Bệnh nhân ung thư có nên uống sữa không?

Sữa là nguồn thực phẩm chứa hàm lượng dinh dưỡng cao và phổ biến. Nhưng có một số người quan ngại rằng bệnh nhân ung thư nên hạn chế dung nạp nguồn đạm từ động vật? Sự thật nào trả lời cho câu hỏi bệnh nhân ung thư có nên uống sữa không? Hãy cùng Nutricare Pharma tìm hiểu để có thể tự tin thiết lập khẩu phần ăn dành cho bệnh nhân ung thư.

>> Dinh dưỡng cho người ung thư

Sữa - nguồn thực phẩm phổ biến dễ tìm thấy nhất hiện nay

Sữa có thể đến từ hai nguồn là động vật và thực vật. Với động vật, đây là nguồn dinh dưỡng động vật có vú giống cái cung cấp dinh dưỡng cho con non những ngày còn nhỏ chưa thể ăn, nên sữa của loài nào thì phù hợp và tốt nhất cho loài đó. Nhưng với nhu cầu hiện nay, con người đã đầu tư vào những sản phẩm từ sữa vì đây là nguồn dinh dưỡng bổ sung dễ sử dụng và có là thành phần phổ biến tạo nên nhiều loại thực phẩm khác. 

Với sữa từ thực vật, hầu hết sữa được chế biến từ các loại đậu, hạt, ngũ cốc. Hàm lượng đạm và các dưỡng chất khác trong sữa hạt thường sẽ không cao bằng sữa động vật nhưng lại có ưu điểm không chứa lacto và chất béo. Vì vậy mà sữa hạt dễ tiêu hóa hơn, đối tượng có thể sử dụng cũng sẽ lớn hơn, nhất là đối tượng bị dị ứng với sữa động vật.

bệnh nhân ung thư có nên uống sữa không

Sữa là nguồn thực phẩm phổ biến dễ tìm thấy nhất hiện nay

Hiện nay, có rất nhiều loại sản phẩm mang nhãn mác là sữa nhưng thực tế, để gọi là sữa thì hàm lượng đạm trong sản phẩm dạng lỏng phải đạt từ 2.7g trở lên trong 100g trọng lượng thì mới được gọi là sữa. Vậy với dung tích thông thường trong sản phẩm là 180ml thì cần phải có từ 5g - 6g đạm. Quy chuẩn kỹ thuật này được Bộ Y tế ban hành về sản phẩm sữa dạng lỏng. Đây cũng là thông tin cần được nắm rõ trước khi giải đáp bệnh nhân ung thư có nên uống sữa không.

>> Bệnh ung thư kiêng loại hoa quả gì để an toàn cho sức khỏe?

Phân loại sữa

Khi thắc mắc bệnh nhân ung thư có nên uống sữa không thì ta cần biết trên thị trường hiện nay có rất nhiều sản phẩm sữa. Do đó chúng cần được phân loại để người mua có thể dễ dàng hơn trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp theo nhu cầu của mình.

Sữa bò

Sữa bò có thể được phân loại dựa trên quá trình chế biến, hàm lượng chất béo và phương pháp bảo quản. Dưới đây là một số phân loại phổ biến của sữa bò:

  • Sữa tươi: Đây là loại sữa bò tươi nguyên chất, chưa qua bất kỳ quá trình chế biến nào. Sữa tươi thường có thời hạn sử dụng ngắn và cần được bảo quản trong tủ lạnh để tránh vi khuẩn và hỏng.

  • Sữa tách kem: Sữa tách kem là sữa bò đã thông qua quá trình tách lớp kem ra khỏi phần nước. Kết quả là sữa có hàm lượng chất béo thấp hơn so với sữa tươi.

  • Sữa bột: Sữa bột là sữa đã được làm khô thông qua quá trình chưng cất nước. Đây là dạng phổ biến của sữa bò dễ lưu trữ và sử dụng. Người dùng chỉ cần pha sữa bột với nước trước khi sử dụng.

  • Sữa không đường: Đây là loại sữa bò đã được tách đường ra khỏi sữa hoặc không chứa đường từ đầu. Sữa không đường thích hợp cho những người muốn giảm lượng đường tiêu thụ.

  • Sữa chua: Sữa chua là loại sữa bò đã được lên men bởi vi khuẩn lactic acid. Quá trình lên men tạo ra một chất sữa có cấu trúc sệt, thường có vị chua.

  • Sữa có chất béo thấp: Đây là loại sữa bò có hàm lượng chất béo thấp hơn so với sữa bình thường. Sữa có chất béo thấp thường được khuyến nghị cho những người có nhu cầu giảm cân hoặc hạn chế chất béo.

bệnh nhân ung thư có nên uống sữa không

Sữa bò được phân loại dựa trên quá trình chế biến và hàm lượng chất béo

Các chế phẩm khác từ sữa

Ngoài sữa bò, có nhiều chế phẩm khác được sản xuất từ sữa bò thông qua quá trình chế biến và xử lý. Dưới đây là một số chế phẩm phổ biến được làm từ sữa bò:

  • Phô mai

  • Sữa chua

  • Kem

  • Sữa đặc

Ngoài ra, sữa bò cũng có thể được sử dụng làm thành phần trong nhiều món ăn và đồ uống khác như nước sữa, cà phê sữa, kem tươi và các loại thực phẩm chức năng khác.

bệnh nhân ung thư có nên uống sữa không

Nhiều chế phẩm được sản xuất từ sữa bò thông qua quá trình chế biến và xử lý

Sữa hạt

Các sản phẩm sữa hạt là những sản phẩm được làm từ các loại hạt và thường không chứa sữa bò. Đây là các lựa chọn thay thế sữa bò phổ biến cho những người ăn chay, cả người ăn mặn cũng có thể dùng, người không dung nạp lactose hoặc người muốn tránh sữa động vật. Dưới đây là một số hạt làm sữa phổ biến:

  • Đậu nành

  • Gạo

  • Hạnh nhân

  • Yến mạch

  • Mè đen

  • Ngũ cốc

bệnh nhân ung thư có nên uống sữa không

Sản phẩm sữa hạt là những sản phẩm được làm từ các loại hạt ngũ cốc

Giải đáp bệnh nhân ung thư có nên uống sữa không?

Bệnh nhân ung thư có nên uống sữa không? Có thể nói, các sản phẩm từ sữa là nguồn dinh dưỡng có thể bổ sung vào thực đơn của người bệnh ung thư. Ngược lại với quan niệm phổ biến, không có bằng chứng cho rằng việc hạn chế chất đạm từ nguồn động vật sẽ ngăn chặn sự phát triển của tế bào ung thư. Thực tế là protein là một chất cơ bản giúp làm lành vết thương và hỗ trợ quá trình phục hồi sau phẫu thuật, điều trị hóa trị và xạ trị.

Sữa là một nguồn dinh dưỡng tốt dành cho người mắc bệnh ung thư vì cung cấp hàm lượng dinh dưỡng cao và dễ hấp thu. Việc uống sữa có thể giúp nâng cao sức đề kháng và thể trạng của bệnh nhân, cũng như phòng chống suy dinh dưỡng. Các chuyên gia khuyến nghị rằng người mắc bệnh ung thư có thể tiếp tục uống sữa và sử dụng các sản phẩm từ sữa trong chế độ ăn uống của họ.

bệnh nhân ung thư có nên uống sữa không

Bệnh nhân ung thư có nên uống sữa không? Câu trả lời là hoàn toàn có thể

Để chắc chắn hơn, bạn cũng có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng vì một số loại ung thư như ung thư vú, ung thư tuyến giáp cũng nên tránh thực phẩm sữa hạt chứa đậu nành. Mỗi cá nhân có mỗi thể trạng khác nhau, vì vậy tham khảo ý kiến chuyên gia là giải pháp tốt nhất để bạn có thể tự tin giải đáp bệnh nhân ung thư có nên uống sữa không.

>> Thực đơn cho người ung thư giai đoạn cuối cần lưu ý tránh loại thực phẩm nào?

Dinh dưỡng Leanmax Hope - Nguồn dinh dưỡng bổ sung cần thiết cho bệnh nhân ung thư

Khi tìm hiểu bệnh nhân ung thư có nên uống sữa không, chắc hẵng bạn cũng đang tìm kiếm một nguồn dinh dưỡng an toàn và phù hợp cho bệnh nhân ung thư. Vậy có loại sản phẩm nào đáp ứng được nhu cầu này không?

Sản phẩm Leanmax Hope là một loại sản phẩm dinh dưỡng chuyên biệt được nghiên cứu và sản xuất để hỗ trợ quá trình điều trị ung thư và hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng suy mòn. Dưới đây là một số thông tin về sản phẩm và lợi ích:

  • Sản phẩm chứa năng lượng cao, BCAA (amino acid phân cực), đạm whey và chất béo MCT dễ hấp thu. Những thành phần này cung cấp năng lượng cao và các loại protein như amino acid BCAA và đạm whey để giúp tăng cân và tăng khối cơ. Nguồn năng lượng từ chất béo MCT có thể được cung cấp nhanh chóng cho cơ thể.

  • Sản phẩm cũng chứa chất xơ hòa tan FOS/Inulin, giúp cải thiện quá trình tiêu hóa và tăng cường sự hấp thụ dưỡng chất. Vitamin nhóm B có trong sản phẩm cũng hỗ trợ quá trình tiêu hóa và giúp cải thiện khẩu vị.

  • Sản phẩm cung cấp omega 3 và 6, cùng với các chất chống oxy hóa như vitamin A, C, E và Selen, giúp tăng cường hệ miễn dịch và giảm mệt mỏi.

  • Ngoài ra, sản phẩm còn chứa nano curcumin, arginine và vitamin C để hỗ trợ giảm viêm và tăng tốc quá trình lành vết mổ.

Bệnh nhân ung thư có nên uống sữa không?

Leanmax Hope - Nguồn dinh dưỡng bổ sung cần thiết cho bệnh nhân ung thư. XEM THÊM

Thắc mắc bệnh nhân ung thư có nên uống sữa không đã được giải đáp cho bạn qua bài viết. Để hiệu quả điều trị ung thư theo phát đồ điều trị của bác sĩ đạt kết quả tốt nhất còn cần kết hợp với dinh dưỡng đầy đủ cũng như có vận động hợp lý và lối sinh hoạt khoa học. Trong đó, dinh dưỡng là yếu tố dễ quyết định nhất. Khi tham khảo bài viết này, hi vọng bạn đã thu thập thêm một nguồn kiến thức quý giá cho mình. Đừng quên theo dõi để xem những bài viết bổ ích khác!

Mọi thắc mắc về dinh dưỡng cho bệnh ung thư vui lòng liên hệ hotline 1800 6742, fanpage: Nutricare Pharma để được tư vấn cụ thể. Hoặc đặt mua sản phẩm trực tiếp tại gian hàng chính hãng của Nutricare Pharma trên Shopee, Lazada, Tiki, TikTok Shop.

*Bài viết chỉ mang tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán và điều trị y khoa.