năng lượng cao (474 kcal/100g bột) và các thành phần dinh dưỡng cụ thể sau:
Năng lượng cao, BCAA, đạm whey, chất béo MCT dễ hấp thu: Hỗ trợ phục hồi cân nặng và xây dựng cơ bắp.
Chất xơ hòa tan FOS/Inulin, Vitamin nhóm B và không chứa đường Lactose: Giúp cải thiện khẩu vị và tiêu hóa.
Omega 3,6 cùng chất chống oxy hóa (vitamin A, C, E và Selen): Tăng cường hệ miễn dịch và giảm mệt mỏi.
Nano Curcumin, Arginine, Vitamin C: Hỗ trợ giảm viêm và làm lành vết mổ.
Xây dựng chế độ dinh dưỡng hợp lý với sản phẩm sữa Leanmax Hope. XEM THÊM
Thắc mắc về ung thư trực tràng kiêng ăn gì đã được giải đáp chi tiết qua bài viết. Người nhà và gia đình cần đảm bảo sức khỏe và cung cấp dinh dưỡng đầy đủ, từ đó hỗ trợ tăng cường thể trạng cho bệnh nhân ung thư trực tràng.
Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh ung thư vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki, TikTok Shop.
*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.